Phân biệt chủng tộc và kích động bài Việt chỉ làm cho xã hội Campuchia bất ổn

Theo dõi VGT trên

Sam Rainsy và Hun Sen đều khẳng định mình và chính đảng của mình không phân biệt chủng tộc, không theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Vậy xin hai ngài…

Những khó khăn của cộng đồng người Campuchia gốc Việt

The Cambodia Daily ngày 12/10 đưa tin, cuộc sống của hàng ngàn hộ gia đình ngư dân Campuchia gốc Việt sinh sống hàng thập kỷ trên các làng chài sông Tonle Sap ở Kompong Chhnang đang bị đe dọa, chưa biết đi đâu về đâu khi chính quyền giải tỏa những làng chài này để phục vụ cho một lễ hội năm 2017, nhưng người Campuchia gốc Việt lại không được phép sở hữu đất đai. Những người dân chài này sinh sống trên con sông từ sau khi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ bị lật đổ trong tình trạng vô thừa nhận của chính quyền địa phương.

Phân biệt chủng tộc và kích động bài Việt chỉ làm cho xã hội Campuchia bất ổn - Hình 1

Một hộ gia đình Campuchia gốc Việt phải dời nhà nổi của mình lên khúc sông cạn hơn theo yêu cầu của chính quyền địa phương, giải tỏa khúc sông cho lễ hội năm 2017. Ảnh: The Cambodia Daily.

Le Thy Le, một phụ nữ làng chài 58 tuổi được The Cambodia Daily dẫn lời cho biết: “Nếu chúng tôi sống ở Campuchia, chúng tôi không có đất. Nếu chúng tôi trở về Việt nam, chúng tôi cũng không có đất. Tôi thích sống ở Campuchia vì ông bà, cha mẹ tôi đã sống và chết ở đây. Chúng tôi có thể đánh cá sinh sống. Nhưng bây giờ tôi không phải biết sẽ làm gì”.

Ông Heang, một ngư dân khác 60 tuổi nói với The Cambodia Daily: “Chúng tôi không có quyền để mua đất vì chúng tôi là người dân tộc Việt Nam và chỉ có giấy tờ cư trú. Mặc dù ông bà, cha mẹ chúng tôi đã sinh sống và chết ở đây, họ vẫn coi chúng tôi là công dân Việt Nam.”

Leou Koloan, 36 tuổi, một người Campuchia chuyên cho thuê thuyền gần làng nổi của người Việt cho biết, ông đã chứng kiến cuộc sống nghèo khó của làng chài người Việt. “Chúng tôi sống cùng nhau rất hòa thuận, người Khmer hay người dân tộc khác có thể chung sống cùng nhau. Tôi không qua tâm về quyền công dân của họ. Nếu họ muốn sống ở đây, hãy cứ để họ sống ở đây. Họ làm công việc khác nhau và họ sống tách biệt với chúng tôi.”

“Chúng tôi trồng lúa, còn người Việt thì kinh doanh buôn bán hoặc làm nông nghiệp theo cách của họ, hoặc đánh bắt cá trên sông. Tôi không nghĩ rằng họ muốn lấy đất đai của chúng tôi. Tôi không quan tâm về điều đó, họ là anh em của chúng tôi”, Loeu Koloan nói. Đó chỉ là một trong những khó khăn mà người Campuchia gốc Việt đang gặp phải.

Tâm lý bài Việt cực đoan trong xã hội Campuchia

Trong một động thái khác, các nhà quản lý Campuchia cũng siết chặt chính sách nhập cư đối với người Việt. Kể từ năm 2014 đến nay có gần 3 ngàn người nhập cư trái phép bị bắt thì phần lớn là người Việt, động thái được chính một nhà bình luận Campuchia nhận xét là “có màu sắc chính trị”.

Nhà phân tích Ou Virak bình luận trên Khmer Times ngày 8/9 rằng: “Các cuộc truy quét và trục xuất hiện nay là phản ứng của chính phủ để công khai thể hiện với những ai chỉ trích, cáo buộc họ là ‘con rối của Việt Nam’. CPP đang bắt đầu xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc hơn và sẵn sàng hơn để thay đổi chính sách nhập cư để xoa dịu dân số trẻ trong nước.”

