Phấn đấu đưa Quảng Trị trở thành tỉnh đạt trình độ phát triển trung bình cao của cả nước
Ngày 3/10, tại thành phố Đông Hà, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Quảng Trị lần thứ V, giai đoạn 2020-2025.
Trao Huân chương độc lập hạng Nhất của Chủ tịch nước cho Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Trị.
Trong 5 năm qua, cùng với việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, tỉnh Quảng Trị đã phát hiện, nhân rộng nhiều điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế- xã hội. Toàn tỉnh hiện có hàng ngàn mô hình điển hình kinh tế tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh gắn với xây dựng nông thôn mới; nhiều điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và hàng ngàn gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) trong tỉnh bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt 7,2%, tăng 1,2% so với nhiệm kỳ trước và cao hơn bình quân chung của cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt 53 triệu đồng/người/năm, gấp 1,55 lần năm 2015. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh từ 2016-2020 đạt 13.434 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp từ 76% năm 2015 lên 80% năm 2020; giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm và thủy sản từ 23% năm 2015 xuống 19% năm 2020.
Trao Huận chương lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước cho 3 tập thể xuất sắc.
Trong 5 năm, UBND tỉnh Quảng Trị đã tặng thưởng Cờ thi đua cho 344 tập thể; Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho trên 6.800 tập thể, cá nhân và tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng cho gần 1.260 tập thể; tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh cho trên 800 cá nhân; thẩm định trình khen thưởng 464 Huân chương các loại; 87 Cờ thi đua của Chính phủ; 11 cá nhân đề nghị phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc; 234 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ…
Video đang HOT
Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Quảng Trị lần thứ V đề ra mục tiêu, nhiệm vụ chính trong giai đoạn 2020-2025. Đó là đẩy mạnh các phong trào thi đua và làm tốt công tác khen thưởng nhằm phát huy ý chí, khát vọng vươn lên và sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ để phát triển nhanh và bền vững.
Tỉnh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh; tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế; tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả 3 khâu đột phá chiến lược. Đặc biệt là biến những bất lợi, khó khăn thành tiềm năng, lợi thế nhằm đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng và phát triển mạnh các mô hình kinh tế có hiệu quả cao, các sản phẩm mang thương hiệu đặc sắc… phấn đấu đưa Quảng Trị trở thành tỉnh có trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình cao của cả nước vào năm 2025 và nằm trong nhóm 30 tỉnh thuộc tốp đầu của cả nước vào năm 2030.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng phát biểu tại Đại hội.
Phát biểu tại Đại hội, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị Lê Quang Tùng nhấn mạnh: Trong giai đoạn mới, tỉnh Quảng Trị tiếp tục đẩy mạnh quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng; tích cực đổi mới nội dung và phương thức tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, đưa công tác thi đua gắn với công việc thường xuyên, hàng ngày của mỗi người. Mỗi cán bộ, Đảng viên phải phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu, thực sự là hạt nhân, ngọn cờ dẫn dắt trong các phong trào ghi đua; các phong trào thi đua cần chú trọng bám sát nhiệm vụ chính trị chủ yếu các khâu đột phá, giải quyết những nhiệm vụ khó, vấn đề nổi cộm, bức xúc của tỉnh hiện nay.
Trong đó, trọng tâm là phát triển kinh tế nhanh, bền vững, cải cách hành chính cũng như tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; chú trọng xây dựng, phát hiện nhân tố điển hình, tập trung bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực; tăng cường chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực thực tiễn, nghiệp vụ, khả năng vận động quần chúng và tổ chức phong trào thi đua hiệu quả…
Tại Đại hội cũng đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như: Lễ báo công tại Tượng đài cố Tổng Bí thư Lê Duẩn; biểu dương 30 tập thể và 270 cá nhân điển hình tiên tiến. Đại hội cũng đã thông qua danh sách đoàn đại biểu đi dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
Nhiều sáng kiến làm lợi hàng nghìn tỷ đồng
Hàng ngàn sáng chế, sáng kiến, các giải pháp kỹ thuật làm lợi hàng chục nghìn tỷ đồng là điểm nhấn rất đáng chú ý trong phong trào thi đua yêu nước 5 năm qua (giai đoạn 2016- 2020), được tổng kết tại Đại hội thi đua yêu nước công nhân, viên chức, người lao động toàn quốc lần thứ X được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức sáng 28/9.
