Phân bón gặp khó, công nhân Lâm Thao vẫn thu nhập 7,7 triệu/tháng
Tại buổi gặp mặt kỷ niệm 55 năm ngày Công ty CP Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao bước vào sản xuất (24.6.1962 – 24.6.2017), ông Phạm Quang Tuyến – Bí thư Đảng uỷ, Tổng Giám đốc Công ty cho biết, mặc dù ngành phân bón đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, song công ty vẫn tạo đủ công ăn việc làm cho gần 3.000 lao động, với mức thu nhập khá cao so với nhiều ngành khác.
Trụ sở Công ty CP Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao tại thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ). Ảnh: T.L
Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Phạm Quang Tuyến cho biết, từ những ngày đầu, mỗi năm công ty chỉ sản xuất được 100.000 tấn supe lân và 40.000 tấn axit sunfuric, đến nay năng lực sản xuất mỗi năm của công ty đã đạt trên 800.000 tấn supe lân, trên 280.000 tấn axit sunfuric, trên 700.000 tấn phân hỗn hợp NPK và khoảng 300.000 tấn phân lân nung chảy, cùng nhiều loại sản phẩm phân bón khác.
Dự kiến vào tháng 10.2017, công ty sẽ tiếp tục tung ra thị trường khoảng 100.000 tấn NPK hàm lượng cao và hàm lượng trung bình mỗi năm, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, phát triển mới của ngành nông nghiệp.
Đáng chú ý, trong 5 năm gần đây, nhất là sau khi hoạt động theo mô hình cổ phần, Công ty CP Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao liên tục gặt hái được những thành quả đáng khích lệ trong sản xuất kinh doanh. Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) năm 2012 đạt 4.747 tỷ đồng; năm 2013 đạt 4.818 tỷ đồng; năm 2014 là 4.639 tỷ đồng; năm 2015 giá trị đạt 4.427 tỷ đồng.
Lãnh đạo Công ty CP Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao nhận lẵng hoa chúc mừng của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Phú Thọ.
Video đang HOT
Được biết, trong năm 2016 lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đạt 172,5 tỷ đồng, nộp ngân sách 75,6 tỷ đồng, giá trị sản xuất theo giá trị thực tế đạt gần 4.000 tỷ đồng, doanh thu đạt khoảng 4.194 tỷ đồng. Nhờ kết quả kinh doanh thuận lợi, thu nhập của cán bộ, người lao động trong công ty luôn được đảm bảo, với mức lương bình quân đạt 7,74 triệu đồng/người/tháng.
Cũng theo ông Tuyến, những năm gần đây, do ngành phân bón gặp nhiều khó khăn về tiêu thụ, đã có không ít doanh nghiệp phải giải thể, trong khi đó Công ty CP Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao vẫn kiên trì bám sát hoạt động sản xuất, duy trì các phương án có hiệu quả, cũng như liên tục tung ra thị trường các loại sản phẩm mới. Đặc biệt, doanh nghiệp luôn quan tâm đầu tư mạnh mẽ cho đội ngũ lao động.
“Thời kỳ đầu, đội ngũ lao động của công ty chủ yếu là thanh niên xung phong, bộ đội xuất ngũ, nông dân chưa qua đào tạo…, đến nay công ty đã có gần 3.000 lao động, trong đó số lao động có trình độ đại học và trên đại học là 277 người, chiếm 24%; 603 người có trình độ cao đẳng, trung cấp, số còn lại đều đã qua đào tạo từ các trường công nhân kỹ thuật, dạy nghề” – ông Tuyến cho hay.
Ông Phạm Quang Tuyến (bên trái) vui mừng bên lẵng hoa chúc mừng của các đơn vị.
Xác định con người là trung tâm của mọi sự phát triển của doanh nghiệp, ông Tuyến cho biết công ty không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Đặc biệt, công ty luôn sẵn sàng mời gọi, có chế độ “ưu ái” đối với những người giỏi, có trình độ chuyên môn cao về làm việc tại môi trường Công ty CP Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ chúc mừng và biểu dương những thành quả đã đạt được của Công ty CP Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao – một trong những đứa con đầu lòng của ngành công nghiệp phía Bắc thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vinh dự khi công ty đã được Đảng, Nhà nước 3 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, cùng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý khác.
Công nhân Công ty CP Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao đóng gói bao bì sản phẩm phân bón. Ảnh tư liệu.