Trong khi đó tâm lý bài Việt đang trở thành một xu thế đáng lo ngại trong xã hội Campuchia. Khmer Times ngày 29/9 dẫn lời cựu Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền tại nước này Surya Subedi nói: “Tôi cảm thấy đáng báo động về ngôn ngữ bài Việt mà phe đối lập Campuchia đang sử dụng”. Các chính trị gia Campuchia đang khai thác tâm lý này để tìm kiếm phiếu bầu và chống phá nhau, Khmer Times cho biết.

Luận điệu bài Việt, chống phá quan hệ Việt Nam – Campuchia và nhằm cả vào cộng đồng người Campuchia gốc Việt được thiết lập bởi Funcinpec, sau đó là SRP và bây giờ là CNRP. Đỉnh điểm của trào lưu bài Việt ở Campuchia là cuộc bầu cử năm 2013, xã hội Campuchia đã trở nên rối loạn vì những hoạt động, phát ngôn kích động bài Việt của phe đối lập CNRP.

Video đang HOT

Phân biệt chủng tộc và kích động bài Việt chỉ làm cho xã hội Campuchia bất ổn - Hình 2

Ông Heang và con cháu vừa phải rời khỏi làng nổi đến nơi ở tạm mới chưa biết những ngày sắp tới sẽ làm gì để sinh sống. Ảnh: The Cambodia Daily.

Cuộc bầu cử năm 2018 đã cận kề, hy vọng Thủ tướng Hun Sen và nhà nước Campuchia xử lý đúng đắn, tỉnh táo vấn đề, tránh để các thế lực bài Việt ngóc dậy chống phá. Kích động tâm lý bài Việt hoặc chống phá, gây khó dễ cho cộng đồng cư dân Campuchia gốc Việt chỉ làm cho xã hội Campuchia thêm rối loạn.

Khmer Times ngày 29/9 cho biết, Luật Quốc tịch của Campuchia có quy định rõ ràng, những người nước ngoài đã sinh sống hợp pháp (có thẻ cư trú) ở Campuchia trong ít nhất 5 năm có thể nộp đơn xin gia nhập quốc tịch Campuchia.

Vậy những hộ gia đình người Campuchia gốc Việt đã sinh sống ở Campuchia hàng mấy chục năm qua, làm ăn lương thiện và là một bộ phận trong cộng đồng dân cư Campuchia, thiết nghĩ nhà nước chùa tháp nên có chính sách chính thức thừa nhận quyền công dân và hỗ trợ họ, để con em họ được đến trường, người bệnh được chăm sóc y tế và không còn bị phân biệt đối xử như những gì Thủ tướng Hun Sen và cả các lãnh đạo đối lập Sam Rainsy đã tuyên bố về nạn phân biệt chủng tộc ở Campuchia.

Những khác biệt về văn hóa và nhận thức lệch lạc về lịch sử

Theo Wikipedia, cộng đồng người Campuchia gốc Việt là dân tộc thiểu số lớn nhất tại Campuchia, trải qua mấy thế kỷ cộng đồng này vẫn chung sống hòa bình cùng người Khmer trên đất nước chùa tháp. Thư tịch cổ ghi rằng người Việt và người Khmer đã có sự giao lưu, tiếp xúc từ thế kỷ 13. Trải qua những diễn biến thăng trầm của lịch sử, cộng đồng người Campuchia gốc Việt đã trở thành một bộ phận của xã hội Khmer.

Tuy nhiên do những khác biệt về văn hóa cũng như các yếu tố chính trị, lịch sử đã khiến cho người Campuchia gốc Việt trở thành cộng đồng thiểu số ở thế yếu, không được hưởng quyền bình đẳng của một công dân bình thường trong xã hội Campuchia.

The Cambodia Daily ngày 25/9 dẫn lời ông Sam Rainsy nói rằng: “Bạn phải nhìn lại trong khoảng thời gian ít nhất là 400 năm khi Campuchia bắt đầu mất dần lãnh thổ do sự mất cân bằng dân số. Việt Nam đã phái dân tới định cư từng chút một, và các khu vực khác nhau của Campuchia được sáp nhập từng chút một”.

Trong khi đó cũng chính The Cambodia Daily ngày 12/10 dẫn ý kiến của nhà nhân chủng học Philip Taylor nói rằng, thực dân Pháp đã chú ý quan sát thấy người Việt Nam từ phía Bắc xuống định cư ở Nam Bộ, nhưng chủ yếu sinh sống và dựng nhà ở ven sông, suối, kênh rạch, nhưng nơi ẩm thấp cách xa nơi cộng đồng người Khmer sinh sống. Người Khmer thích sống và lập làng lập ấp ở những gò đồi, nơi khô ráo.

