Phấn đấu đến năm 2030 hình thành 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 892/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh thời kỳ đến năm 2030.
Đội tàu cá tỉnh Ninh Thuận vươn khơi khai thác hải sản. Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN
Mục tiêu của Đề án nhằm tạo dựng các cụm liên kết ngành kinh tế biển phát triển hiệu quả, có sức cạnh tranh hội nhập cao gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững kinh tế biển cả nước và các khu vực vùng biển và ven biển trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường, quốc phòng an ninh, hướng đến Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh thời kỳ đến năm 2030.
Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3 – 4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.
Các khu vực trọng điểm phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước từ 1,2 lần trở lên.
Theo phương hướng phát triển chung, Đề án hướng tới phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển với các thành phần chủ yếu gồm doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức, cơ sở cung ứng dịch vụ, hạ tầng chuyên dụng kinh tế biển, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, thương mại, hội ngành nghề liên quan và tham gia của các cấp, ngành, nhất là của các địa phương ven biển.
Việc phát triển dựa trên cơ sở nhu cầu hoạt động, hợp tác của doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở kinh tế và yêu cầu phát triển bền vững không phụ thuộc vào ranh giới hành chính. Liên kết ngành, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động ở ven biển và trên biển đảo gắn với kết nối mạng lưới cơ sở liên quan trong nội địa, kết nối liên kết giữa các cụm liên kết ngành và với quốc tế.
Video đang HOT
Theo Đề án, việc phát triển cụm liên kết ngành với các ngành ưu tiên theo Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam có lợi thế phát triển tại vùng biển và ven biển, nhất là các ngành sản phẩm, dịch vụ kinh tế biển có chuỗi giá trị gia tăng lớn, ứng dụng công nghệ cao, đóng góp vào tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường sinh thái biển, ngành nghề kinh tế biển, góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo.
Trong đó, phát triển du lịch biển, đảo là một trong những trọng tâm ưu tiên trên cơ sở liên kết phát triển, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên du lịch của từng vùng và toàn bộ dải ven biển Việt Nam.
Đặc biệt, Đề án đề cập tới việc phát triển mạnh kinh tế du lịch với các trung tâm, khu tổ hợp du lịch sinh thái, giải trí, nghỉ dưỡng biển, đảo có chất lượng cao, mang tầm quốc tế ở những cụm liên kết ngành kinh tế biển tại miền Trung, khu vực vùng biển Tây Nam (Kiên Giang – Cà Mau) và những khu vực vùng biển có điều kiện phù hợp.
Cùng với đó, Đề án hướng tới phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm, có lợi thế gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh đa ngành của quốc gia, có sức cạnh tranh hội nhập quốc tế cao và từng bước mở rộng ra toàn vùng; chú trọng phát triển, liên kết ngành gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển lưỡng dụng kết hợp kinh tế với quốc phòng tại những khu vực trọng điểm về quốc phòng an ninh biển, đảo của đất nước…
Vì một nghề cá bền vững
Chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp không khai báo, không theo quy định là nỗ lực lâu dài vì một nghề cá bền vững, tôn trọng chủ quyền trên biển và phát triển kinh tế biển.
Tàu neo đậu tại cảng cá Trần Đề (Sóc Trăng). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Trải qua hơn 4 năm thực hiện các tiêu chí chống khai thác bất hợp pháp của Ủy ban châu Âu nhằm mục đích gỡ bỏ "thẻ vàng", nghề cá Việt Nam vẫn tiếp tục những bước đi đã đạt được và nỗ lực lớn hơn trong năm 2022.
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức
Chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp không chỉ là nhiệm vụ của ngư dân, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hải sản mà còn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị để nâng cao uy tín nghề cá Việt Nam, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Chính vì vậy, việc nâng cao ý thức khai thác hợp pháp cho người dân là việc đầu tiên trong quá trình thực hiện Luật Thủy sản. Đây là vấn đề gặp nhiều khó khăn vì tập quán khai thác, đánh bắt đã ăn sâu vào ý thức của ngư dân.
Chính vì vậy, Bộ quốc phòng đã nhanh chóng phát huy vai trò "thuyền trưởng" trong việc nâng cao ý thức đánh bắt, khai thác của ngư dân. Theo Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó tổng Tham mưu trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng về chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp, trong năm 2021, Ban chỉ đạo đã chỉ đạo các đơn vị triển khai quyết liệt các biện pháp chống khai thác bất hợp pháp theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác bất hợp pháp.
