Phận đàn bà nên ở nhà chăm con?
Ngày bắt đầu từ 6g30 sáng, thức dậy tắm rửa thay quần áo cho đứa lớn để chồng tranh thủ đưa đến trường rồi đi làm rồi đi chợ, nấu nướng lại đến lúc cho con bé nhỏ thức, đòi uống sữa.
Cũng mang tiếng là cử nhân kinh tế này kia, đi làm cũng không phải dạng nhân viên quèn, rồi đến khi lấy chồng và sinh đứa con đầu, nghe chồng tỉ tê “em ở nhà chăm con cho con cứng cáp, chuyện tiền nong cứ để anh gánh vác, có em bên con anh mới có thể yên tâm vì chẳng ai hiểu con bằng mẹ…” nghe hợp lý và cũng thương con, vì lần đầu được làm mẹ, tình yêu dâng tràn, mình không so đo, thầm nghĩ được bên con là hạnh phúc nhất đời. Vậy là chia tay công việc, nghỉ hẳn ở nhà. 2 năm rồi 3 năm trôi qua, bạn bè mỗi khi gặp mặt lại nói chuyện công ty, cơ quan, chuyện áp lực, mệt mỏi thế này thế kia nghe thật ngán ngẩm. Những lúc đó lại thấy quyết định nghỉ làm của mình thật chí lý, ít ra không phải stress và chán nản như các bạn bè. Đứa con thứ 2 ra đời, mình càng bận túi bụi hơn. Hết cơm nước, quần áo đến chăm sóc cho đứa lớn 3 tuổi vừa vào mầm non, đứa nhỏ còn ẵm ngửa. mình dần bắt đầu thấy đuối sức.
Ngày bắt đầu từ 6g30 sáng, thức dậy tắm rửa thay quần áo cho đứa lớn để chồng tranh thủ đưa đến trường rồi đi làm rồi đi chợ, nấu nướng lại đến lúc cho con bé nhỏ thức, đòi uống sữa. Phần con xong cũng phải quay qua dọn dẹp nhà cửa. Đến khi con ngủ trưa cũng là lúc thắm mệt hết thiết ăn uống. Dẫu không đến nỗi rũ rượi quần áo, tóc tai bù xù nhưng nét son rỗi cũng đã biến đi đâu mất. 4 năm rời xa công việc, đến lúc nhớ thời đi làm cũng là lúc kiến thức ngày xưa tích cóp được cũng dần bị lãng quên. Nhớ chiếc váy công sở bị nhét vào một góc tủ lâu quá không được đụng tới, nhớ đôi giầy cao gót nữ tính ở kẹt cửa nằm lăng quay, nhớ những trưa ăn cơm văn phòng tranh thủ nhanh thật nhanh để cùng đồng nghiệp đi săn hàng giảm giá, nhớ cả những buổi liên hoan, tiệc tùng cuối tuần quần là áo lượt…
Thời bây giờ kiếm được một người chồng biết lo kiếm tiền mang về cho vợ con vợ cứ ngồi đấy mà nhận là phước phần ba đời, lo mà nhận đi! (ảnh minh họa)
Giờ đây chỉ còn quanh quẩn với 4 bức tường, 2 cô con gái lúc nào cũng gọi mẹ liên tục khi có chuyện kể cả khi yên lành. Có người nói số sướng mà không biết hưởng vì có chồng lo hết mọi thứ, chỉ cần chịu ngồi yên ở nhà hưởng phước đến già là đã đủ sung sướng. Tự hỏi không biết có phải mình “được voi đòi tiên” như thiên hạ nói không nhưng sao không còn cảm giác sướng khi sống cuộc sống vầy nữa.
Mang chuyện muốn đi làm lại nói với chồng, anh lặp tức không vui mà còn hậm hực. Anh bảo con cái đùm đề, nhà cửa không ai trông coi, giờ còn đi làm thì con giao cho ai, ai nấu cơm, quán xuyến gia đình? Chưa kể đã nghỉ việc lâu như vậy giờ lại có tuổi rồi thì tìm đâu ra công việc mà làm, có cạnh tranh lại với tụi trẻ bây giờ không? Đi làm để thấy mình lạc hậu, bị chúng nó xem là bà cô già không yên phận hay say?! Mẹ ruột nghe mình than cũng mắng cho một trận. Bà cũng bảo đang có phước thì nên biết hưởng phước, lao ra ngoài kia làm chi cho mệt xác, người ta thì muốn được nằm nhà nghỉ còn mình lại muốn lao vào bể khổ. Thời bây giờ kiếm được một người chồng biết lo kiếm tiền mang về cho vợ con vợ cứ ngồi đấy mà nhận là phước phần ba đời, lo mà nhận đi!
