Phản bội vợ con, chạy theo người đàn bà có chồng
Em đã có vợ và 2 con, cô ấy cũng vậy. Nhưng chúng em yêu nhau và muốn từ bỏ tất cả để đến với nhau.
Ảnh minh họa
Em đã có gia đình và hai con nhỏ. Cô ấy cũng vậy. Thời gian trước, em và cô ấy công tác cùng nhau. Vì xa gia đình, phòng lại ở cạnh nhau nên em và cô ấy dã yêu nhau một thời gian dài. Cả hai cũng đã đi quá giới hạn. Nay cô ấy chuyển công tác về gần với gia đình thì em lại rất nhớ cô ấy. Chúng em đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp, khó có thể quên được.
Cô ấy có lẽ cũng rất nhớ em bởi vì hôm chia tay cô ấy khóc rất nhiều khi phải xa em. Em vẫn còn yêu và nhớ cô ấy. Nhiều khi em chẳng thiết làm gì. Nay em có nên từ bỏ tất cả để đến với tình yêu đó không? Em đang rất băn khoăn, em mong mọi người cho em một lời khuyên sớm nhất. Em xin chân thành cảm ơn! (Em trai)
Theo Eva
Cam kết không nằm ghép có chạy theo thành tích?
Trong Chương trình "Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời", ngày 12/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã giải đáp liệu những cam kết giải quyết tình trạng nằm ghép trong bệnh viện có thực sự nghiêm túc hay chỉ là chạy theo thành tích.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Thưa Bộ trưởng, chúng tôi là người dân mỗi lần đi khám bệnh hay nằm viện đều cảm thấy rất mệt mỏi và vất vả với sự quá tải tại các bệnh viện. Chúng tôi được biết, đến nay đã có hơn 40 BV tuyến Trung ương và BV thuộc Sở Y tế TPHCM đã ký cam kết không để bệnh nhân nằm ghép. Khi nghe tin này, người dân như chúng tôi cảm thấy rất vui mừng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lo ngại liệu các cơ sở y tế có vì chạy theo thành tích mà ký cam kết, rồi đẩy cái khó về phía bệnh nhân. Bởi trên thực tế có khá nhiều BV trong số này vẫn đang quá tải trầm trọng?
Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Chúng tôi nghĩ rằng việc ký cam kết này không phải chạy theo thành tích. Bởi lẽ, các BV ký cam kết đều có sự trao đổi, bàn bạc kỹ lưỡng trong nội bộ, khi cảm thấy có khả năng thực hiện thì mới ký cam kết.
Điều này được chứng minh qua số giường bệnh của các BV ký cam kết trong thời gian qua đã tăng do có đầu tư của Nhà nước và từ các nguồn lực khác. Bên cạnh đó, có những BV đã xây dựng cơ sở mới như như cơ sở 3 của BV Ung bướu TW hay việc khánh thành, đưa vào hoạt động một số tòa nhà mới tại BV Việt Đức, BV Nhi TW...
Bên cạnh đó, thời gian qua, Bộ Y tế cũng đã triển khai mạng lưới 45 BV vệ tinh tuyến tỉnh nhận chuyển giao các kỹ thuật cao và đào tạo nhân lực từ các BV tuyến TW và các BV tuyến cuối của TPHCM. Có những BV tuyến tỉnh đã thực hiện được một số kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch, chấn thương chỉnh hình, điều trị ung thư...
Thưa Bộ trưởng, có nhiều thư của người dân gửi đến thắc mắc, tại sao một số BV lớn như Bạch Mai, Chợ Rẫy, Chấn thương Chỉnh hình... vốn thường xuyên quá tải và xảy ra tình trạng nằm ghép thì lại không ký cam kết này?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Tôi cho rằng đòi hỏi này của người dân là đúng. Bởi vì với những BV này có cơ sở rất chật hẹp, số giường bệnh không tăng thì không thể thực hiện cam kết không nằm ghép.
Tới nay, có 23/38 số bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã ký cam kết không nằm ghép, trong đó có 10 bệnh viện đa khoa và 13 bệnh viện chuyên khoa. 12 bệnh viện ký cam kết không nằm ghép ngay sau khi vào viện; 9 bệnh viện ký cam kết không nằm ghép sau 24 giờ vào viện và 2 bệnh viện ký cam kết không nằm ghép sau 48 giờ vào viện. Số bệnh viện tuyến cuối của TPHCM đã ký cam kết là 18/31, trong đó: 7 bệnh viện đa khoa và 11 bệnh viện chuyên khoa. 6 bệnh viện ký cam kết không nằm ghép ngay sau khi vào viện; 8 bệnh viện ký cam kết không nằm ghép sau 24 giờ vào viện và 4 bệnh viện ký cam kết không nằm ghép sau 48 giờ vào viện.
