Phân bón Lâm Thao tạo dấu ấn trên đồng đất Sơn La
Sơn La là tỉnh có diện tích trồng ngô, cây ăn quả lớn nhất khu vực miền Bắc. Từ nhiều năm qua, những người nông dân nơi đây đã biết làm giàu nhờ canh tác ngô, cây ăn quả trên những sườn đồi rộng lớn, mang lại giá trị kinh tế cao. Và trên những ruộng ngô, vườn cây đó không thể thiếu dấu ấn của phân bón Lâm Thao
Không nặng mùi nhưng hiệu quả
Mai Sơn là một trong những địa bàn có sự phát triển nông nghiệp mạnh nhất của tỉnh Sơn La, với những vùng nguyên liệu đa dạng, số lượng lớn: Cà phê, mía đường, sắn công nghiệp, cây ăn quả… Bởi vậy, đây cũng là địa bàn tiêu thụ một lượng lớn phân bón. Ông Trần Ngọc Quang – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Mai Sơn cho biết: Mai Sơn có cả chục ngàn ha cây công nghiệp, cây ăn quả. Đây cũng là vựa ngô lai lớn nhất Sơn La. Bởi thế, thị trường giống và phân bón ở đây rất sôi động với cả trăm điểm cung ứng và sản lượng cả chục ngàn tấn phân bón mỗi năm. Thời điểm này đang “sốt” phân bón vì bắt đầu vào kỳ bón lót và bón thúc cho cây trồng xuân hè.
Ông Trần Bá Khánh ở xã Cò Nòi nhận xét: Phân bón Lâm Thao là lựa chọn hợp lý với nông dân vùng cao trong canh tác các loại cây trồng. Ảnh: K.T
Hiện nay, ngoài hệ thống các doanh nghiệp, nhiều cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể ở Sơn La cũng đã phối hợp chặt chẽ với Công ty Phân bón Lâm Thao để thực hiện việc mua và cung ứng phân bón cho nông dân trên địa bàn.
Đến với những cánh đồng lớn tại hai xã Cò Nòi và Chiềng Mung, thỉnh thoảng lại bắt gặp những tấm bảng cắm trên những đồng mía, ngô, ghi rõ tên mô hình sản xuất đang sử dụng loại phân bón nào. Có những cánh đồng như ở tiểu khu Nà Sản thuộc xã Chiềng Mung hoặc ngay trung tâm xã Cò Nòi, mùi phân bốc lên nồng nặc khiến mọi người đều phải bịt mũi. Ông Lò Văn Minh – người dân địa phương cho biết: Mấy năm nay, một số hộ sử dụng loại phân bón này, tôi cũng không biết là của hãng nào nhưng mùi rất nặng, gây khó chịu cho người tiếp xúc. Mùi như vậy nhưng năng suất cây trồng cũng không cao hơn so với những nương ruộng khác mà lại ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh.
Ông Trần Bá Khánh – nông dân giỏi ở xã Hát Lót, bảo: “Bây giờ có nhiều loại phân bón lắm. Ngay cả các công ty chế biến nông sản trên địa bàn này cũng tự sản xuất phân bón để cung ứng cho vùng nguyên liệu của họ. Là người đã nhiều năm lái ô tô vận chuyển phân bón đến các địa bàn trong tỉnh, bây giờ quay về làm trang trại tôi vẫn chọn gắn bó với phân bón Lâm Thao. Sản phẩm của công ty này có hàng chục loại khác nhau, nếu biết kết hợp sẽ cho hiệu quả cao và rất bền cây trồng. Đặc biệt, phân bón Lâm Thao không nặng mùi như một số phân bón mới được chào hàng ở thị trường Sơn La. Nhiều người cứ tìm tòi, thử nghiệm các loại phân bón mà quên không đọc kỹ hướng dẫn ghi ngay trên bao bì hoặc hỏi cán bộ khuyến nông về cách sử dụng. Tôi thành nông dân giỏi, có năng suất và chất lượng quả na cao nhất vùng này cũng chỉ sử dụng duy nhất 1 loại phân Lâm Thao nhưng bón kết hợp thêm những sản phẩm khác như vôi bột, phân chuồng nên hiệu quả cao lắm”.
Gắn cung ứng với dịch vụ
Video đang HOT
Nói về phân bón Lâm Thao, ông Khánh cho biết thêm: Không đơn giản vì là sản phẩm có thương hiệu truyền thống trong nhiều năm liền ở đất Sơn La, phân bón Lâm Thao còn được nhiều nông dân ở đây ưa chuộng bởi công ty làm dịch vụ rất tốt. Những điểm bán phân bón phân bổ rộng khắp ở nhiều nơi, len sâu vào các xã, bản nên bà con mua bán rất tiện. Nếu mua số lượng lớn, họ chuyên chở đến tận nhà, tận nương. Một thế mạnh nữa là phân bón Lâm Thao cho phép nông dân mua trả chậm, trả góp, có thể đầu năm mua nhưng đến cuối năm, sau kỳ thu hoạch mới phải thanh toán nên tháo gỡ rất nhiều khó khăn cho nông dân trong sản xuất. Đặc biệt, khi dùng phân bón Lâm Thao, nếu có gì chưa hiểu rõ, người dùng có thể điện thoại thẳng cho phía cung ứng để nghe hướng dẫn nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Hàng năm, Công ty Phân bón Lâm Thao còn tổ chức các đợt tiếp xúc với khách hàng, xây dựng các điểm mô hình để nông dân học tập. Vì thế niềm tin của nông dân với phân bón Lâm Thao ngày một nhiều hơn.