Đến dự đại hội có: Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Phạm Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Dự đại hội còn có đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành cùng 464 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho hàng triệu công nhân, viên chức, người lao động hăng say tham gia phong trào thi đua yêu nước toàn quốc.
Các cá nhân tiêu biểu được tôn vinh tại Đại hội Thi đua yêu nước công nhân, viên chức, người lao động toàn quốc lần thứ X.
Hơn chục năm làm việc tại Phân xưởng Khai thác 11 Công ty Than Thống nhất (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam), anh Lê Văn Biên luôn là một trong những người thợ mỏ xuất sắc của đơn vị.
Với kiến thức được trang bị và bằng kinh nghiệm thực tế sản xuất của bản thân, trong 5 năm qua, anh Biên đã tham mưu, đề xuất với phân xưởng, công ty 5 sáng kiến, sáng tạo, hợp lý hóa sản xuất được áp dụng vào thực tế đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, được hội đồng sáng kiến các cấp công nhận.
Tiêu biểu trong đó là sáng kiến Đề xuất khấu tiếp diện lò chợ (-35 8) PV5C cánh Tây - Lộ Trí. "Đề xuất tôi đưa ra là chuyển hướng khấu lò chợ tại thượng khai thác (-28 18) PV5C đã có sẵn. Như vậy, không phải đào 65m lò tiết diện 8,3m2 và tận thu tối đa phần tài nguyên khai thác thêm là 7.960 tấn than. Giá trị làm lợi đạt 9,1 tỷ đồng", anh Biên cho biết.
Người thợ lò Lê Văn Biên, là một đại diện cho rất nhiều những tấm gương tiêu biểu của phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức và người lao động 5 năm qua. Có rất nhiều điển hình như: Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương trong 5 năm qua có 3.650 công trình, sáng kiến, cải tiến, giải pháp hữu ích được công nhân, viên chức, lao động nghiên cứu và đưa vào ứng dụng đạt kết quả tốt, làm lợi cho doanh nghiệp trên 1.485 tỷ đồng; cá nhân tiêu biểu như anh Nguyễn Viết Nam, kỹ sư hiệu chuẩn Công ty TNHH Fujikura Fiber Optics Việt Nam có 3 sáng kiến với tổng giá trị làm lợi gần 12,4 tỷ đồng; ông Nguyễn Xuân Quang, Xí nghiệp Địa vật lý Giếng khoan, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro với 2 Bằng Sáng chế độc quyền của Cục Sở hữu trí tuệ với giá trị làm lợi trên 36 tỷ đồng...
Thông tin từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, kết quả từ các phong trào thi đua còn thể hện rõ qua các con số như: Tổng số sáng kiến, giải pháp kỹ thuật là 1.044.973 sáng kiến làm lợi: 198.690 tỷ đồng; Tổng số đề tài nghiên cứu khoa học là 74.959 đề tài làm lợi hoặc ứng dụng mang lại lợi ích kinh tế là 331.299 tỷ đồng; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trao tặng 4.462 Bằng Lao động sáng tạo với tổng giá trị làm lợi 48.691 tỷ đồng.
Tại đại hội, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, từ những phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, được ghi nhận và trao tặng các danh hiệu, hình thức khen thưởng cao quý. Đã có hàng vạn đề tài, sáng kiến, giải pháp hữu ích toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, làm lợi cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và xã hội; nhiều mô hình, giải pháp được nhân rộng, có sức lan toả trong cả nước.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá, các phong trào thi đua luôn được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, lao động cả nước hưởng ứng tích cực, có tính lan tỏa và đạt hiệu quả cao.
Đồng thời nhấn mạnh: "Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng còn những hạn chế trong phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động và công tác khen thưởng như: Nhiều nơi còn mang tính hình thức, chưa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị. Khen thưởng đối với người lao động trực tiếp sản xuất, công nhân lao động tuy đã được quan tâm nhưng còn ít. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến hiệu quả chưa cao...
Do đó, trong thời gian tới, Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, đưa công tác thi đua gắn với công việc hằng ngày của mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thái Nguyên Ngày 29-9, tại TP Thái Nguyên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ năm (2020-2025). Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân dự và phát biểu ý kiến. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao phần thưởng cho các cá nhân, đại diện...