Video đang HOT
Có phải là phụ nữ thì cứ phải nghe lời chồng, nghe người ta bảo ở nhà sướng thì cứ thế mà hưởng, mặc kệ bản thân đang dần lạc hậu đi, già nua, lỗi thời và ù lỳ như thế không? (ảnh minh họa)
Tối đi nằm, ngủ không được vì mãi nghĩ đến những lời chồng nói. Có buồn, có tuổi thân vì chồng không ủng hộ. Rồi cũng tủi phận đơn chiếc, nếu giờ đi làm, ừ thì cũng sợ lạc hậu, sợ bị cười chê không tiếp cận kịp công nghệ bây giờ nhưng vẫn còn chút tự tin về những kinh nghiệm có được, không tin người ta cứ cần những người trẻ phơi phới có nhiệt huyết nhưng ít kinh nghiệm và biết cách đối nhân xử thế như lớp có tuổi bọn mình. Không tin rằng những người đã tạm “về hưu” khi sinh con cái lại bị xã hội đào thải, không có đường quay về công sở,… Nếu mình kên quyết đi làm, có thể để con đến 18 tháng rồi mang gởi trẻ, vẫn có thể chu toàn việc chăm con và công việc. Mình không muốn cuộc sống còn lại bị lãng quên trong buồn chán như thế, không muốn làm thân phụ nữ chỉ biết đẻ rồi ở nhà làm osin cao cấp suốt đời mà quên hẳn mình cũng cần phải ra ngoài, học hỏi kiến thức ngày càng mới của xã hội qua công việc.
Mình đã lạc hậu rồi, có thể bắt đầu lại không hay chấp nhận đời sống làm vợ, làm mẹ, làm bà nội trợ yên phận thủ thường? Có phải là phụ nữ thì cứ phải nghe lời chồng, nghe người ta bảo ở nhà sướng thì cứ thế mà hưởng, mặc kệ bản thân đang dần lạc hậu đi, già nua, lỗi thời và ù lỳ như thế không? Mình không hối hận vì ở nhà chăm con nhưng hối hận vì đã ở nhà quá lâu như thế này! Bây giờ mình 35 tuổi, “tái hòa nhập” với công việc có là quá muộn? Có phải phận đàn bà là phải “an phận thủ thường” ở nhà lo bếp núc, con cái, đừng mong ra ngoài kiếm tiền, thiết lặp quan hệ, giao du hay nghĩ đến chuyện công việc, thăng tiến gì cho mệt vì cũng không có gia đình chồng, ông chồng nào chấp nhận? Đàn bà chỉ có thể lấy chồng, đẻ con thôi là đủ?
Theo VNE
Đàn ông chỉ chung thủy với người nấu ăn ngon?
Người ta nói, tình yêu của đàn ông thường phải đi qua chiếc dạ dày trước tiên. Bất kì một gã đàn ông nào cũng thích được ăn những món ăn ngon, nhưng phải là món ngon do chính cô gái của mình nấu.
Câu chuyện kể rằng, có một chàng trai rất yêu bạn gái của anh ta. Ban đầu, cô gái luôn nói mình là người vụng về, chỉ biết mấy món cơ bản, không biết nấu nướng cầu kì. Chàng trai cười và xua tay, coi đó là chuyện không có hề hấn gì, cũng chẳng quá quan trong. Bởi thứ chàng trai cần là cô gái, là người mình yêu chứ không phải là cái chuyện nấu ăn giỏi hay kém. Thật ra, chàng trai ấy đã được khen là cao thượng, chân thành và tốt bụng.
Không sai, khi yêu nhau người ta luôn không thể trả lời được tại sao mình yêu. Tâm hồn hòa hợp thế là yêu. Còn những chuyện khác chỉ là cái chuyện bên ngoài, là điều kiện đủ mà thôi. Nhưng thời gian trôi qua, tình yêu của họ trở thành tình yêu lớn. Cô gái trở thành vợ của chàng trai. Rồi họ có con với nhau. Tất nhiên, bao năm qua người con gái ấy vẫn vậy, chỉ biết có vài món cơ bản.
