Phân biệt và sử dụng đèn pha – đèn cốt đúng cách
Bạn cần phân biệt và hiểu rõ hai chế độ đèn pha (chiếu sáng xa) và đèn cốt (chiếu sáng gần) trên ô tô, xe máy để sử dụng đèn an toàn khi tham gia giao thông.
Phân biệt giữa đèn pha – đèn cốt
Theo điểm d khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới là phải có đủ đèn chiếu sáng gần và xa.
Đèn pha là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn và tầm nhìn cao hơn, giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà các lái xe làm dụng đèn pha chiếu xa bởi đèn pha với góc chiếu cao và cường độ mạnh sẽ làm cản trở tầm nhìn và gây khó chịu những lái xe đi ngược chiều hoặc ngay cả những lái xe đi cùng chiều ở phía trước. Trong một vài tình huống, đèn pha có thể là nguyên nhân gây tai nạn bởi lái xe đối diện không thể quan sát tình hình giao thông để phản xạ kịp thời.
Đèn cốt là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường trong phạm vi gần, sử dụng khi lái xe tốc độ chậm, trong nội thành, khu dân cư. Độ sáng và khoảng chiếu sáng của loại đèn này được tính toán kỹ để không gây ảnh hưởng cho xe đi trước hoặc đối diện. Một số nước bắt buộc phải bật đèn xe ngay cả vào ban ngày, chính là để ở chế độ đèn cốt này.
Việc sử dụng đèn chiếu xa, chiếu gần cũng phải đúng quy định, bảo đảm an toàn chung của người tham gia giao thông. Trong một số tình huống đèn pha có thể là nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Do đó lưu ý không được bật đèn pha tùy tiện.
Khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 nghiêm cấm trong thời gian từ 22h hôm trước đến 5h hôm sau, sử dụng đèn pha trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
Đồng thời, khoản 3 Điều 17 Luật này cũng quy định xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.
Theo đó, hành vi bật đèn pha sai quy định bị xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:
- Đối với người điều khiển xe ô tô: Phạt từ 600.000 đồng – 800.000 đồng nếu sử dụng đèn pha trong đô thị, khu đông dân cư hoặc sử dụng đèn pha khi tránh xe ngược chiều.
- Đối với người điều khiển xe máy: Phạt từ 60.000 đồng – 80.000 đồng nếu sử dụng đèn pha khi tránh xe ngược chiều (điểm g khoản 1 Điều 6); Phạt từ 80.000 đồng – 100.000 đồng nếu sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư (điểm e khoản 2 Điều 6).
Theo Autobikes
Video đang HOT
Các bước bảo dưỡng ô tô đơn giản giúp bạn tiết kiệm chi phí nuôi xe
Bảo dưỡng ô tô đúng cách và thường xuyên sẽ giúp tăng tuổi thọ, độ bền, độ mới cho xế cưng. Bạn có thể tự thực hiện một số hạng mục cơ bản mà không cần phải đưa xe đến garage hoặc tốn tiền nhờ thợ sửa tại các cơ sở tư nhân.
Các bước bảo dưỡng ô tô đơn giản giúp bạn tiết kiệm chi phí nuôi xe
Theo những người có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, những sự cố bất ngờ trên đường thường xuất phát từ nguyên nhân do chủ xe lơ là, không quan tâm đến chuyện bảo dưỡng ô tô. Oto.com.vn xin hướng dẫn các bạn tự thực hiện những bước bảo dưỡng ô tô đơn giản để giảm thiểu sự cố hỏng hóc và tiết kiệm chi phí "nuôi" xe.
I. Chuẩn bị dụng cụ cần thiết
Găng tay vải: Đây là một dụng cụ hỗ trợ bạn trong việc kiểm tra ổ máy, dầu máy và bánh xe.
Khăn: Khăn để làm sạch những vị trí bẩn và cần dùng đến khi kiểm tra dầu máy.
Máy đo áp suất không khí: Dụng cụ này dùng để kiểm tra áp suất không khí bánh xe.
Các dung dịch cần thiết: Những dung dịch cần chuẩn bị là dung dịch rửa kính, nước làm mát, dung dịch vệ sinh, dung dịch khử mùi...
II. Các bước bảo dưỡng ô tô cần thực hiện
1. Rửa xe
Trong quá trình vận hành, bụi bặm, nắng nóng, nước mưa sẽ khiến các bộ phận cơ khí bị hư hao. Do đó, rửa xe thường xuyên sẽ làm tăng độ bền và mới của các chi tiết "lộ thiên" ở bên ngoài. Chỉ cần vòi nước, khăn và dung dịch vệ sinh chuyên dụng là bạn có thể hoàn thành đầu việc này một cách dễ dàng.
2. Vệ sinh khoang xe
Những mảnh vụn thức ăn, rác bẩn, mùi mồ hôi sẽ tạo thành một không gian bí bách cho chiếc xe. Bạn cần chú ý loại bỏ hoàn toàn những thứ trên thông qua việc vệ sinh và dùng dung dịch khử mùi.
