Phấn đấu để mỗi người dân đều có nhà ở
“Không có nước nào đảm bảo mỗi người dân đều mua được nhà. Bằng các chương trình nhà ở xã hội, nhà ở thương mại, chúng ta đang cố gắng để làm sao mỗi người dân đều có nhà để ở, thuê lại của nhà nước với giá rẻ”.
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Du Lịch đã khẳng định như vậy trong buổi tiếp xúc cử tri quận 4, TPHCM.
Đừng để nông dân chịu thiệt
Tại buổi tiếp Tổ ĐBQH số 1, Đoàn ĐBQH TPHCM sáng 25/6, ông Nguyễn Danh Ngọc, cử tri P.4, Q.4 đặt hoài nghi về việc “có nhóm lợi ích” nên nông dân luôn chịu thiệt. Người nông dân lam lũ là thế nhưng hiện giá lúa tươi bán ra chỉ có 3.800 – 4.000 đồng/kg. Không những thế, nông dân còn liên tục bị ép giá, làm giá từ các thương lái.
Đồng tình với ý kiến của cử tri, ĐBQH Trần Du Lịch cho rằng hiện người nông dân đang chịu 2 rủi ro là thiên tai và biến động giá cả. Ông cho biết mình cũng rất đau xót khi mấy ngày qua xuất hiện tình trạng khoai tây Trung Quốc đưa vào Lâm Đồng nhuộm màu rồi “hô biến” thành khoai tây Lâm Đồng để mua sự an tâm cho người tiêu dùng, bán giá cao. “Những rủi ro của người nông dân đang phải đối mặt là có thật nhưng chúng ta chưa giải quyết được, còn xuất hiện nhóm lợi ích thao túng ngành nông nghiệp hay không thì chưa xác định”, ĐBQH Trần Du Lịch nói.
Cử tri Nguyễn Danh Ngọc cũng cho rằng, ông không đồng tình với cách trả lời chất vấn vòng vo của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch. Việt Nam có tiềm năng và tiềm lực nhưng yếu chuyên môn, thiếu hẳn công tác tuyên truyền trong nhân dân. Thế nhưng, ngành văn hóa lại tuyên truyền ầm ĩ cho các chương trình đại sứ du lịch, quốc hoa, quốc phục… “Người ta nói hữu xạ tự nhiên hương. Nếu chúng ta làm tốt thì du khách hẳn sẽ quay lại mà không cần quảng cáo tốn kém”, ông Ngọc nói.
Ông Phạm Cường Thịnh, cử tri P.3, Q.4 băn khoăn không biết vì sao người đứng đầu ngành ngân hàng có phiếu tín nhiệm thấp nhiều, hơn nữa, ngành này cũng làm tổn thất cho nền kinh tế mà lương cán bộ vẫn cao.
Video đang HOT
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi thân tình với bà con cử tri
Việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông cũng chưa tương xứng. Mỗi năm, hơn 10 ngàn người chết và vài chục ngàn người bị thương vì tai nạn giao thông. Trong đó, có 2 nhà khoa học nước ngoài cũng chết thảm tại Việt Nam vì thảm họa giao thông. Những giải pháp chưa đột phá mà cho thấy sự lãng phí ghê gớm. Ông Thịnh tính toán, 1 km đường cao tốc Việt Nam làm cao gấp 3 lần ở Mỹ. “Nước ta nghèo mà sao làm như vậy. Nghèo mà chi sang quá. Phải chăng, tham nhũng, lãng phí và một số cán bộ quản lý vì lợi ích nhóm mà bỏ qua trách nhiệm nên mới để xảy ra hậu quả này. Phải tiết kiệm với những khoản chi khủng này trước chứ không phải cứ chằm chằm đánh thuế vào doanh nghiệp, nhân dân…”, ông Thịnh nói.
Nói về lãng phí, tham nhũng, trong buổi tiếp xúc với tổ ĐBQH chiều 24/6, cử tri Lê Thanh Tùng (P.7, Q.3) cho rằng, đất nước đang trong giai đoạn khó khăn, vì thế việc chống tham nhũng, lãng phí phải đặt lên hàng đầu. Chống tham nhũng, lãng phí trước hết phải chống lãng phí về thời gian. “Hiện tôi thấy nhiều cán bộ đi la cà ngoài quán cà phê suốt. Họ cắt xén mất nhiều khoảng thời gian trong giờ hành chính. Lãng phí thời gian, đẻ ra nhiều tệ nạn khác ghê gớm lắm”, cử tri Tùng nói.
Cử tri Hoàng Thị Hoa, P.14, Q.4 bức xúc khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng triển khai hơn tháng trời rồi mà vẫn chưa đi vào thực tế. “Sao lúc nào cũng thiếu hướng dẫn này, hướng dẫn kia. Sao không triển khai cùng lúc để người dân khỏi phải mỏi mòn chờ đợi thế nào?”, cử tri Hoa thắc mắc.
