Phân biệt đau mắt đỏ và dị ứng thường gặp vào mùa xuân
Đỏ, ngứa và chảy nước mắt thường là những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng dị ứng theo mùa. Tuy nhiên, viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ cũng có những triệu chứng tương tự như vậy.
Nhìn chung, các dấu hiệu như đỏ mắt, chảy mủ và đau đều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe chúng ta. Do sở hữu những triệu chứng rất giống nhau này, không ít người gặp phải khó khăn khi phân biệt tình trạng dị ứng theo mùa với bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc).
Sự nhầm lẫn rất dễ khiến bạn đưa ra hướng điều trị sai lầm, thậm chí còn làm cho vấn đề sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn.
Dưới đây là một số thông tin cơ bản nhằm giúp bạn dễ dàng phân biệt tình trạng dị ứng theo mùa với bệnh đau mắt đỏ:
Do sở hữu những triệu chứng rất giống nhau, không ít người gặp phải khó khăn khi phân biệt tình trạng dị ứng theo mùa với bệnh đau mắt đỏ.
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ
Về cơ bản, bệnh đau mắt đỏ xuất hiện khi kết mạc chịu ảnh hưởng và bị kích thích bởi các vi khuẩn hoặc chất gây dị ứng. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như khó chịu, sưng đau, mắt đỏ và chảy mủ. Trên thực tế, nguyên nhân chính dẫn tới đau mắt đỏ bao gồm virus, vi khuẩn và dị ứng.
Mắt đỏ do tiếp xúc với virus là tình trạng vô cùng phổ biến. Theo Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ, virus rất dễ gây lan và có thể gây rát, đỏ và chảy mủ ở mắt. Ngoài ra, hiện tượng lây nhiễm này có xu hướng giống với virus gây cảm lạnh thông thường.
Nếu tiếp xúc với môi trường không hợp vệ sinh, mọi người đều có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công mắt. Tình trạng này cũng gây đau và chảy mủ ở khu vực quanh mắt.
Mắt đỏ do tiếp xúc với virus là tình trạng vô cùng phổ biến.
Hầu hết mọi người đều cho rằng các triệu chứng về mắt không liên quan tới tình trạng dị ứng theo mùa. Trên thực tế, dị ứng hoàn toàn có thể khiến mắt bạn ngứa, chảy nước và sưng húp. William Reisacher, chuyên gia y khoa kiêm trưởng khoa dị ứng tại Bệnh viện New York-Presbyterian và Weill Cornel Medicine cho biết, các triệu chứng này xảy ra do sự giải phóng của hợp chất histamine khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng. Khác với viêm kết mạc, đau mắt đỏ do dị ứng không có khả năng lây lan và truyền nhiễm.
Cách phân biệt đau mắt đỏ và mắt bị đỏ do dị ứng
Quan sát các triệu chứng là việc làm quan trọng trong quá trình xác định nguyên nhân gây bệnh. Ray Chan, tiến sĩ kiêm bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện Memorial Arlington Health Arlington giải thích, mắt đỏ do dị ứng có xu hướng gây ngứa, đau nhức và rát nghiêm trọng. Tình trạng này thường nằm ở cả hai mắt cùng một lúc và xuất hiện nhanh chóng sau vài phút hoặc vài giờ kể từ lúc bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Mắt đỏ do virus hoặc vi khuẩn gây nên có xu hướng bắt đầu ở một mắt rồi dần dần lây nhiễm qua mắt còn lại vài ngày sau đó. Tình trạng này lây lan qua đường tiếp xúc như bắt tay hoặc dùng chung khăn mặt với người nhiễm bệnh. Howard R. Krauss, tiến sĩ kiêm bác sĩ phẫu thuật thần kinh tại Trung tâm Y tế Providence St. John ở Santa Monica, California cho biết, bạn có thể phải mất 7-10 ngày để nhận ra các triệu chứng đầu tiên.
Mắt đỏ do virus hoặc vi khuẩn gây nên có xu hướng bắt đầu ở một mắt rồi dần dần lây nhiễm qua mắt còn lại vài ngày sau đó.
Cách trị đau mắt đỏ
Video đang HOT
Biện pháp điều trị đau mắt đỏ phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Nếu tình trạng này bắt nguồn từ dị ứng, bạn nên kiểm soát các triệu chứng bằng cách dùng thuốc nhỏ mắt và hạn chế tiếp xúc với môi trường gây kích ứng.
Nếu bị đau mắt đỏ, mọi người hãy đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Họ có thể giúp bạn kiểm soát sự lây lan của virus và vi khuẩn trong mắt. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ kê thuốc nhỏ mắt và kháng sinh nhằm giúp sức khỏe mắt phục hồi nhanh hơn. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mọi người sẽ mất khoảng 1-2 tuần để bệnh tự khỏi.