Người vợ nấu ăn ngon là người biết giữ lửa hạnh phúc (ảnh minh họa)
Một ngày cô ngạc nhiên trước câu nói của người chồng: "Em à, em đã chán ngấy cơm rang, thịt kho, cà muối". Người vợ thản nhiên đáp: "Chẳng phải anh luôn nói, món gì em nấu cũng ngon sao? Chẳng phải ngày trước, khi yêu nhau, anh nói thích ăn cà do em muối, thích ăn thịt do em kho, sao bây giờ anh lại thế? Anh đã thay đổi, anh không còn yêu em nữa phải không?". Cái câu nói &'anh không còn yêu em nữa phải không' anh đã nghe cả chục lần. Anh cũng không biết phải trả lời như thế nào.
Thật ra anh suy nghĩ rất đơn giản. Ngày trước khi yêu nhau, tình yêu là thứ trên hết. Anh chỉ cần có nàng và những món nàng nấu là sơn hào hải vị. Ngay cả chuyện nàng giận dỗi vô cớ, anh cũng cho đó là điều đáng yêu. Nhưng bây giờ, anh và nàng đã là một gia đình, anh cần có một mái ấm, một người vợ đảm đang, tháo vát. Và vợ của anh cũng phải là người biết lo lắng cho bữa ăn giấc ngủ của anh. Con người ai cũng thế thôi, không ai có thể cứ ăn mãi một món, kể cả người dễ tính nhất quả đất này, họ cũng không thể ngày ngày ăn đi ăn lại một món giống nhau.
Anh cũng chán ngấy cái chuyện của nàng rằng: "Thích đổi món thì mình ra ngoài hàng, ở đó có thừa. Em chỉ làm được thế này thôi".
Không phải anh đòi hỏi, nhưng cái anh cần là sự học hỏi của nàng. Nàng có thể học nấu ăn. Tất nhiên, anh không yêu cầu nàng phải giỏi như một đầu bếp thực thụ, cũng không đòi hỏi quá cao vào kĩ thuật tay nghề của nàng. Chỉ là anh muốn nàng thay đổi khẩu vị, thay những món anh đã ăn từ suốt thời gian yêu nàng. Và hơn nữa, cái anh cần là một bữa cơm do vợ nấu, còn nhà hàng là cơm của người ta.
Vợ chồng không chỉ là chuyện sống cùng nhau, chuyện chăn gối còn là chuyện chia sẻ, chuyện cảm thông và thấu hiểu. (ảnh minh họa)
Đó là chuyện chỉ dừng lại ở mức anh chồng chán ăn. Còn cả chuyện người vợ không thể lo ăn uống cho chồng, suốt ngày bắt chồng phải đi ăn cơm hộp, cơm hàng, rồi mua thức ăn sẵn cũng là một bi kịch. Đó là rào cản, là lý do khiến cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc. Bữa cơm sum vầy cả nhà, món ăn do chính tay vợ nấu với câu hỏi &'anh thích ăn gì' lại là nguồn động viên lớn đối với người chồng. Người vợ cũng vui vì được chiều theo sở thích của chồng. Trong bữa cơm ấy cả hai cùng cảm nhận được biết bao nhiêu tình cảm mặn nồng.
Vợ chồng không chỉ là chuyện sống cùng nhau, chuyện chăn gối còn là chuyện chia sẻ, chuyện cảm thông và thấu hiểu. Nấu ăn cũng là một trong những cách thấu hiểu chồng nhất, là cách níu chân người chồng. Chồng sẽ bớt ăn cơm ngoài vì nhớ món ăn ngon của vợ. Tất nhiên, không phải người phụ nữ nào sinh ra cũng biết nấu ăn, những nếu không biết thì nên học, dù là không giỏi nấu dần cũng sẽ thành quen. Chị em phụ nữ nên học hỏi chuyện nữ công gia chánh vì các ông chồng rất cần một người vợ đảm đang, chịu thương chịu khó và giỏi bếp núc là trên hết.
Các chàng trai cũng nên yêu một cô gái biết nấu ăn, vì đó là người phụ nữ lý tưởng để đảm bảo cuộc sống của các chàng hạnh phúc, yên ấm, chẳng lo cơm đường, cơm chợ.
Theo VNE
Cả Tết, vợ không động tay vào bếp Nói ra thì chị em lại cười, anh em lại chê bai nhưng đúng là có chuyện đó thật. Thế nên nhiều người bảo tôi giỏi, tại sao lại lấy một cô vợ như thế mà có thể chịu đựng được suốt thời gian dài. Thực ra thì sống ở đâu quen đấy, sống với ai quen đấy. Dù sao thì hôn nhân...