Phân biệt u lành tính và ác tính
Những khối u ác tính (ung thư) là nỗi sợ hãi của nhiều người. Trên thực tế không phải mọi khối u đều là ung thư. Việc phân biệt giữa u lành tính và u ác tính để có hướng điều trị đúng và giúp người bệnh ổn định tâm lý.
Ung thư là gì?
Khi nhắc đến ung thư, nhiều người hay hiểu đơn giản đó là một khối u ác tính hình thành trong cơ thể và phát triển theo nhiều giai đoạn, đến giai đoạn cuối sẽ di căn khiến người bệnh tử vong.
Cơ thể người là do hàng ngàn hàng vạn tế bào tạo thành, tế bào rất nhỏ, phải dùng kính hiển vi mới có thể thấy được. Tế bào cũng có rất nhiều loại, mỗi tế bào có chức năng riêng, tuân thủ quy tắc, tạo thành một xã hội tế bào hòa hợp, đó chính là một cơ thể bình thường.
Cơ thể chúng ta luôn tái tạo tế bào để phát triển, để thay thế, chữa trị cho những tế bào đã chết hoặc bị tổn thương. Quá trình này do một bộ gene kiểm soát và khi gene này gặp lỗi sẽ dẫn tới sự phát triển không bình thường của tế bào, nói cách khác là gây ra ung thư. Khối u ác tính thực chất là do một gene trong cơ thể gặp lỗi trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên không phải gene lỗi nào cũng phát triển thành ung thư. Có thể chia sự phát triển bất bình thường này thành 2 loại: u lành tính và u ác tính.
U lành tính là những khối u không xâm lấn vào cơ quan và các mô xung quanh cơ thể bởi vậy không gây ung thư. Những khối u như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u xơ mỡ dưới da, thường là u lành.
Trong khi đó u ác tính, như chúng ta vẫn gọi là ung thư, loại bệnh gây ra sự biến đổi về sinh sản, tăng trưởng và tính năng của tế bào, các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát. Ban đầu có thể chỉ phát triển giới hạn trong một phạm vi nhất định.
Sau nhiều lần nhân lên, các tế bào ung thư hình thành một khối ung thư có khả năng xâm lấn, phá hủy… Nếu những tế bào này không được điều trị hay xử lý sớm, chúng sẽ xâm lấn ra bên ngoài, vào những bộ phận xung quanh trong cơ thể và gây tổn hại cho các mô, đây chính là giai đoạn di căn của khối u.
Video đang HOT
Ung thư đại tràng (X).
Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính
Khối u lành tính: Phát triển rất lâu, có thể mềm hoặc chắc, phân chia rõ ràng, chủ yếu là có vỏ xơ bao bọc, không lan rộng đến các mô, khu vực khác, thực hiện được việc bóc tách hoặc cắt bỏ, rất ít khi tái phát.
Khối u ác tính: Phát triển tốc độ nhanh, thường là khối rắn, ranh giới xung quanh thường rất mơ hồ, xâm lấn, lây lan sang các mô, bộ phận khác. Có thể thực hiện cắt bỏ nhưng vẫn dễ tái phát trở lại.
Biện pháp giảm nguy cơ ung thư
Để giảm nguy cơ ung thư, mọi người nên co lối sống lành mạnh: Tránh xa tất cả các dạng thuốc lá. Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Thường xuyên tham gia hoạt động thể chất. Ăn uống lành mạnh, thực hiện chế độ ăn nhiều rau củ, hoa quả. Hạn chế uống rượu và các đồ uống có cồn khác.
Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, hạn chế tác động tiêu cực của tia cực tím (UV). Tìm hiểu về tiểu sử, yếu tố di truyền bệnh của gia đình. Thực hiện sàng lọc thường xuyên theo khuyến nghị.
Con gái nên cẩn thận với 4 loại bệnh phụ khoa rất dễ phát triển thành ung thư, nhất là cái số 3
Nhiều bệnh thường khởi phát từ lúc còn nhẹ, nếu chúng ta chú ý ngay từ đầu và chữa trị kịp thời thì có thể ngăn chặn nguy cơ chuyển biến thành ung thư.
Bệnh phụ khoa là căn bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ và cũng là chủ đề được đông đảo mọi người quan tâm. Những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh phụ khoa ngày càng gia tăng, kéo theo đó là những khối u hình thành nên dễ dẫn tới bệnh ung thư phụ khoa.
Thực tế, nguyên nhân chủ quan cũng xuất phát từ việc các chị em chưa hiểu biết rõ về bệnh nên làm cho tình trạng bệnh kéo dài. Khi mắc phải 4 bệnh phụ khoa dưới đây thì các chị em phải chú ý chữa trị càng sớm càng tốt để phòng tránh nguy cơ nó biến chuyển thành ung thư.
1. U xơ tử cung
Đây là một trong những loại u phụ khoa thường gặp đối với những người phụ nữ ở độ tuổi trung niên. Thường thì những khối u này đều là u lành tính, nhưng một số ít sẽ tiến triển thành u ác tính. Khi biết mình có u xơ tử cung, bạn cần chủ động đi theo dõi và kiểm tra thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ nó chuyển biến thành khối ác tính, dễ gây hại tới sức khỏe sinh sản.
2. Tăng sản nội mạc tử cung
Tăng sản nội mạc tử cung được hình thành từ quá trình tăng tiết estrogen gây ảnh hưởng đến nội mạc tử cung. Nó thường đi kèm với hiện tượng ra máu kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh trong một thời gian dài.
Nếu nữ giới có triệu chứng này thì nên chủ động đi khám và điều trị kịp thời. Một khi nội mạc tử cung dày lên lâu ngày sẽ rất dễ phát triển thành ung thư.
3. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng thường không dễ để phát hiện từ sớm vì chúng phát triển chậm trong giai đoạn đầu và không có triệu chứng cụ thể. Loại bệnh này được chẩn đoán thông qua siêu âm hoặc đi khám phụ khoa. Ngoài ra có thể phán đoán nếu thấy đi tiểu thường xuyên hoặc kinh nguyệt điều tiết không ổn định hàng tháng. Nếu thấy u nang to lên nhanh chỉ trong thời gian ngắn thì bạn hãy cẩn thận vì nguy cơ nó có thể biến chuyển thành ung thư buồng trứng là rất cao.
4. Xói mòn cổ tử cung
Đây là bệnh phụ khoa phổ biến thường gặp ở những chị em đã lập gia đình và sinh con. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xói mòn cổ tử cung như sinh nở, sảy thai, phẫu thuật... đều có thể làm tổn thương cổ tử cung. Trong thời kỳ hậu sản và có kinh nguyệt, việc vệ sinh không cẩn thận cũng có thể dẫn đến tình trạng xói mòn cổ tử cung. Trường hợp nghiêm trọng thì bệnh này còn dễ dẫn đến ung thư cổ tử cung nên cần được phát hiện và điều trị từ sớm.
Dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng Nếu được phát hiện sớm, 90% bệnh nhân mắc ung thư đại tràng có thể khỏi hoặc kéo dài thời gian sống trên 5 năm. Ung thư đại tràng là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường bắt đầu dưới dạng tế bào nhỏ gọi là polyp đại tràng. Theo thời gian, khối polyp phát triển thành...