Phân bổ các nguồn lực hỗ trợ kịp thời, hợp lý, đúng đối tượng
Chung tay cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ và cả hệ thống chính trị, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã có nhiều hoạt động quan trọng góp phần chăm lo, hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, trong đó đặc biệt lưu ý việc phân bổ, điều phối các nguồn lực hỗ trợ kịp thời, đến đúng đối tượng, bảo đảm các tiêu chí: công bằng, công khai, minh bạch, hợp lý.
Ngày 25/8, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì hiệp thương, thống nhất với các đơn vị phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Chương trình “Triệu phần quà đại đoàn kết tiếp sức đồng bào miền Nam vượt qua đại dịch COVID-19″. Ảnh minh họa: Minh Đức/TTXVN
Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đông đảo cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan… ở trong và ngoài nước đã tích cực ủng hộ nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Theo thống kê, chỉ tính từ ngày 1/5 – 27/8/2021, số tiền tiếp nhận và đăng ký ủng hộ qua hệ thống Mặt trận từ Trung ương đến địa phương lên tới trên 7.762 tỷ đồng. Trong đó, số tiền tiếp nhận qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là 880 tỷ đồng.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã nhiều lần khẳng định, mọi nguồn lực đã tiếp nhận sẽ được Mặt trận phân bổ hợp lý, công khai, minh bạch, đảm bảo đúng đối tượng. Theo đó, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phân bổ, sử dụng 850,8 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ các địa phương, bệnh viện, cơ sở y tế, lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch 172,8 tỷ đồng. Đặc biệt, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phân bổ số tiền 117 tỷ đồng hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam theo Chương trình Triệu phần quà Đại đoàn kết tiếp sức đồng bào miền Nam vượt qua đại dịch COVID-19.
Đến thời điểm này, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chuyển vào Quỹ Vaccine phòng COVID-19 do Bộ Tài Chính quản lý số tiền lên tới trên 1.036 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiếp nhận các hiện vật gồm sữa, quạt, khẩu trang, máy lọc không khí, quần áo bảo hộ… của nhiều đơn vị. Ban Cứu trợ Trung ương đã phân bổ số hiện vật trên đến các cơ sở y tế, bệnh viện, khu cách ly…
Ở địa phương, từ ngày 1/5 – 27/8/2021, 63/63 Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố đã vận động các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ và đăng ký ủng hộ 6.882 tỷ đồng, trong đó đã tiếp nhận 3.761 tỷ đồng và đã phân bổ 2.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Thời gian qua, tại các địa phương, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc chủ trì phối hợp với tổ chức Công đoàn, Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Chữ thập đỏ… tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định về phòng, chống dịch; chủ động, tích cực tham gia các ban chỉ đạo, các tổ phòng, chống COVID cộng đồng, tổ xung kích tình nguyện, tham gia chốt chặn ở nơi phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội; tham gia các tổ thiện nguyện, giúp đỡ những người khó khăn.
Để tiếp tục đồng lòng, chung sức cùng với cả nước phòng, chống đại dịch, ngày 25/8 vừa qua, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ trì hiệp thương, thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam triển khai thực hiện Chương trình Triệu phần quà đại đoàn kết tiếp sức đồng bào miền Nam vượt qua đại dịch COVID-19.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các tổ chức chính trị – xã hội và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phấn đấu vận động ít nhất một triệu phần quà Đại đoàn kết với tổng trị giá khoảng 300 tỷ đồng để hỗ trợ người dân đang cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đang gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, góp phần để không ai bị thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhu yếu phẩm như chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đây cũng là việc làm thiết thực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương phát động.
Mỗi phần quà Đại đoàn kết trị giá tối đa 300.000 đồng, là hiện vật như lương thực, thực phẩm thiết yếu, thuốc, khẩu trang y tế,… hoặc tiền mặt do địa phương quyết định. Những phần quà này sẽ được trao trực tiếp đến tay những người đang gặp khó khăn, nhất là người nghèo, người yếu thế với thủ tục đơn giản nhất, thời gian nhanh nhất, phù hợp với điều kiện và yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch.
Kinh phí thực hiện Chương trình do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam quyên góp, ủng hộ từ các doanh nghiệp, tổ chức, tập thể, cá nhân, thành viên, hội viên, đoàn viên.
Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Ban Tổ chức Chương trình sẽ chuyển kinh phí và hiện vật về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố để chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên xây dựng phương án, thống nhất với chính quyền, xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy để tổ chức thực hiện đúng đối tượng và hạn chế tối đa sự trùng lặp, sót, lọt, bảo đảm kịp thời, thiết thực, phù hợp với thực tế của địa phương.
