Phân bón hỗ trợ bị nghi hàng giả
Người dân nghèo vùng ba thuộc xã Tân Lập, H.Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đồng loạt không nhận phân bón hỗ trợ của Nhà nước (theo chương trình 135 CP), do chính quyền xã mua về, vì cho rằng loại phân này giả, chất lượng kém.
Cơ quan Quản lý thị trường Lạng Sơn kiểm tra loại phân bị người dân nghi là giả mạo – Ảnh: Lê Thanh Hiền
Trong tổng số 360 hộ nghèo, cận nghèo toàn xã được hỗ trợ phân bón thì đa phần dân không nhận, trong đó có thôn Đá Mài và Đồng Sinh 100 % số hộ cương quyết không nhận.
Ông Lý Văn Tài, trú tại thôn Đá Mài cho biết: “Chẳng hiểu sao, năm nay xã lại nhập loại phân lạ có tên Quế Lâm phân bón NPK cao cấp và Phân bón hữu cơ vi sinh Quế Lâm-01 về cho dân; trong đó nhãn mác hàng hóa không rõ ràng, không có điện thoại nơi sản xuất, chúng tôi nghi giả”.
Ông Nông Văn Quan (62 tuổi), trú tại thôn Hợp Thành chỉ tay về phía những cánh đồng ngả màu úa vàng nói: “Cuối tháng 8 vừa qua, các hộ nghèo và cận nghèo được nhận đồng loạt 7 bao phân (tổng trọng lượng là 195 kg), gồm 2 loại hạt tròn và loại đất mịn. Tôi mang một ít đi bón ruộng thì không hiệu quả, cây không phát triển, còi cọc. Các hộ khác cũng có kết quả tương tự, nên chất đống từng bao phân nguyên đai, nguyên kiện, dựng góc nhà”. Ông Quan cho biết thêm, các hộ nghèo ở thôn phải vay mượn tiền, ra chợ huyện mua các loại phân truyền thống khác như NPK Lâm Thao hoặc Cà Mau; khi về bón ruộng lúa, chất lượng khác hẳn.
Làm việc với PV Thanh Niên, ông Hoàng Việt Thắng, Phó chủ tịch HĐND xã, Trưởng ban hỗ trợ phát triển sản xuất hộ nghèo xã Tân Lập xác nhận: việc dân không nhận phân bón đang gây khó khăn cho việc thực hiện hỗ trợ sản xuất cho người nghèo ở xã. Ông Thắng cho rằng, cán bộ địa phương không có chuyên môn nên chủ yếu tin vào nhà sản xuất, đơn vị cung ứng; năm 2015, Tân Lập nhập trên 70 tấn phân mang nhãn hiệu “Quế Lâm- phân bón NPK cao cấp” của Chi nhánh vật tư kỹ thuật nông nghiệp H.Lạng Giang tỉnh Bắc Giang. “Nếu như đó là phân rởm, kém chất lượng thì chúng tôi sẽ trả cho nơi sản xuất”, ông Thắng nói.
Hiện tại các ngành chức năng huyện Hữu Lũng đã vào cuộc thẩm tra việc cung ứng loại phân lạ kể trên. Theo Cơ quan Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn thì chất lượng phân đạm do lãnh đạo xã Tân Lập mua về phát cho dân có vấn đề, phải mang đi kiểm định, làm rõ sự việc, giải tỏa nỗi bức xúc của người dân.
Lê Thanh Hiền
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Lỗ hổng thanh tra xử lý phân bón
Ngày 27/11/2014, Thông tư 29/2014/TT-BCT của Bộ Công thương hướng dẫn thi hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón sẽ chính thức có hiệu lực.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý và DN cho rằng, vấn nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng sẽ khó giải quyết triệt để nếu không có sự thay đổi ở khâu thanh tra, xử lý.
Phân tích yếu kém
Nghị định 202 ra đời, thay vì quản lý theo danh mục phân bón sẽ được quản lý bằng luật chất lượng và hợp chuẩn, hợp quy. Trong quy định về hợp chuẩn, hợp quy, mỗi lô hàng cần được phân tích, đánh giá đạt chỉ tiêu trước khi đưa ra thị trường.
Tuy nhiên, theo các cán bộ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp, hầu hết các sản phẩm phân bón trên thị trường hiện không có giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa đi kèm. Việc thiếu giấy tờ này phổ biến đến nỗi các đơn vị chức năng giờ chỉ phạt hành chính, vì coi là chuyện "thường ngày ở huyện".
Khâu thanh tra, xử lí phân bón trên thị trường hiện rất bất cập.
Lãnh đạo một doanh nghiệp sản xuất (DNSX) phân bón lớn thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) kiến nghị, Chính phủ nên quy định bắt buộc các DNSX phân bón phải tự trang bị 1 phòng phân tích đúng tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng mỗi lô hàng của chính mình trước khi đưa ra thị trường.