Chưa bỏ phiếu tín nhiệm
Như 2 buổi tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3 ngày 24/6, các cử tri quận 4 cũng bày tỏ nhiều quan điểm, ý kiến, kiến nghị về kết quả phiếu tím nhiệm vừa qua của kỳ họp Quốc hội. Nhiều cử tri đồng tình, hưởng ứng nhưng họ mong muốn việc này cần làm mạnh mẽ, đến cùng và các tiêu chí nên cụ thể hơn.
Cử tri chất vấn các ĐBQH
Trả lời các ý kiến của cử tri, ĐBQH Trần Du Lịch khẳng định, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, mục tiêu lần này của Quốc hội là lấy phiếu tín nhiệm để xem các cán bộ chủ chốt được bầu, phê chuẩn mức độ tín nhiệm như thế nào chứ không phải là bỏ phiếu tín nhiệm. Quốc hội chưa tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm. Do chỉ lấy phiếu tín nhiệm nên mới đưa ra 3 mức là tín nhiệm cao/tín nhiệm/tín nhiệm thấp. ĐBQH Trần Du Lịch cũng cho rằng, nếu bỏ phiếu tín nhiệm mà đưa ra 3 mức như trên là không ổn. Nếu cán bộ lãnh đạo mà được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm thì sẽ có 2 mức là tín nhiệm/không tín nhiệm.
Tiến sĩ Trần Du Lịch cũng cho biết, có một bất cập đang tồn tại là Việt Nam có nhiều nhà cao cấp mà thiếu loại nhà phổ thông. Trong khi đó, nhà cao cấp không ai mua, còn nhà phổ thông nhiều người cần lại khan hiếm. Chính phủ đã triển khai các dự án nhà ở xã hội, nhà thương mại để làm sao mỗi người dân có nhà ở. Những chính sách, giải pháp này sẽ nhanh chóng được triển khai để đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội.
Theo Dantri
Đà Nẵng không gây thất thu hơn 3.400 tỉ đồng
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, trong cuộc họp tiếp xúc cử tri TP Đà Nẵng sáng 24/6.
Trả lời cử tri về sai phạm đất đai của TP mà Thanh tra Chính phủ đã kết luận, ông Nguyễn Bá Thanh cho biết: UBND TP không chấp nhận con số mà Thanh tra Chính phủ nêu ra và TP đã báo cáo với Thủ tướng, Bộ Chính trị. Việc TP giảm 10% tiền sử dụng đất cho người dân diện bồi thường giải tỏa và doanh nghiệp đối với các trường hợp nộp tiền một lần trong 60 ngày là đã có chủ trương của Chính phủ. Ông Thanh cũng cho rằng các chính sách và quản lý nhà nước về đất đai của TP Đà Nẵng là không sai. Trách nhiệm của cá nhân, của tập thể là rất rõ ràng chứ không có chuyện mù mờ, giấu giếm. Sau khi TP giải trình với Thanh tra Chính phủ và làm việc với các bên liên quan thì đến nay sự việc đã được chấp thuận.
Ông Nguyễn Bá Thanh: "Đà Nẵng không chấp nhận con số sai phạm hơn 3.400 tỷ đồng TTCP nêu".
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Đặng Vân (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) đề nghị QH làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu tại các ngành có sai phạm làm thất thoát ngân sách. Kỳ họp tới đề nghị QH chất vấn thống đốc Ngân hàng Nhà nước việc độc quyền vàng như hiện nay thì ngân sách thu lợi được bao nhiêu hay lại đi vào túi nhóm lợi ích. Cử tri Vân cũng đặt câu hỏi: "QH lấy phiếu tín nhiệm rồi. Bây giờ những người có phiếu tín nhiệm thấp thì phải xử lý như thế nào, chẳng lẽ để hòa cả làng?".
Trả lời thắc mắc của cử tri, ông Nguyễn Bá Thanh cho biết người có hai lần phiếu tín nhiệm thấp thì lúc đó mới xem xét bỏ phiếu tín nhiệm hay không tín nhiệm. "Chờ đến khi đó thì cán bộ bị bỏ phiếu bất tín nhiệm cũng vừa hết nhiệm kỳ rồi" - ông nói.
Cũng theo ông Thanh, ở các nước, họ không làm như cách của mình. Trong quá trình làm, họ thấy anh nào có vấn đề thì họ bắt anh đó điều trần, giải trình, chất vấn công khai rồi bỏ phiếu bất tín nhiệm cho thôi việc. Còn mình thì đây là lần đầu tiên nên phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. "Có người bảo lấy phiếu tín nhiệm là hết nhóm lợi ích, cán bộ sẽ tốt hơn thì chưa chắc. Đừng ca ngợi việc này quá. Đây mới chỉ là bước đầu thôi, cần phải từ từ xem cách đó đã tốt hay chưa. Còn bảo lấy phiếu tín nhiệm là bảo bối rồi thì không phải như vậy" - ông Thanh nói.
Theo Dantri
Chủ tịch tỉnh sẽ tiếp dân 1 ngày/tháng Đây là một trong những nội dung của Dự thảo Luật Tiếp Công dân vừa được trình Quốc hội. Ngày 29/5, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 13, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày dự thảo Luật Tiếp công dân. Dự thảo luật quy định trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân của người đứng đầu cơ...