Thời gian tới, BV Bạch Mai sẽ hoàn thành xây dựng tòa nhà 19 tầng còn BV Chợ Rẫy sẽ khánh thành Trung tâm Ung bướu, qua đó tăng số giường bệnh thì mới có khả năng giảm bệnh nhân nằm ghép.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần tuyên truyền cho người dân biết rằng ở những bệnh viện này, có quá tải thật nhưng cũng có quá tải "ảo".
Theo khảo sát độc lập của chúng tôi, khoảng 30-60% bệnh nhân điều trị ở những BV tuyến cuối hoàn toàn có thể được điều trị tốt ở tuyến dưới với kỹ thuật tương đương và điều kiện chăm sóc tốt hơn.
Hơn nữa, thời gian nằm viện cũng cần được rút ngắn khi cần thiết. Bởi quy trình khám chữa bệnh đến khi đạt hiệu quả thì phải ra viện, tránh nằm lâu dễ bị nhiễm trùng BV và không hiệu quả về mặt kinh tế cho chính người dân và cho BV.
Một người dân hỏi Bộ trưởng Bộ Y tế: Theo Luật BHYT sửa đổi mới có hiệu lực, khi tham gia BHYT bắt buộc, người dân phải tham gia theo hình thức hộ gia đình. Từ trước đến nay, tôi vẫn có thể chỉ mua cho mình, nhưng đến nay phải mua cho cả nhà. Đối với người dân như chúng tôi thì việc này rất tốn kém, nên tôi không đồng ý với quy định như vậy. Bộ trưởng có ý kiến như nào về suy nghĩ này?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Tôi rất thông cảm với người dân, tuy nhiên, đây là kinh nghiệm của các nước đã từng trải qua để tiến tới BHYT toàn dân, khi họ có điều kiện kinh tế, xã hội tương đương như nước ta hiện nay.
Khi tham gia theo hộ gia đình, quyền lợi được tăng lên. Hiện nay, mệnh giá BHYT là 621.000 đồng cho người đầu tiên nhưng mức phí đóng với người thứ hai, thứ ba... sẽ được giảm đi chỉ còn tương ứng là 80%, 70%... Đến người thứ năm thì chỉ phải đóng 40% mệnh giá hiện hành. Như vậy, càng nhiều người tham gia thì số tiền phải đóng càng giảm.
Ngoài ra, một số đối tượng như người nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công, trẻ em dưới 6 tuổi... đã được Nhà nước bao cấp hoàn toàn và trả hết chi phí theo quy định của bảo hiểm.
Cũng phải nói rằng Việt Nam cũng là một trong số những nước có gói dịch vụ BHYT mà người dân được hưởng cao. Chẳng hạn như một số nước trong cùng khu vực, với mệnh giá tham gia BHYT từ 80-120 USD, chỉ cho người bị bệnh ung thư được điều trị với 4 loại thuốc. Trong khi mức đóng ở Việt Nam tính ra tương đương 30 USD, nhưng người bệnh được điều trị với 10 loại thuốc ung thư, cả chạy thân nhân tạo và một số kỹ thuật cao với mức khoảng 40 triệu đồng/lần điều trị. Khi người dân tham gia BHYT trên 5 năm thì được quyền lợi cao hơn nữa.
Trong lộ trình giá dịch vụ tiến tới tính đúng, tính đủ theo Nghị quyết của Quốc hội trong thời gian tới, thì rõ ràng tham gia BHYT đem lại quyền lợi rất nhiều cho người dân; đồng thời, sẽ tránh rủi ro cho người dân, đặc biệt là những người không may bị bệnh.
Luật BHYT đã đi vào cuộc sống 3 tháng, khi triển khai Bộ có gặp khó khăn gì, việc triển khai tại các địa phương có gì vướng mắc?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Khó khăn thứ nhất là do công tác tuyên truyền chưa rộng, chưa sâu, chưa hiệu quả nên người dân chưa thấy hết những quyền lợi khi tham gia BHYT.
Hơn nữa, một số địa phương vẫn quan niệm BHYT là công tác của riêng ngành Y tế và BHXH nhưng chỉ khi có sự tham gia tích cực hơn nữa của các địa phương trong công tác tuyên truyền cũng như kêu gọi nguồn lực hỗ trợ cho đối tượng người cận nghèo hay các hộ nông dân với mức sống trung bình thì BHYT toàn dân mới được thực hiện hiệu quả.
Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Hiền Minh (thực hiện)
Theo_Báo Chính Phủ
Chạy theo tình 1 đêm Khi anh ở nhà, tôi là của anh. Lúc anh đi xa, tôi lại chạy theo gã đàn ông khác. Sáu năm cho một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, tôi làm đơn ly dị chồng. Từng ấy năm tôi phải chung sống với người chồng "dã thú" thường xuyên cặp bồ trước mặt tôi, đã thế anh ta còn suốt ngày đánh...