Ông Lộc Mậu Triển- Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tâm sự: Hàng chục năm qua, chính công ty chúng tôi cũng là một đơn vị trung chuyển rất lớn của phân bón Lâm Thao với tổng sản lượng lên tới nhiều chục ngàn tấn. Các sản phẩm của phân bón Lâm Thao tuy giá cả không rẻ hơn nhiều so với các loại phân bón khác và tỷ lệ hoa hồng cho đơn vị trung chuyển không cao nhưng ngược lại, Công ty Lâm Thao đã đưa ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt và làm dịch vụ tư vấn nhiệt tình. Với những vùng cao như Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng, việc bón phân Lâm Thao là phù hợp bởi đây là địa bàn có nhiều tiểu vùng khí hậu, nhiều dạng đất, nhiều loại cây trồng tương ứng với những mẫu sản phẩm của phân bón Lâm Thao.
Theo Danviet
Phân bón Lâm Thao với 5 đúng trong canh tác nông nghiệp
Tại huyện Nam Trực (Nam Định), Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NNPTNT) vừa phối hợp Sở NNPTNT và Hội Nông dân (ND) tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị tư vấn khoa học "Thực hiện 5 đúng trong canh tác nông nghiệp".
Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự là nhà tài trợ chính và đồng hành cùng chương trình này.
Trang bị thêm kiến thức cho nông dân
Với mục tiêu nhằm trang bị và bổ sung những kiến thức cần thiết cho bà con ND trong sản xuất vụ đông xuân năm 2016, chương trình nhằm giúp bà con "Thực hiện 5 đúng trong canh tác nông nghiệp", đó là: Đúng loại đất, đúng kỳ sinh trưởng, đúng giống cây, đúng phương pháp canh tác và đúng loại phân bón. Đây là chương trình hội thảo tư vấn, khuyến nông, nhằm liên kết một cách có hiệu quả nhất giữa bà con ND với các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp; tạo sân chơi bổ ích cho bà con ND được giao lưu, học tập, trao đổi thông tin lẫn nhau, củng cố và trang bị thêm kiến thức khoa học và kinh nghiệm phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ban tổ chức tặng quà cho người trả lời đúng trong phần Trò chơi tại Chương trình 5 đúng trong canh tác nông nghiệp diễn ra ở Nam Định. ảnh:H.N
Theo các nhà khoa học, trong sản xuất nông nghiệp, phân bón chiếm tỷ trọng từ 30-50% trong giá thành sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc sử dụng phân bón của bà con ND còn thể hiện nhiều bất cập, đó là sự thiếu cân đối các thành phần dinh dưỡng, bón phân chưa phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng, bón thừa, bón thiếu, đặc biệt là tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng còn xuất hiện và tồn tại trên thị trường. Các bất cập trên không những làm tăng chi phí, giảm hiệu quả sản xuất mà còn gây thoái hoá tài nguyên đất đai, ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái.
Sản xuất phân bón tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Ảnh:H.N
Tham dự hội thảo lần này có nhiều nhà khoa học, đại diện các cơ quan, ban ngành của tỉnh Nam Định. Đặc biệt, sự góp mặt của hơn 400 đại biểu là cán bộ nông nghiệp, chủ trang trại, cán bộ hợp tác xã và toàn thể bà con ND đến từ các xã của huyện Nam Trực và huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Tham gia chương trình "Thực hiện 5 đúng trong canh tác nông nghiệp" bà con ND địa phương có dịp được tiếp cận trực tiếp với các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông hóa thổ nhưỡng, trồng trọt, bảo vệ thực vật, dinh dưỡng cây trồng.
Chương trình diễn ra trong không khí phấn khởi hào hứng của bà con khi được trực tiếp đặt câu hỏi và lắng nghe tư vấn của các chuyên gia. Hầu hết các câu hỏi xoay quanh vấn đề: Trồng trọt, bảo vệ thực vật, dinh dưỡng cây trồng và các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Nam Định là tỉnh trọng điểm nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ.
Bón phân Lâm Thao, năng suất cây trồng tăng 10-20%
Chương trình lần này nhằm khuyến khích bà con ND chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Ban tổ chức chương trình còn tổ chức trò chơi thông qua hình thức bốc thăm trả lời câu hỏi liên quan đến kiến thức sản xuất, hiểu biết về đất đai, phân bón, các câu trả lời đúng được Ban tổ chức tặng quà. Hoạt động này được bà con ND ủng hộ và tham gia nhiệt tình, tạo nên một không khí sôi động cho chương trình.
Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đồng hành cùng Chương trình "5 đúng trong canh tác nông nghiệp" với tư cách là nhà tài trợ chính, đồng thời là nhà đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón chất lượng cao trả lời cho bà con các câu hỏi liên quan đến nguyên tắc thứ 5, thế nào là "đúng loại phân bón". Trong đó có các nội dung hiện đang được bà con hết sức quan tâm, đó là vấn đề "phân bón thật, phân bón giả và cách nhận biết hiệu quả nhất".
Tại hội nghị, đại diện Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã giới thiệu về các sản phẩm phân bón của công ty. Supe lân Lâm Thao được sản xuất bằng phương pháp hóa học phân hủy quặng apatít loại 1 với axit sunphuaric (được sản xuất từ nguyên liệu lưu huỳnh nhập khẩu có độ tinh khiết đạt 99,8%) để chuyển hóa P2O5 trong quặng thành P2O5 tan được trong nước, giúp cho cây trồng hấp thu lân ngay ở giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ, bộ rễ mới phát triển và có khả năng chống rét cho cây. Supe lân Lâm Thao ngoài thành phần chính là P2O5 hữu hiệu>16% còn có các nguyên tố trung, vi lượng rất cần thiết cho cây trồng như CaO, MgO, Mn, Fe... đặc biệt là dinh dưỡng lưu huỳnh (S)> 11%.
Lân nung chảy Lâm Thao là loại lân không tan trong nước mà tan từ từ trong môi trường đất và axit hữu cơ yếu do rễ cây trồng tiết ra nên hiệu lực của phân được kéo dài. Trong lân nung chảy Lâm Thao ngoài thành phần chính P2O5 hữu hiệu 15-17% còn có các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng khác như CaO, SiO2, MgO...
Phân bón NPK-S Lâm Thao ngoài thành phần đạm, lân, kali còn bổ sung đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng rất cần thiết cho cây trồng như canxi, magiê, lưu huỳnh, kẽm, đồng, sắt, môlipden, Bo...
Riêng thành phần dinh dưỡng lân trong NPK-S Lâm Thao gồm 2 loại là lân tan trong nước và lân không tan trong nước với một tỷ lệ hợp lý. Loại dinh dưỡng lân tan trong nước từ supe lân giúp cho cây sớm nảy mầm, phát triển nhanh bộ rễ, hạn chế bệnh nghẹt rễ lúa, bệnh chân chì huyết dụ đối với cây ngô và chống rét cho cây. Loại dinh dưỡng lân không tan trong nước có trong lân nung chảy cung cấp lân cho cây ở giai đoạn sau, hạn chế bốc hơi, rửa trôi phân bón và còn bổ sung các dinh dưỡng trung lượng như magiê, silic, giúp cho cây cứng và chống đổ tốt hơn.
Với lợi thế là đơn vị duy nhất ở Việt Nam sản xuất được cả supe lân và lân nung chảy nên phân bón Lâm Thao không những phù hợp với các vùng đất trung tính mà còn phù hợp và cải tạo đất chua, đất phèn, đất chiêm trũng các tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa... và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng thời, đại diện công ty cũng cho biết, để đáp ứng đầy đủ, cân đối nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng ở từng thời kỳ sinh trưởng trên từng vùng đất khác nhau, công ty đã sản xuất các loại NPK-S có thành phần dinh dưỡng khác nhau như:
- Nhóm NPK-S bón lót gồm: NPK-S 5.10.3-8; NPK-S 6.8.4-9; NPK-S 8.10.3-11.
- Nhóm NPK-S bón thúc gồm: NPK-S 12.5.10-14; NPK-S 10.5.12-5.
- Nhóm NPK-S chuyên dùng gồm: NPK-S 10.5.5-3 dùng cho cây lâm nghiệp, cây dâu tằm, cây cỏ; NPK-S 5.10.10-5; NPK-S 3.9.6-6 dùng cho cây họ đậu.
Trên thực tế, việc thực hiện mô hình trình diễn ở tất cả các địa phương trong nước, kết quả sử dụng phân bón Lâm Thao theo quy trình bón phân: Bón lót NPK-S 5.10.3-8; bón thúc NPK-S12.5.10-14 đều cho kết quả cụ thể: Tăng năng suất cây trồng từ 10-20%; hạn chế sâu bệnh hại, giảm phun thuốc trừ sâu; nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm chi phí lao động bón phân; nâng cao khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt cho cây trồng.
Theo Danviet
Phân bón Lâm Thao tiếp sức cho vựa ngô Sơn La Tại "thủ phủ ngô" miền Bắc - xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La - vừa diễn ra chương trình Hỏi biết trên đồng với chủ đề Trồng và chăm sóc ngô vụ xuân hè. Đây là một chương trình tư vấn đặc biệt cho bà con nông dân trồng ngô trong vụ này. Nóng về phân bón Sơn La có...