Phân biệt chủng tộc và kích động bài Việt chỉ làm cho xã hội Campuchia bất ổn - Hình 3

Gia đình ông Veang Yang Tourng người Campuchia gốc Việt vừa phải di dời nhà nổi tuần trước đang lo lắng về tương lai. Ảnh: The Cambodia Daily.

Bản thân ông Philip Taylor cũng không thể giải thích một cách rõ ràng, chính xác cái gọi là “sự xâm chiếm thuộc địa đối với Kampuchia Krom”, tức vùng đất Nam Bộ Việt Nam ngày nay. Quá trình xác lập chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với vùng đất Nam Bộ đã được Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ phân tích TẠI ĐÂY, mời quý bạn đọc quan tâm theo dõi.

Quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Campuchia không chỉ có những lăn tăn, cấn cá về biên giới lãnh thổ do những nhận thức khác nhau về lịch sử, mà còn cả máu và nước mắt của biết bao người Việt Nam đã hy sinh cho mảnh đất chùa tháp và dân tộc Khmer hồi sinh từ nạn diệt chủng thảm khốc của Khmer Đỏ. Thiết nghĩ người Campuchia có được ngày hôm nay, thoát kiếp nạn nồi da xáo thịt, máu chảy đầu rơi cũng chớ nên quên ngày hôm qua. Hòa bình, hữu nghị, hợp tác là vô giá. Chiến tranh, xung đột chỉ dẫn tới hủy diệt tất cả.

Vài lời nhắn gửi ông Sam Rainsy và Thủ tướng Hun Sen

Lịch sử không thể thay đổi, đồng thời cương vực lãnh thổ quốc gia đã định hình hợp pháp cũng không thể thay đổi chỉ vì lịch sử, bởi nếu không thế giới này sẽ rối loạn, chiến tranh liên miên không dứt vì cách hiểu, cách giải thích sai lầm về lịch sử.

Để tránh vết xe đổ của lịch sử, tránh cảnh binh đao và bảo vệ hòa bình, cách tốt nhất là sớm hoàn thành công tác phân định biên giới giữa Việt Nam và Campuchia theo đúng tinh thần hai bên đã thỏa thuận, cũng như khuôn khổ pháp lý và chuẩn mực quốc tế, chung sống hòa bình, phát triển kinh tế, văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc khác nhau dưới chung một mái nhà.

Ông Sam Rainsy và đảng CNRP đang chủ trương cổ động xiết chặt chính sách quản lý nhập cư, đó là công việc nội bộ của Campuchia mà bất cứ quốc gia nào cũng phải tính đến để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, miễn là xử lý sao cho đúng luật, công khai minh bạch, đối xử nhân đạo với các đối tượng nhập cư như chuẩn mực của nhân loại tiến bộ, tránh sử dụng chuyện “đánh người nhập cư” vào các mục đích chính trị để hạ bệ nhau.

Bản thân ông Sam Rainsy cũng nói rằng, cộng đồng người Việt sống lâu đời tại Kompong Chhnang hoặc các địa phương khác miễn là được ghi chép đầy đủ và đúng, có thể cùng chung sống với người dân Khmer mà không đe dọa đến chủ quyền. “Điều quan trọng nhất là thực hiện pháp luật. Chúng ta phải kiểm tra những gì họ nói. Nó có thể đúng, có thể sai. Họ nói rằng họ đã ở đây trong nhiều thế hệ. Nếu đúng như vậy, chúng ta phải tôn trọng quyền của họ”, The Cambdoai Daily dẫn lời ông Sam Rainsy nói.

Phân biệt chủng tộc và kích động bài Việt chỉ làm cho xã hội Campuchia bất ổn - Hình 4

Cả hai ông Hun Sen và Sam Rainsy đều đang cố chứng minh rằng, đất nước Campuchia không có nạn phân biệt chủng tộc. Vậy xin hai ngài hãy chứng minh bằng hành động. Ảnh: The Cambodia Daily.

Vậy hy vọng ông Sam Rainsy với vai trò một nghị sĩ, người đứng đầu một chính đảng ở Campuchia khi phát biểu công khai phải thượng tôn pháp luật thì hãy giữ lời bằng hành động, hỗ trợ cộng đồng người Campuchia gốc Việt đã sinh sống, làm ăn lương thiện ở Campuchia mấy chục năm qua được nhập quốc tịch và được hưởng đầy đủ quyền lợi công dân như mọi người dân Campuchia khác, theo quy định của Luật Quốc tịch.