Theo đó, các lực lượng hải quân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đã triển khai nghiêm túc các biện pháp về chống khai thác bất hợp pháp. Đồng thời, Bộ quốc phòng cũng phối hợp với các ngành, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân nâng cao nhận thức về các quy định bất hợp pháp. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, các lực lượng đã thực hiện nghiêm quy định của pháp luật và bảo đảm an toàn cho ngư dân.
Tiếp nối những kết quả đạt được, năm 2022, Ban chỉ đạo về chống khai thác bất hợp pháp Bộ Quốc phòng yêu cầu các đơn vị tiếp tục chủ động và phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu cho chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật các nội dung liên quan đến chống khai thác bất hợp pháp cho ngư dân. Cụ thể, tăng cường quản lý tàu cá bằng các giải pháp công nghệ, giảm các biện pháp thủ công. Bộ đội Biên phòng làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát tàu xuất nhập bến theo đúng quy định; lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển tăng cường tuần tra, kiểm soát tàu cá trên các vùng biển của Tổ quốc, kịp thời bảo vệ ngư dân và ngăn chặn, phát hiện, xử lý đối với tàu cá và ngư dân vi phạm.
Phối hợp đồng bộ
Thực hiện chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động nghề cá của 28 tỉnh có biển. Các địa phương Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đã nhanh chóng triển khai nhiệm vụ do Ban chỉ đạo chống khai thác bất hợp pháp Bộ quốc phòng đề ra trong năm 2022.
Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chia sẻ, UBND tỉnh Cà Mau đã giao nhiệm vụ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện Trần Văn Thời, U Minh, Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Phú Tân và các ngành, đơn vị chức năng chỉ đạo rà soát tổng thể các biện pháp thực thi tại địa phương trên cơ sở nội dung khuyến nghị của Ủy ban châu Âu. Sở Nông nghiệp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh bố trí kinh phí, nhân lực cho cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản, cơ quan quản lý cảng cá, cơ quan thực thi pháp luật trên biển để tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung chống khai thác bất hợp pháp trong năm 2022.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thơn Cà mau phối hợp UBND các huyện thực hiện kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến, kiểm soát sản lượng cập bến theo quy định; thanh tra, kiểm tra tại cảng, xử phạt nghiêm hành vi khai thác bất hợp pháp. Các tàu cá khai thác đảm bảo ghi nhật ký khai thác, báo cáo khai thác; thực hiện nghiêm công tác xác nhận, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác theo quy định.
Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển được phân công quản lý để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các tàu cá có dấu hiệu vi phạm khai thác bất hợp pháp. Đặc biệt, không để xảy ra vụ việc tàu cá và ngư dân địa phương vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Tăng cường theo dõi, quản lý chặt chẽ số lượng tàu cá địa phương hoạt động dài ngày trên biển và thường xuyên xuất, nhập bến trên địa bàn của địa phương khác.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau phối hợp chia sẻ thông tin kịp thời với các cơ quan chức năng liên quan để xử lý kịp thời khi phát hiện có hành vi khai thác bất hợp pháp. Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tập huấn, phổ biến các quy định về khai thác bất hợp pháp tại các cảng cá, khu vực có nghề cá trọng điểm; đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về phòng, chống khai thác bất hợp pháp đến cộng đồng ngư dân Cà Mau và các thành phần liên quan tại địa phương.
Tại Khánh Hòa, UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa triển khai các giải pháp chống khai thác bất hợp pháp như tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương ven biển triển khai thực hiện nhiệm vụ chống khai thác bất hợp pháp, tham mưu, đề xuất khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân nỗ lực gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu trong năm 2022, khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống giám sát hành trình tàu cá...
Với các huyện ven biển của tỉnh Khánh Hòa, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế thủy sản bền vững, khai thác bất hợp pháp đến từng cán bộ, từng người dân một cách hiệu quả; tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân tại địa phương khai thác thủy sản theo đúng quy định, đảm bảo ổn định đời sống, sinh kế của ngư dân bền vững, khẩn trương hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS, đánh dấu tàu cá, thực hiện xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản theo đúng quy định của pháp luật.
Giữ lao động biển để duy trì vươn khơi đánh bắt Trước mắt, để giải quyết bài toán thiếu lao động biển, ngành thủy sản cần sớm có giải pháp tham mưu UBND tỉnh có chính sách tạo điều kiện tiếp nhận lao động dịch chuyển từ nơi khác đến. Song song đó, để bảo đảm hoạt động, các chủ tàu phải có giải pháp mang tính căng cơ lâu dài để luôn duy...