Ông Đỗ Văn Chiến cũng chia sẻ thêm, cùng với số quà và kinh phí nêu trên, Ban Tổ chức Chương trình sẽ tiếp tục vận động các nhà tài trợ, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân và huy động một phần từ nguồn của Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố trong đợt cao điểm vận động “Toàn dân đoàn kết, ra sức thi đua phòng, chống đại dịch COVID-19″ để tiếp tục hỗ trợ các địa phương. Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân và các tổ chức thành viên tiếp tục vận động các tập thể, cá nhân ủng hộ sản phẩm nông, lâm, hải sản cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong thời gian giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên huy động hội viên, đoàn viên ở cơ sở tiếp tục tham gia các tổ phòng, chống COVID cộng đồng, tổ thiện nguyện, bám địa bàn, bám dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng để cùng với lực lượng chức năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu đảm bảo đời sống, hỗ trợ y tế… ở mức cao nhất có thể, để nhân dân yên tâm “ai ở đâu, ở yên đó”, giãn cách xã hội thực chất, phòng, chống dịch hiệu quả, cùng nhau vượt qua đại dịch COVID-19.
Chi gần 19.000 tỷ đồng cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân
Bộ Tài chính cho biết, các nhiệm vụ chi ngân sách được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách, lũy kế chi ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2021 ước đạt 918,1 nghìn tỷ đồng, bằng 54,4% dự toán.
Đặc biệt, cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã ưu tiên bố trí chi cho phòng, chống dịch COVID-19. Tính đến hết tháng 8, ngân sách nhà nước đã chi 18,8 nghìn tỷ đồng; trong đó 17,2 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch và 1,6 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Trong số đó, trung ương đã chi 10,7 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 để bổ sung kinh phí phòng, chống dịch COVID-19; chi 5,1 nghìn tỷ đồng mua vaccine phòng COVID-19 từ nguồn tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2020 chuyển sang; các địa phương đã chi 3 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xuất Quỹ vaccine phòng COVID-19 là 2,55 nghìn tỷ đồng để mua vaccine.
Bên cạnh đó, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị đã xuất cấp vật tư, trang thiết bị dự trữ quốc gia cho phòng, chống dịch, xuất cấp 74,3 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ cho nhân dân trong dịp Tết, giáp hạt đầu năm và một số địa phương bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Thực hiện Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 20/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất cấp 130 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia cho 24 địa phương để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính đã xuất cấp 52 nghìn tấn gạo; đồng thời, đang phối hợp với các địa phương xác định nhu cầu cụ thể để xuất cấp cho người dân đảm bảo không quá số lượng Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Về thu ngân sách, Bộ Tài chính cho biết, 8 tháng của năm 2021, thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 1.000 nghìn tỷ đồng, bằng 74,8% dự toán, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, dự kiến sẽ ảnh hưởng đến số thu ngân sách trong các tháng tới.
Theo Bộ Tài chính, thu nội địa ước đạt 820,4 nghìn tỷ đồng, bằng 72,4% dự toán, tăng 12% so cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ năm 2020 đạt 57,9% dự toán, giảm 9,9%). Thu từ dầu thô ước đạt 25,7 nghìn tỷ đồng, bằng 111% dự toán, tăng 0,9% so cùng kỳ và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 157,5 nghìn tỷ đồng, bằng 88,2% dự toán, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Ước tính 54/63 địa phương có thu nội địa đạt trên 67% dự toán; trong đó có 47 địa phương thu đạt trên 70% dự toán như Hà Nam, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế, Bắc Giang, Quảng Trị, Đồng Nai...; 51 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ...
Có 8 địa phương có tiến độ thu dự toán đạt thấp là Bắc Kạn 65,2%; Đồng Tháp 65,1%; Kiên Giang 63,3%; Sơn La 63,3%; Cần Thơ 62,4%; Đà Nẵng 61,2%; Tiền Giang 58,6% và Hoà Bình 57,8%.
Bộ Tài chính cho rằng trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh, kết quả thu ngân sách 8 tháng là tích cực, nhờ đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020, một số ngành, lĩnh vực được hưởng lợi từ chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, duy trì được mức tăng trưởng khả quan như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản,... tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, tình hình dịch COVID-19 còn đang diễn biến rất phức tạp, dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến số thu ngân sách trong các tháng tới.
Chăm lo tốt hơn cho người dân để sớm đẩy lùi dịch bệnh Đến nay, công tác an sinh xã hội tại các địa phương phía Nam đã từng bước đã được tháo gỡ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để người dân vừa đảm bảo an sinh xã hội vừa tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong giai đoạn giãn cách xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn địa phương triển khai...