Được như vậy, chắc hẳn cộng đồng người Campuchia gốc Việt chắc hắn sẽ biết ơn ông, cũng như Nhà nước Campuchia, chính họ đã, đang và sẽ góp phần nhiều hơn nữa làm giàu thêm bản sắc, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước chùa tháp, củng cố hòa bình, an ninh và ổn định cho quốc gia này.

Còn với Thủ tướng Hun Sen, theo The Cambodia Daily hôm 22/9, khi tiếp tân Cao ủy Liên Hợp Quốc tại Campuchia về nhân quyền Rhona Smith, ông đã lưu ý bà Rhona Smith cần đặc biệt chú ý đến vấn đề phân biệt chủng tộc ở Campuchia. Mặc dù ông không nói rõ, nhưng The Cambodia Daily nói rằng chính phủ của ông thường xuyên lên án phe đối lập CNRP tuyên truyền bài Việt, phân biệt chủng tộc đối với cộng đồng người Campuchia gốc Việt.

Đó là việc cần thiết, nên làm và cũng là thực tế những gì đã và đang diễn ra. Tuy nhiên, cách thực hiện chính sách nhập cư hiện nay của Campuchia cũng như chính sách đối với cộng đồng người Campuchia gốc Việt đang khiến dư luận có cảm giác dường như cổ vũ tâm lý bài Việt vẫn lấp ló đâu đó trong các hoạt động thường ngày của bộ máy chính quyền nhà nước.

Cộng đồng người Campuchia gốc Việt đã trở thành một bộ phận của xã hội đất nước chùa tháp, họ sinh ra trên đất Campuchia, nói tiếng Khmer, sinh hoạt và làm việc như người Khmer và vẫn hàng ngày đóng góp cho sự phát triển của xã hội Campuchia.

Vì vậy hy vọng rằng Thủ tướng Hun Sen trong phạm vi quyền hạn, cương vị của mình hãy có chỉ đạo các cơ quan chức năng phụ trách quản lý nhập cư, dân số hãy làm việc công tâm, công khai, đúng luật, khách quan và nhân đạo, đặc biệt quan tâm đến cộng đồng người Campuchia gốc Việt còn chưa được hưởng đầy đủ quyền công dân trên đất nước chùa tháp.

Được như vậy thì dù thế lực chính trị nào có muốn kích động nói xấu bản thân Thủ tướng Hun Sen hay CPP cũng chỉ là dã tràng xe cát, uy tín của cá nhân ông cũng như chính phủ, nhà nước Campuchia chỉ tăng lên chứ không giảm đi. Chính điều đó sẽ góp phần làm cho xã hội Campuchia ngày càng ổn định và đoàn kết.

Cả hai ông Sam Rainsy và Hun Sen đều khẳng định mình và chính đảng của mình không phân biệt chủng tộc, không theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Vậy xin hai ngài hãy chứng minh thiện chí ấy bằng hành động giúp đỡ cộng đồng người Campuchia gốc Việt đúng theo tinh thần luật pháp Campuchia quy định và cam kết của quý vị, được như thế chính là hồng phúc cho đất nước chùa tháp và cũng là may mắn, đóng góp tích cực, thiết thực nhất cho hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực.

Hồng Thủy

Theo giaoduc

Trung Quốc bào chữa cho đại sứ sau phát biểu tại 'phố Tàu' ở Malaysia

Trung Quôc ngày 28.9 đã lên tiếng bảo vệ đại sứ nước này tại Malaysia sau khi ông ta có phát biểu về nạn phân biệt chủng tộc khiến Kualar Lumpur phẫn nộ.

Trung Quốc bào chữa cho đại sứ sau phát biểu tại phố Tàu ở Malaysia - Hình 1

Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quôc bào chữa cho phát ngôn của đại sứ Trung Quốc ở Malaysia đang bị dư luận nước này lên án - Anh: Reuters

Reuters dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết sẽ gặp ông Hoàng Huệ Khang, đại sứ Trung Quốc tại Malaysia, để yêu cầu làm rõ các bình luận mà Malaysia cho rằng đã "khiến dư luận Malaysia lo ngại".

Trước đó, tờ The Star (Malaysia) trích lời ông Hoàng phát biểu hồi cuối tuần trước rằng Trung Quốc phản đối "phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa cực đoan ở bất kỳ hình thức nào".