Bởi chỉ khi có phòng thí nghiệm với các dụng cụ hiện đại, đội ngũ cán bộ phân tích được đào tạo bài bản DN mới kịp thời kiểm tra chất lượng nguyên liệu để có số liệu tính toán, điều chỉnh phối liệu SX và kiểm tra chất lượng từng công đoạn thật tốt, bảo đảm chắc chắn sản phẩm SX ra đạt mức chất lượng thiết kế.
Nếu chỉ đi thuê phân tích như hiện nay, thời gian từ lúc lấy mẫu, đi thuê đến khi có kết quả tối thiểu mất khoảng 20 ngày. Lúc đó, giả sử chất lượng không đạt thì hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn tấn sản phẩm đã đến tận đồng ruộng, liệu DN có thu hồi về xử lý hay tặc lưỡi bỏ qua?
Vậy nhưng Nghị định 202 và Thông tư 29 hướng dẫn vẫn cho phép DNSX phân bón không phải trang bị phòng phân tích mà có thể đi thuê hoặc hợp tác với những phòng phân tích đã được chỉ định.
Với số lượng quá nhiều, trên 30 phòng phân tích được chỉ định nhưng thiếu kiểm tra năng lực, lại trong tình trạng thiếu việc như hiện nay việc sinh tiêu cực trong các kết là khó tránh khỏi.
Chỉ vì chưa có phòng phân tích đủ trình độ, năng lực để trở thành trọng tài nên có thực tế dở khóc dở cười là một mẫu phân bón gửi 3 phòng phân tích cho ra 3 kết quả khác nhau, sai số lên tới hàng chục phần trăm.
Trong trường hợp này, cơ quan quản lý lúng túng không biết xử lý theo hướng nào khi 3 phòng phân tích đều có chứng nhận pháp lý như nhau?
Chọn kết quả phân tích có lợi cho DN thì không sao, nhưng nếu có ý định xử phạt, lập tức DN phân bón phản ứng và yêu cầu phúc tra theo quy định của Bộ Khoa học - Công nghệ.
Khi đó, DN có quyền gửi mẫu tới phòng phân tích họ chỉ định và hầu hết kết quả lần phân tích thứ 2 đều đạt theo chỉ tiêu công bố trên bao bì của DN, bởi hầu hết các DN phân bón hiện đều có một hoặc vài phòng phân tích "ruột" nào đó.
Thanh tra "non tay"
Chính sự nhùng nhằng, thiếu minh bạch ở khâu lấy mẫu, phân tích mà hiện công tác thanh tra phân bón trên thị trường mục đích chính vẫn chỉ để xử phạt hành chính, "phạt cho tồn tại".
Và có một thực tế là bộ phận không nhỏ lực lượng thanh tra chuyên ngành, quản lý thị trường hiện nay "non tay" không dám truy trách nhiệm đến cùng DN phân bón làm sai vì thiếu công vụ, chế tài, vừa không được gì lại dễ bị DN kiện lại.
Thế nên dù có thanh tra hết năm này qua năm khác, hết đoàn này đến đoàn kia thực trạng SX-KD phân bón trên thị trường vẫn bát nháo, thật giả lẫn lộn. Các kết quả thanh tra phần lớn được cất kỹ trong mấy ngăn tủ mà ít khi được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), việc thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm SXKD phân bón giờ càng trở nên bất cập hơn khi chồng chéo trong việc phân công nhiệm vụ giữa 2 ngành công thương và nông nghiệp.
Bộ Công thương được giao quản lý từ A-Z phân vô cơ, theo Thông tư 29 của Bộ này, nó cũng bao gồm một loạt các loại phân bón khác nữa, kể cả phân khoáng hữu cơ, các chất phụ gia, chất kích thích, chất làm tăng hiệu suất...
Và theo ngành dọc, Sở Công thương các tỉnh sẽ chịu trách nhiệm quản lý, thanh tra, kiểm tra các cơ sở SX-KD những loại phân bón nói trên.
Thế nhưng, tại các tỉnh có "bói" cũng không đủ cán bộ chuyên môn có hiểu biết tàm tạm về lĩnh vực này, vậy thanh kiểm tra cái gì khi không đủ nguồn nhân lực.
Trong khi thực tế các đại lí, cửa hàng và thậm chí cả DN đều vừa bán hoặc SX cả phân vô cơ và hữu cơ. Nếu không có hướng dẫn chi tiết hoặc phối hợp chặt chẽ giữa 2 ngành công thương và nông nghiệp sẽ tạo ra lỗ hổng để DN và đại lý lợi dụng nhằm trốn tránh, ngăn cản lực lượng chức năng kiểm tra, lấy mẫu, xử phạt.
Theo Nông nghiệp
Xe tải lật nhào trên quốc lộ, tài xế và lái phụ tử vong Chiếc xe tải chở đầy phân bón đang đổ dốc thì mất thắng (phanh) lật nhào khiến tài xế và phụ xe tử vong, một người dân đang ở trong nhà cũng bị phân bón trên xe đổ đè, bị thương. Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vào vào khoảng 12giờ trưa nay (20/8), tại km1207 trên quốc lộ 14, đoạn qua...