Phấn đấu đưa Phong Thổ ra khỏi danh sách huyện nghèo vào năm 2025
Lễ kỷ niệm 20 năm chia tách và thành lập huyện Phong Thổ ( Lai Châu) đã diễn ra sáng 22/9.
Bí thư Huyện ủy Phong Thổ Sùng A Nủ đọc diễn văn kỷ niệm 20 năm chia tách và thành lập huyện.
Tại buổi lễ, Bí thư Huyện ủy Phong Thổ Sùng A Nủ nhấn mạnh, giai đoạn 2020 – 2025, huyện từng bước phát triển bền vững, phấn đấu đến năm 2025, đưa Phong Thổ ra khỏi huyện nghèo.
Để đạt mục tiêu trên, Bí thư Huyện ủy Phong Thổ cho biết, huyện xác định các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ nhằm phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có của huyện.
Mặt khác, huyện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tăng cường liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, phát huy lợi thế kinh tế cửa khẩu. Phong Thổ tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế như thủy điện, vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản…; phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa gắn với du lịch, thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Bí thư Huyện ủy Phong Thổ Sùng A Nủ mong muốn, toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong huyện phát huy truyền thống đoàn kết, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển. Đặc biệt, tranh thủ nguồn lực, chủ động khắc phục khó khăn, triển khai tốt các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2022 và những năm tiếp theo.
Video đang HOT
Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu Giàng Páo Mỷ phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu Giàng Páo Mỷ đề nghị, Phong Thổ tiếp tục xây dựng Đảng bộ, chính quyền huyện trong sạch, vững mạnh. Huyện bám sát quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh, của huyện để xác định nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, tránh tình trạng “bỏ quên”, phá vỡ quy hoạch. Trong đó, huyện cần ưu tiên phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung với những loại cây, con có giá trị kinh tế cao theo hướng gắn sản xuất với chế biến sản phẩm xuất khẩu.
Huyện tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế cơ sở; chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Phong Thổ cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung làm tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia; xây dựng khu vực phòng thủ huyện, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
Năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định chia tách huyện Phong Thổ để thành lập huyện Tam Đường. Đến nay, toàn huyện có trên 102.924 ha diện tích tự nhiên; có 17 xã, thị trấn (trong đó 12 xã biên giới) với 9 dân tộc cùng sinh sống.
Sau khi chia tách, Phong Thổ gặp không ít khó khăn, thách thức. Huyện có điểm xuất phát thấp về kinh tế. Sản xuất nông nghiệp manh mún, phân tán; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, giá trị thấp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn thấp với số hộ nghèo, hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ cao…
Chặng đường 20 năm phát triển, huyện Phong Thổ đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, giành được nhiều kết quả trên các lĩnh vực. Kinh tế phát triển ổn định và tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất năm 2022 ước đạt 6.000 tỷ đồng (tăng 136 lần so với năm 2002); thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/người/năm (tăng 35 lần với năm 2002). Toàn huyện có 4 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, bình quân toàn huyện đạt 13,94 tiêu chí/xã; có 16 sản phẩm OCOP; bộ mặt nông nghiệp, nông thôn ngày càng đổi mới. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9 – 10% năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 21,6 triệu USD năm 2022.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Giàng A Tính tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển huyện Phong Thổ 20 năm qua.
Huyện Phong Thổ quan tâm tới lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế và giảm nghèo. Giai đoạn 2002-2022, toàn huyện có hơn 8.500 hộ gia đình thoát nghèo, số hộ nghèo giảm bình quân 4,5%/năm, mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 700 – 1.000 lao động địa phương.
Dịp này, UBND tỉnh Lai Châu tặng Bằng khen cho 12 tập thể, 33 cá nhân và 10 hộ dân, UBND huyện Phong Thổ tặng Giấy khen cho 22 tập thể, 70 cá nhân, 34 hộ dân có thành tích đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển huyện 20 năm qua.
Thành ủy TP.HCM lập ban chỉ đạo xử lý các vấn đề tồn đọng
Lãnh đạo TP.HCM kỳ vọng khi giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng sẽ có thêm nguồn lực phát triển cho từng vụ việc cụ thể cũng như khơi nguồn năng lượng tinh thần.
Chiều 30.8, tại phiên họp kinh tế xã hội định kỳ hằng tháng, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã có quyết định thành lập ban chỉ đạo xử lý các vấn đề tồn đọng của thành phố, do Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Hiếu làm trưởng ban.
Thời gian qua, TP.HCM đã lập ban chỉ đạo để giải quyết các vấn đề theo từng đợt, từng vụ việc cụ thể. Sau đó, Thành ủy TP.HCM quyết định thành lập ban chỉ đạo giải quyết những vấn đề tồn đọng, tạo điều kiện cho thành phố phát triển. Ban chỉ đạo còn có Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu và lãnh đạo một số sở, ngành tham gia.
"Khi giải quyết được những tồn đọng này, chẳng những tháo được từng vụ việc cụ thể mà còn tháo được năng lượng tinh thần rất lớn", Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi kỳ vọng.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thông tin về việc thành lập ban chỉ đạo xử lý các vấn đề tồn đọng. Ảnh TTBC TP.HCM
Tại buổi họp báo sau đó, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê cho biết bên cạnh những kết quả đáng khích lệ về sự phục hồi kinh tế, thì TP.HCM vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tập trung giải quyết như thu hút đầu tư, cải cách hành chính, giải ngân đầu tư công, mỹ quan đô thị... để mang lại sự hài lòng cho người dân, nhà đầu tư và du khách đến thành phố ngày càng tăng lên.
"Các vấn đề này đã được Ban Cán sự Đảng UBND TP.HCM kiến nghị khá chi tiết. Sau lễ Quốc khánh, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM sẽ thảo luận và cho ý kiến để khởi động và định hướng chỉ đạo", ông Khuê nói.
Bên cạnh đó, TP.HCM cũng sẽ tập trung thực hiện các kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc cuối tháng 7.2022, trong đó nóng hổi nhất là dự án vành đai 3, phải bàn giao ranh bình đồ trong tháng 9.2022.
Người dân được thụ hưởng, hỗ trợ gì với các chính sách có hiệu lực từ 1-7? Từ 1-7, mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ tăng so với quy định hiện hành. ■ Tăng lương tối thiểu vùng từ 1-7 Nghị định 38/2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, sẽ có hiệu lực từ...