3. Bảo dưỡng lốp xe
Trước tiên, bạn cần kiểm tra độ mòn trên lốp xe bằng việc quan sát kỹ phần vân lốp, răng lốp. Khi nhận thấy chúng có dấu hiệu mài mòn, bạn nên thay thế để đảm bảo an toàn, đặc biệt là trong trường hợp thực hiện những cú phanh gấp trên đường.
Tiếp đó, sử dụng máy đo áp suất lốp để kiểm tra bánh xe, nhất là khi xe đã trải qua một quá trình sử dụng lâu dài.
4. Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng, đèn xi-nhan
Hệ thống đèn chiếu sáng có vai trò quan trọng đối khi xe vận hành vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết sương mù. Do đó, bạn nên kiểm tra xem hệ thống đèn có hoạt động tốt hay không, có bị mờ không để có phương án sửa chữa nếu cần.
5. Làm sạch khoang động cơ
Khoang động cơ là nơi có cấu tạo phức tạp, nhiều chủ xe tỏ ra ái ngại khi phải "động tay chân" vào khu vực này. Thế nhưng, bạn có thể bỏ qua mặc cảm mình là người không chuyên để tự tin thực hiện những thao tác vệ sinh đơn giản hoặc chí ít là kiểm tra xem khoang động cơ có bị rò rỉ dầu nhớt hay không, dây dẫn có bị chuột cắn phá hay không....
6. Kiểm ắc quy
Ắc quy có vai trò quan trọng trong việc khởi động xe và cung cấp năng lượng cho hệ thống chiếu sáng và âm thanh của xe. Có hai loại ắc quy là ắc quy khô (không cần bổ sung nước) và ắc quy nước (cần bổ sung nước). Những dòng xe ô tô mới đa phần sử dụng ắc quy khô, khi đó kim đồng hồ phía trên chỉ màu xanh là bình thường.
7. Kiểm tra dây cu roa quạt gió
Dùng một ngón tay ấn vào phần giữa hai bên dây. Nếu xe trũng xuống từ 10-15 cm là bình thường. Nếu độ trũng vượt quá mức trên hoặc có biểu hiện sắp đứt thì nên tiến hành thay dây mới.
8. Kiểm tra dầu máy
Dầu máy là một yếu tố giúp động cơ hoạt động trơn tru. Bạn kiểm tra dầu máu bằng cách rút tay cầm màu vàng ở đồng hồ đo dầu ra, đặt nó lên khăn và lau sạch. Tiếp đến kiểm tra mức độ đục của dầu. Sau khi lau xong, cắm thanh đo dầu vào vị trí cũ. Rút thanh đo ra, quan sát thấy dầu dính ở khoảng giữa F và L là bình thường. Bạn nên chú ý thay dầu máy khi xe đi từ 3000-5000km/lần.
9. Kiểm tra hệ thống phanh
Phanh là bộ quận có tính chất quyết định đến sự an toàn tính mạng của người ngồi trong xe khi tham gia giao thông. Kiểm tra phanh thường xuyên sẽ hạn chế tối đa rủi ro không mong muốn.
Kiểm tra phanh không khó như nhiều người nghĩ, hãy dùng mắt quan sát xem má phanh bị mòn không hoặc để ý trong lúc lái xe, má phanh phát ra tiếng kêu khó chịu hoặc cảm nhận tay lái bị lệch khi sử dụng phanh hay không... để kịp thời thay phanh mới.
10. Kiểm tra nước làm mát
Mở nắp hộp đựng nước làm mát và nhìn xem mực nước trong bình đang ở mức Full hay Low? Nước làm mát nằm giữa hai mức Full và Low là phù hợp nhất.
11. Bổ sung dung dịch rửa kính
Lượng nước rửa kính quá ít thì nên bổ sung ngay để đảm bảo kính xe luôn sạch sẽ, trong suốt.
Với những hạng mục bảo dưỡng nêu trên, bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc chiếc xe của mình khi rảnh rỗi, vừa tiết kiệm chi phí nuôi xe vừa được cầm lái chiếc xe mới, sáng loáng và an toàn. Những người có nhiều kinh nghiệm sử dụng ô tô cho rằng, việc chăm sóc xe thường xuyên sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức thú vị về chiếc xe, trong nhiều trường hợp cần đem đến garage tư nhân sửa chữa, bạn có thể sử dụng kiến thức đó để hạn chế bị "chặt chém".
Theo DDDN
Những bộ phận dễ hỏng nhất trên ô tô nếu chủ xe không để ý Nếu chủ sở hữu không chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách, những bộ phận xe dưới đây sẽ rất dễ gặp hỏng hóc. Có những bộ phận trên xe được khuyến cáo có tuổi thọ là một khoảng thời gian cụ thể, chẳng hạn như bóng đèn halogen có thể chiếu sáng trong khoảng 1.000 giờ trong điều kiện bình thường (có...