Ông Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh, hiện nay ngành phân bón đang bước vào giai đoạn cạnh tranh gay gắt, để tiếp tục giữ vững “phong độ” của mình trong ngành phân bón, Công ty cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Thứ nhất, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống, giữ vững thương hiệu; nghiên cứu mở rộng phát triển sản phẩm mới theo xu hướng nông nghiệp sạch; tăng cường liên doanh, liên kết đầu tư các dự án theo chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, tiết kiệm chi phí…
Hai là tập trung đầu tư hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, vệ sinh công nghiệp, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp… Ba là thực hiện tốt chính sách đối với người lao động và nghĩa vụ đối với Nhà nước; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, đảng viên, công nhân của Công ty; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao; có chính sách thu hút những cán bộ quản lý và công nhân chuyên ngành có tay nghề cao…
Năm 2017, Công ty CP Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao tiếp tục đề ra mục tiêu đạt lợi nhuận 252 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.267 tỷ đồng; doanh thu tiêu thụ khoảng 4.125 tỷ đồng; nộp ngân sách đạt 84 tỷ đồng…
Theo Danviet
Hơn 7.000 loạivẫn "nhảy nhót, tung hoành"
Người nông dân vẫn như đang rơi vào ma trận của hơn 7.000 loại phân bón thật, giả lẫn lộn - theo vị đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận.
Phân bón giả đang trở thành hiện tượng phổ biến, gây hại cho người tiêu dùng. Ảnh: Báo Hải quan
Cuối phiên thảo luận của Quốc hội diễn ra sáng 9/6, phân bón giả là một trong những vấn đề được Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Sỹ Cương, đoàn Đại biểu Ninh Thuận nhấn mạnh. Ông cho biết, khi đến tiếp xúc cử tri ở địa phương nào, ông cũng nghe người dân phẫn nộ về tình trạng phân bón giả.
Thiệt hại cho nông nghiệp, thiệt hại cho nông dân theo ông Cương ước tính khoảng 60.000 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, ông cho rằng, sau nhiều lần chất vấn từ nhiệm kỳ trước nhưng đến nay công cuộc phòng, chống phân bón giả trên thực tế chưa mang lại kết quả. Cũng theo ông Cương, hiện thị trường phân bón vẫn tồn tại hơn 7.000 loại phân bón, phân bón lá, bón rễ, phân thật, phân giả, phân kém chất lượng lẫn lộn. Nông dân thì như rơi vào ma trận và thiệt hại thì chỉ biết kêu trời.
"Sau kỳ họp thứ 2, bộ trưởng hứa là sẽ họp bàn và tìm giải pháp nhưng sau 6 tháng trôi qua việc duy nhất làm được là chuyển việc quản lý về đầu mối duy nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Còn 7.000 loại phân bón vẫn mặc sức nhảy nhót, tung hoành trên thị trường, đẩy người nông dân đến cảnh khốn đốn", đại biểu tỉnh Ninh Thuận nói.
Ông Cương cũng cho biết, điều đáng nói là 11 đơn vị trước đây được Cục Trồng trọt giao trách nhiệm là thử nghiệm và chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón thì cả 11 đơn vị đều sai phạm theo kết luận của chính thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đâu là chỗ dựa tin cậy cho công tác quản lý Nhà nước và phân bón giao về Bộ.
Cùng với đó, theo ông, công tác xử lý những sai phạm trong lĩnh vực này cũng diễn ra chậm trễ, chưa quyết liệt. Ông lấy ví dụ sự việc liên quan đến Công ty Cổ phần Phân bón Thuận Phong (Đồng Nai) - một doanh nghiệp bị phát hiện nhiều sản phẩm phân bón bị làm giả.
"Sản xuất phân bón giả phải coi là tội ác với nông dân. Vậy mà một vụ việc sản xuất phân bón giả được 2 đồng chí Phó thủ tướng thường trực Chính phủ của 2 nhiệm kỳ phải có nhiều văn bản chỉ đạo, chủ trì nhiều cuộc họp, rồi 6 bộ liên quan đều khẳng định là Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả nhưng rốt cuộc cho đến nay vẫn không bị khởi tố. Một kênh truyền hình đã có phóng sự là "Kỳ án Thuận Phong. Vâng, đúng là nó rất kỳ. Chỉ có những người không có lương tâm mới bảo kê, tiếp tay cho việc sản xuất và kinh doanh phân bón giả làm khổ người nông dân", ông Cương nói.
Đại biểu cũng cho biết, rất nhiều cử tri từng đặt câu hỏi, tại sao cơ quan quản lý không bắt hết những người sản xuất, kinh doanh phân bón giả để nông dân được yên ổn làm ăn. "Tôi cũng mong Chính phủ đưa giúp tôi câu trả lời cho cử tri để không phải chuyển câu hỏi cho nhiệm kỳ kế tiếp như Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã nói ở nhiệm kỳ trước", ông Cương nói.
Theo Ngoc Tuyên (VnExpress)
Bón phân NPK Lâm Thao, na ngọt ngon và tăng sản lượng Cây na còn có tên khác là mãng cầu, sa lê, phan lệ chi, có nguồn gốc á nhiệt đới, được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, châu Úc, châu Phi... Ở nước ta, na là cây ăn quả được trồng phổ biến khắp cả nước với 2 dòng chính là na dai và na bở. Mỗi loại có mùi vị,...