Liên lạc với bác sĩ ngay nếu nhận thấy các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng dù đã dùng thuốc kháng sinh cũng là việc làm vô cùng cần thiết.
Nếu bị đau mắt đỏ, mọi người hãy đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Biện pháp khắc phục tại nhà khi bị đỏ mắt
Dù không sử dụng thuốc, bạn vẫn có thể hạn chế đau mắt bằng một vài biện pháp đơn giản. Theo bác sĩ Chan, đắp một miếng vải lạnh hoặc ấm lên mắt và sử dụng nước mắt nhân tạo 2-3 lần một ngày có thể làm giảm bớt sự khó chịu.
Tránh virus hoặc vi khuẩn lây lan cũng là việc làm vô cùng cần thiết. Nếu nhiễm trùng chỉ xuất hiện ở một bên, bạn hãy cố gắng dùng một miếng vải hoặc khăn riêng để làm sạch mắt bị nhiễm trùng. Hơn nữa, hãy kết hợp hãy rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc trực tiếp với mắt nhất có thể.
Nguồn: Pre
Làm gì khi có hiện tượng đỏ mắt?
Đỏ mắt là biểu hiện phổ biến của nhiều vấn đề khác nhau nhưng đa phần là chỉ dấu của các bệnh về mắt, từ lành tính đến nghiêm trọng.
Hiện tượng mắt đỏ?
Hiện tượng mắt đỏ có rất nhiều kiểu khác nhau. Nó có thể là các tia hồng hoặc đỏ vằn rõ trên giác mạc hay toàn bộ giác mạc có màu hồng hoặc đỏ.
Hiện tượng mắt đỏ có thể gặp ở một hoặc cả hai mắt cùng lúc và kèm theo những triệu chứng sau đây:
Kích thích/Mẩn đỏ
Ngứa
Khô
Đau đớn
Chảy mủ
Thường xuyên chảy nước mắt
Nhạy cảm với ánh sáng
Tầm nhìn bị mờ
Trong một số trường hợp, hiện tượng mắt đỏ không kèm theo bất kỳ biểu hiện nào khác.
Nguyên nhân của mắt đỏ?
Hiện tượng đỏ mắt là do sự giãn nở của các mạch máu nhỏ nằm giữa màng cứng và kết mạc trong mắt.
Thường thường, mắt bị đỏ do dị ứng, mỏi mắt, hay đeo kính áp tròng hoặc các bệnh nhiễm trùng thông thường (bệnh viêm kết mạc...). Tuy nhiên, tình trạng mắt bị đỏ có thể là báo hiệu cho những bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng bồ đào hoặc bệnh tăng nhãn áp.
Các nguyên nhân do môi trường gây ra, bao gồm:
- Chất gây dị ứng trong không khí, gây ra dị ứng mắt
- Ô nhiễm không khí
- Khói (Lửa, khói thuốc lá,...)
- Khí hậu khô cằn (Cabin máy bay, văn phòng làm việc có máy lạnh,...)
- Bụi bặm
- Khí trong không khí (Xăng, dung môi,...)
- Tiếp xúc với hóa chất (Clo trong bể bơi,...)
- Phơi nắng quá nhiều dưới ánh sáng mạnh mà không đeo kính râm nhằm chống tia cực tím
Các bệnh về mắt thường gặp gây ra đau mắt đỏ:
- Khô mắt
- Dị ứng mắt
- Viêm kết mạc
- Sử dụng kính áp tròng
- Mỏi mắt kỹ thuật số
Các bệnh mắt:
- Viêm mắt
- Chấn thương mắt
- Mới phẫu thuật mắt (LASIK, phẫu thuật thẩm mỹ mắt,...)
- Viêm màng bồ đào
- Bệnh tăng nhãn áp cấp tính
- Loét giác mạc
Các yếu tố về lối sống cũng góp phần vào nguy cơ khiến mắt bạn bị đỏ. Ví dụ như hút thuốc (thuốc lá hoặc cần sa) hoặc uống nhiều đồ uống có cồn. Việc thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử, kỹ thuật số và ngủ không đủ cũng là những nguyên nhân gây ra mắt đỏ.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng mắt đỏ?
Do nhiều nguyên nhân gây đỏ mắt nên bạn nên đi khám mắt ngay lập tức. Đặc biệt, nếu màu đỏ trong mắt xuất hiện đột ngột có thể khiến bạn khó chịu và tầm nhìn mờ dần.
Hãy gặp bác sĩ để khám trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nhỏ mắt nào. Vì những giọt này có thể chứa các loại thuốc có tác dụng làm cho các mạch máu trên màng cứng co lại khiến mắt bớt đỏ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ có thể khiến bạn bị lệ thuộc vào nó. Hơn thế nữa, khi ngừng sử dụng thuốc, mắt của bạn sẽ bị đỏ nặng hơn.
Với người thường đeo kính áp tròng thì không nên đeo chúng khi có hiện tượng mắt đỏ và nên báo bác sĩ về điều này để bác sĩ đánh giá xem kính áp tròng có phải nguyên nhân gây ra mắt đỏ của bạn hay không.
Bạn có thể tăng độ ẩm cho mắt bằng các nước nhỏ mắt an toàn cho đến khi gặp bác sĩ.
Hồ Tiên
Theo Allaboutvision
Cảnh báo bệnh thường gặp khi thời tiết nồm ẩm kéo dài trong mùa xuân Thời tiết nồm ẩm như hiện tại dễ bùng phát một số bệnh thường gặp làm bạn cảm thấy vô cùng bức bối, khó chịu. Mùa xuân thường được ví là mùa đẹp nhất trong năm bởi đây là thời điểm vạn vật sinh sôi, nảy nở, là mùa của trăm hoa đua sắc, của cây cối đâm chồi nảy lộc... Nhưng đối...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất

Thời gian ủ bệnh của người mắc sởi

Những lưu ý giúp dùng thuốc điều trị ung thư vú hiệu quả

Cập nhật kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh lý tai mũi họng

Những lợi ích sức khỏe nếu uống trà matcha đúng cách

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc chứng ù tai

Mất cân bằng vi khuẩn ruột và những hệ lụy nguy hiểm

Người đàn ông sợ nước, sợ gió sau 3 tháng bị chó cắn

Nguy kịch vì nhiễm giun lươn lan tỏa

Công dụng của táo hấp với sức khỏe mà bạn chưa biết

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và những điều cần biết

Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư
Có thể bạn quan tâm

Con gái Đức Tiến nói 1 câu ai cũng chạnh lọng lúc mẹ và bà nội tranh tài sản
Sao việt
16:49:16 01/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối có 4 món này ăn bao nhiêu cơm cũng hết
Ẩm thực
16:46:22 01/04/2025
Cận cảnh "lâu đài tình ái" đang hot ở Đà Lạt: Đẹp lộng lẫy nhưng có một chi tiết gây xôn xao
Netizen
16:34:51 01/04/2025
Đông Nhi "lặn" mất 2 tuần rồi tái xuất bằng cả album khiến fan choáng váng
Nhạc việt
15:30:38 01/04/2025
Nữ chính "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" kiếm được bao nhiêu tiền cát-xê?
Sao châu á
15:22:26 01/04/2025
Ấn Độ lên tiếng sau cáo buộc của báo Mỹ về xuất khẩu thiết bị nhạy cảm sang Nga
Thế giới
15:20:02 01/04/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 01/04: Sư Tử phát triển, Song Ngư may mắn
Trắc nghiệm
14:53:54 01/04/2025
Bắt đối tượng dùng gậy bóng chày đánh người
Pháp luật
14:33:14 01/04/2025
Người Việt hỗ trợ nạn nhân động đất, ám ảnh cả làng bị thiêu rụi ở Myanmar
Tin nổi bật
14:30:09 01/04/2025
Mẹ biển - Tập 12: Tin dữ của Ba Xệ truyền về nhà, Tư Sáng bị chất vấn vì tắc trách
Phim việt
14:26:44 01/04/2025