Phân biệt và sử dụng bột nở, muối nở, men nở
Nhiều người mới học làm bánh thường gặp khó khăn khi cần phân biệt 3 loại nguyên liệu này. Nếu bạn cũng gặp khó khăn tương tự, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Bột nở – Baking Powder
Bột nở là một hỗn hợp khô gồm có Bicarbonate Soda, một lượng nhỏ tinh bột để giữ cho các thành phần khác khô ráo và một hoặc vài chất axit để tạo ra lượng khí Carbon Dioxide cho các sản phẩm men khi nướng. Hầu như các loại bột nở được sử dụng ngày nay là bột nở tác động kép, nghĩa là 1 loại axit phản ứng ở nhiệt độ phòng khi chất lỏng được thêm vào và 1 loại axit khác phản ứng khi được làm nóng.
Bột nở sẽ giảm chất lượng theo thời gian chính vì thế nó cần được giữ trong túi hoặc hộp kín ở nơi khô ráo, thoáng mát. Để kiểm tra xem bột nở còn tốt hay không, bạn khuấy ½ muông cà phê bột nở với khoảng 50ml nước nóng, nếu thấy sủi bọt và có tiếng xèo xèo là bột vẫn còn tốt.
Khi làm bánh, nhiều người cho rằng tăng lượng bột nở sẽ làm tăng độ nở của bánh. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Việc sử dụng quá nhiều bột nở sẽ cho ra bánh thành phẩm bở và không mịn, cộng thêm mùi rất khó chịu. Ngược lại nếu sử dụng không đủ lượng bột nở, món bánh sẽ không nở hết và kém xốp.
Nếu bạn tăng trứng trong một công thức nên giảm ½ muỗng cà phê bột nở cho mỗi quả trứng thêm vào và ngược lại.
2. Muối nở – Baking Soda
Video đang HOT
Còn được gọi là Bicarbonat of Soda, muối nở được dùng trong các công thức làm bánh để giúp bánh xốp hơn và khi nấu ăn người ta dùng muối nở với một lượng rất thấp để các món hầm nhanh nhừ hơn. Baking soda còn là một chất khử mùi rất hiệu quả. Để mở nắp một lọ muối nở trong tủ lạnh, nó sẽ hấp thụ hết các mùi trong tủ lạnh. Hòa tan muối nở với nước ấm, bạn có dung dịch làm sạch bên trong tủ lạnh vô cùng hiệu quả. Nó cũng có thể được sử dụng như một loại kem đánh răng khẩn cấp.
Trong một số cuốn sách nấu ăn cũ, bạn có thể thấy hướng dẫn thêm muối nở vào nước dùng hay nước luộc rau để giữ màu sắc đẹp mắt cho các loại rau củ. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn không nên bởi muối nở sẽ phá hủy vitamin và gây vị đắng. Muốn giữ màu và vitamin trong rau củ, tốt nhất bạn nên thêm một chút muối thường vào nước luộc và luộc/nấu với lửa to.
3. Men nở – Yeast
Được dùng chủ yếu khi làm bánh mỳ men nở cho tác dụng nở qua quá trình ủ và tùy từng loại bánh mà thời gian ủ sẽ khác nhau. Khi dùng men nở, bạn lưu ý không để men tiếp xúc trực tiếp với muối. Bạn nên trộn muối với bột mì và pha men nở với nước ấm để men sống, sau đó mới trộn nước men vào bột.
Giữ men nở ở nơi khô ráo, thoáng mát như trong tủ bếp hoặc tủ lạnh. Tiếp xúc với không khí, hơi nóng hoặc độ ẩm sẽ làm giảm hoạt động của men. Sau khi mở hộp, bạn cất men trong túi kín, sử dụng trong vòng 3 – 4 tháng.
Theo PNO
6 điều bạn cần biết khi bắt đầu học nấu ăn
Nắm được những nguyên tắc cơ bản này, việc học nấu ăn của bạn sẽ trở nên dễ dàng, suôn sẻ và tràn đầy hứng thú!
1. Chọn những công thức thật đơn giản
Chắc chắn bạn sẽ muốn những lần đầu nấu ăn của mình được suôn sẻ và nhận được nhiều lời khen từ những người thưởng thức món ăn tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn cần phải chọn những món thật mới lạ hay phức tạp với những nguyên liệu khó kiếm. Hãy tìm đến những công thức đơn giản, nguyên liệu quen thuộc và bạn sẽ dễ dàng thành công hơn đấy!
2. Đọc công thức
Có những bạn chỉ quen đọc sơ công thức và cho rằng quan trọng nhất là nắm được phần nguyên liệu có những gì rồi ngay lập tức đi mua đồ về nấu. Đây là một trong những sai lầm cơ bản của những người mới học nấu ăn. Bạn không những cần phải nắm được các nguyên liệu cần có mà còn phải nắm được bạn sẽ cần những dụng cụ gì trong quá trình nấu? Một số món đòi hỏi lò nướng hoặc lò vi sóng một số món khác lại đòi hỏi nồi hấp hay nồi chiên... và nếu không có chúng bạn khó mà thành công được. Chính vì vậy hãy đọc kỹ công thức trước khi bắt tay vào làm món ăn nhé!
3. Ước lượng thời gian nấu
Điều này rất quan trọng khi bạn chỉ có một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành bữa ăn. Một vài công thức có đưa ra ước lượng thời gian nấu bạn nên cộng thêm khoảng 10 - 15 phút để được thoải mái hơn trong quá trình chuẩn bị. Bạn cũng có thể mua các loại thực phẩm đã được sơ chế sẵn để rút gọn thời gian nấu của mình.
4. Chuẩn bị các nguyên liệu sẵn sàng trước khi bắt đầu nấu
Bạn có thể thấy mẹ hay bà của mình thường rửa rau, thái hành hay sơ chế các nguyên liệu phụ trong khi nấu món chính và thấy điều đó thật tuyệt. Tuy nhiên, nếu mới bắt đầu làm bếp, bạn không nên học thói quen này mà nên chuẩn bị tất cả các nguyên liệu sẵn sàng cạnh bếp nấu để quá trình nấu sẽ không xảy ra trục trặc nào do vội vàng như đứt tay, trào nước dùng, nát nguyên liệu...
5. Giữ vệ sinh
Luôn rửa tay với xà phòng trước và sau khi sơ chế đồ ăn, đặc biệt là khi bạn phải tiếp xúc với các thực phẩm sống như thịt, cá, trứng... Ngoài ra nếu muốn giữ quần áo sạch sẽ thì một chiếc tạp dề là thứ không thể thiếu trước khi bạn bắt đầu vào bếp.
6. Đồ ăn sống và chín
Không bao giờ đựng đồ ăn chín vào đĩa, thớt hay các bề mặt bạn đã để thịt, cá, trứng sống. Đối với các bề mặt này bạn cần rửa thật sạch với nước nóng và bằng xà phòng để đảm bảo làm sạch vi khuẩn hoàn toàn. Đồ ăn chín khi đã bày lên đĩa cần được để ra bàn riêng là tốt nhất.
Theo PNO
Mách bạn cách lọc cánh gà nhanh gọn Thịt cánh gà vừa chắc vừa ngon nếu lọc được thịt thì sẽ chế biến được thêm rất nhiều món ngon, tiện ăn bạn cùng thử học cách lọc cánh gà này nhé! Nguyên liệu: - Cánh gà nguyên chiếc - Dao sắc, thớt sạch. Cách làm: Cắt một đường ngang phía trên khớp số 2 - chính là khớp giữa đuôi cánh...