Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền các đô thị
Phát biểu tại Diễn đàn Phát triển đô thị bền vững Việt Nam 2022 ngày 17.6, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế T.Ư, cho rằng cần phân cấp, phần quyền mạnh hơn cho chính quyền các đô thị.
Cần quản lý không gian nổi, ngầm, công trình ngầm ở các đô thị
Diễn đàn Phát triển đô thị bền vững Việt Nam 2022 được Ban Kinh tế T.Ư và Bộ Xây dựng tổ chức vào 2 ngày 16 và 17.6 với 4 hội thảo chuyên đề, 1 phiên toàn thể.
Trưởng ban Kinh tế T.Ư Trần Tuấn Anh phát biểu tại phiên toàn thể của diễn đàn chiều 17.6. Ảnh L.Q
Chiều 17.6, phát biểu tại phiên toàn thể, Trưởng ban Kinh tế T.Ư Trần Tuấn Anh lưu ý cần đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức về đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững.
Theo ông Tuấn Anh, cần chọn khâu đột phá quan trọng nhất để xây dựng và phát triển đô thị bền vững là đổi mới toàn diện về phương pháp, quy trình, nội dung và sản phẩm quy hoạch đô thị.
Trưởng ban Kinh tế T.Ư cũng cho biết, qua các ý kiến tại diễn đàn cho thấy, quy hoạch đô thị phải có cách tiếp cận đa ngành, bao trùm với tầm nhìn dài hạn, toàn diện, có tính chiến lược, tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững, với triết lý lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm.
Theo ông Trần Tuấn Anh, Bộ Xây dựng và các địa phương cần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trong quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị, thông qua các chương trình, đề án ứng dụng rộng rãi hệ thống thông tin địa lý và công nghệ số, nền tảng số trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.
Video đang HOT
Diễn đàn có 450 đại biểu dự trực tiếp và hơn 200 đại biểu dự trực tuyến.Ảnh L.Q
Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ cần ban hành các chính sách, chế tài, công cụ để kiên quyết xoá bỏ tình trạng quy hoạch treo, cơ chế “xin – cho”, lợi ích nhóm gắn với tư duy nhiệm kỳ và xử lý nghiêm minh đối với các sai phạm trong thực hiện quy định pháp luật về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị.
Trưởng Ban Kinh tế T.Ư Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, cần đẩy nhanh hoàn thiện đồng bộ thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hoá, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững. Trong đó, trọng tâm là xây dựng luật để quản lý phát triển đô thị bền vững.
“Tôi đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước tương xứng để bảo đảm thực hiện các mục tiêu của chính sách an sinh nhà ở; sớm ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đủ mạnh để thu hút nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng nhà ở, nhà cho thuê đối với người thu nhập thấp, thu nhập trung bình, cải tạo, chỉnh trang đô thị, xoá bỏ nhà tạm, khu ở phi chính thức, lụp xụp tại các đô thị”, Trưởng ban Kinh tế T.Ư nhấn mạnh.
Rà soát tỷ lệ nguồn thu được giữ lại đối với Hà Nội và TP.HCM
Trưởng ban Kinh tế T.Ư cho rằng, cần thực hiện phân cấp và phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền các đô thị. Đặc biệt là cần sớm chỉ đạo tổng kết việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, cũng như các cơ chế, chính sách riêng, có tính đặc thù đối với một số địa phương để làm căn cứ sớm hoàn thiện thể chế về chính quyền đô thị.
Trưởng ban Kinh tế T.Ư Trần Tuấn Anh cho rằng, quy hoạch phát triển đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước. Ảnh L.Q
Bên cạnh đó, phải phát huy và khai thác tốt các nguồn lực từ chính đô thị để nuôi dưỡng và phát triển đô thị. Trong đó, quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị. Kiên quyết xóa bỏ mọi rào cản, vướng mắc để giải phóng các nguồn lực, nhất là từ đất đai cho phát triển đô thị và kinh tế khu vực đô thị; tạo mọi điều kiện và khuyến khích các khu vực kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân tham gia đầu tư phát triển đô thị.
Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch phát triển đô thị, các địa phương cần dự kiến nguồn lực cho tổ chức thực hiện và có các cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực.
Trưởng Ban Kinh tế T.Ư Trần Tuấn Anh cũng lưu ý việc cần cấu trúc lại không gian phát triển kinh tế đô thị; nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng mật độ kinh tế và tính liên kết vùng, liên kết giữa các đô thị.
Nhấn mạnh mỗi địa phương cần căn cứ vào lợi thế và định hướng phát triển để xác định các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, ông Trần Tuấn Anh cho rằng, các đô thị đặc biệt và các đô thị lớn cần chú trọng phát triển kinh tế dịch vụ, các ngành công nghiệp chế tạo tiên tiến và có tính chiến lược, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm, kinh tế du lịch, thể thao; các đô thị nhỏ cần tập trung phát triển kinh tế gắn với chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp nông thôn và phát triển dịch vụ xã hội…
“Tôi đề nghị Bộ Tài chính sớm chủ trì, phối hợp các bộ liên quan nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế, phí liên quan đến bất động sản nhằm khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả; thực hiện phân quyền mạnh mẽ cho các chính quyền đô thị các khoản thu từ các loại thuế, phí; thí điểm, tiến tới mở rộng phân cấp cho các thành phố trực thuộc T.Ư và các đô thị khác đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện được quyết định một số khoản thu đặc thù gắn với yêu cầu tăng cường trách nhiệm cung cấp dịch vụ đô thị.
Đối với các đô thị đặc biệt (Hà Nội và TP.HCM), cần rà soát, xác định tỷ lệ nguồn thu giữ lại hợp lý hơn để bảo đảm phát huy vai trò của các đô thị là các cực tăng trưởng, động lực kinh tế của cả nước”, Trưởng ban Kinh tế T.Ư Trần Tuấn Anh nói.
Bỗng dưng thành 'hộ nghèo': Đề nghị xác minh, làm rõ
Liên quan đến một số trường hợp tự dưng trở thành hộ nghèo ở trên địa bàn xã Krông Jing (Mđrắk, Đắk Lắk), một lãnh đạo huyện Mđrắk cho biết sẽ xác minh, rà soát lại những trường hợp này.
Chiều 14-6, thông tin với PLO, một lãnh đạo huyện M'đrắk cho biết, liên quan đến một số trường hợp tự dưng có tên trong danh sách hộ nghèo trên địa bàn xã Krông Jing, huyện đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tiến hành xác minh, rà soát lại những trường hợp này để báo cáo Sở LĐ-TB&XH tỉnh.
Trước đó, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản đề nghị UBND huyện M'đrắk kiểm tra làm rõ và báo cáo đến Sở này.
Trao đổi sự việc, chị HTH (thôn 4, xã Krông Jing, M'đrắk) nói, chị không biết gia đình chị bị đưa vào danh sách hộ nghèo lúc nào. Vợ chồng chị cũng không xin vào hộ nghèo.
Người dân bất ngờ vì gia đình bị đưa vào diện hộ nghèo. Ảnh: AL
"Cách đây một năm, vợ chồng tôi mới biết gia đình thuộc hộ nghèo, lúc đó có người còn bàn tán vì gia đình đang kinh doanh phân bón mà được đưa vào thành hộ nghèo. Nếu biết sớm, tôi cũng không nhận là hộ nghèo, mà nhường người khó khăn hơn. Trước đến nay tôi cũng chưa nhận đồng nào từ tiền hỗ trợ cho hộ nghèo" -chị H. nói.
Còn anh ĐVV (chồng chị H.) cho biết, anh vừa buồn vừa bất ngờ khi nghe thông tin này. "Thôn họp xét cho gia đình được nhận chính sách người nghèo từ khi nào chúng tôi không hề hay biết. Có rất nhiều người đang cần chính sách này, sao không hỗ trợ cho họ? Tôi cho rằng, ai đó đã mượn danh gia đình tôi để làm việc khuất tất này", anh V. nói.
Tương tự, ông NKT (SN 1972, trú cùng thôn) bất ngờ khi nghe tin gia đình mình cũng thuộc diện hộ nghèo. Theo ông Trung, gia đình ông từ miền Trung vào đây lập nghiệp từ đầu những năm thấp kỷ 90. Gia đình ông có hàng chục con bò, mỗi con trị giá hàng chục triệu đồng. Năm 2015, gia đình ông đã mua ô tô hàng trăm triệu đồng.
"Công việc chính của gia đình tôi là kinh doanh và chăn nuôi gia súc, tôi không xin hay đề nghị chính quyền đưa tôi vào diện hộ nghèo. Có nhiều trường hợp cần chính sách này hơn"- ông T. nói.
Nhà ông Tr. chăn nuôi gia súc, mua được cả ô tô nhưng cũng 'lọt vào danh sách hộ nghèo. Ảnh AL
Ông Mai Đức Tâm, Trưởng thôn 4, xã Krông Jing cho biết, ông vừa lên làm trưởng thôn từ đầu năm nay nên ông không nắm được danh sách hộ nghèo từ 2021 trở về trước. Nói về quy trình bầu xét hộ nghèo, theo ông Tâm, thôn sẽ lấy ý kiến từ dân và có nhiều tiêu chí, trong đó, ưu tiên cho những hoàn cảnh người già neo đơn, khó khăn.
"Sau đó, bầu và bình xét theo thang điểm rồi gửi danh sách để UBND xã thẩm định. Việc bình xét hộ nghèo rất nghiêm ngặt, dân chủ và công khai. Năm 2022, không có tên gia đình ông ĐVV và ông NKT thuộc diện hộ nghèo", ông Tâm nói.
Còn ông Y Thiếu Byă- Chủ tịch UBND xã Krông Jing cho biết, gia đình ông ĐVV và ông NKT đều có tên trong danh sách hộ nghèo và đã nhận đầy đủ các chế độ liên quan. Trước thông tin hai hộ này vẫn chưa nhận được tiền và các khoản hỗ trợ khác liên quan chính sách cho người nghèo, vị này cho biết sẽ yêu cầu kiểm tra lại.
Tranh luận dữ dội việc chặt hạ dừa ở thành phố biển Nha Trang Người dân tiếc nuối khi hàng loạt cây dừa lâu năm bên bờ biển TP.Nha Trang (Khánh Hòa) mới đây bị chặt hạ. Nhiều người cho rằng cần có giải pháp xử lý dung hòa để bảo tồn cây trồng, mảng xanh đô thị. Những ngày qua, TP.Nha Trang cho chặt nhiều cây dừa lâu năm trên một đoạn đường Trần Phú. Hàng...