Tuyên bố của đại sứ Trung Quốc được đưa ra lúc ông đi thăm cộng đồng người Hoa tại Malaysia nhân dịp Trung thu, trước thời điểm diễn ra cuộc biểu tình được báo trước của một nhóm người ủng hộ chính phủ, với thành phần đa số là người gốc Malay. Nhóm này xuống đường để yêu cầu quyền cho người gốc Malay được tham gia nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh ở khu chợ sầm uất Petaling, còn được biết với tên gọi "khu phố Tàu" ở Kuala Lumpur.

Trong một cuộc họp báo ngày 28.9, ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết chuyến đi thăm cộng đồng người Hoa ở Malaysia của ông Hồng là một hoạt động "bình thường", đồng thời khẳng định Trung Quốc "không can thiệp vào chính trị cũng như chính sách đối nội của nước khác".

"Trung Quốc và Malaysia là láng giềng hữu hảo, chúng tôi hy vọng Malaysia có thể duy trì tinh thần đoàn kết quốc gia, ổn định và hòa hợp dân tộc", ông Hồng Lỗi nói.

Lãnh đạo nhóm biểu tình ở Malaysia vào tối 25.9 thông báo họ đã nghe theo lời khuyên của cảnh sát nước này và đã hủy kế hoạch xuống đường. Hồi giữa tháng 9, đã có khoảng 30.000 người biểu tình, được gọi là phe "áo đỏ", rầm rộ tuần hành để thể hiện sự ủng hộ dành cho Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak, người đang đối mặt với cáo buộc tham nhũng từ các đối thủ chính trị.

Hoàng Uy

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ điện mặt trời: Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 cán bộVụ điện mặt trời: Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 cán bộ
15:42:32 24/04/2025
Tổng thống Trump hé lộ khả năng 'giảm đáng kể' thuế với Trung QuốcTổng thống Trump hé lộ khả năng 'giảm đáng kể' thuế với Trung Quốc
11:12:09 23/04/2025
Tỷ phú Elon Musk sẽ giảm thời gian làm việc cho Chính phủ MỹTỷ phú Elon Musk sẽ giảm thời gian làm việc cho Chính phủ Mỹ
12:13:44 23/04/2025
Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống TrumpFed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump
19:35:10 23/04/2025
Điều gì xảy ra khi Mỹ rút khỏi tiến trình hòa bình giữa Nga và Ukraine?Điều gì xảy ra khi Mỹ rút khỏi tiến trình hòa bình giữa Nga và Ukraine?
14:09:46 23/04/2025
Ông Trump tuyên bố sẽ giảm mạnh thuế với Trung QuốcÔng Trump tuyên bố sẽ giảm mạnh thuế với Trung Quốc
13:53:56 24/04/2025
Chiến đấu cơ Mỹ chặn máy bay ném bom chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân của NgaChiến đấu cơ Mỹ chặn máy bay ném bom chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân của Nga
15:19:52 23/04/2025
Tổng thống Zelensky tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Nga 'dưới mọi hình thức'Tổng thống Zelensky tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Nga 'dưới mọi hình thức'
13:30:26 23/04/2025

Tin đang nóng

Mang 40 chỉ vàng đi bán, đôi vợ chồng ở Thái Nguyên làm một việc khiến chủ tiệm "cúi đầu cảm tạ"Mang 40 chỉ vàng đi bán, đôi vợ chồng ở Thái Nguyên làm một việc khiến chủ tiệm "cúi đầu cảm tạ"
18:50:31 24/04/2025
"Tất tay" mua hơn 300 chỉ vàng, người phụ nữ ở Hà Nội mất ngủ khi giá lao dốc, biết số tiền lỗ mà hoảng"Tất tay" mua hơn 300 chỉ vàng, người phụ nữ ở Hà Nội mất ngủ khi giá lao dốc, biết số tiền lỗ mà hoảng
18:47:11 24/04/2025
Phát hiện vợ ngoại tình, tôi sợ không dám nói vì một bí mật trong quá khứPhát hiện vợ ngoại tình, tôi sợ không dám nói vì một bí mật trong quá khứ
15:46:55 24/04/2025
Mẹ Quý Bình bật khóc, ôm chặt một nữ NSƯT từ Mỹ mới vềMẹ Quý Bình bật khóc, ôm chặt một nữ NSƯT từ Mỹ mới về
15:17:51 24/04/2025
Cô gái sinh năm 2007 đặt cuốc taxi 5 triệu đồng nhưng hủy chuyến, tài xế lập tức báo công an: "Không làm thế chắc tôi ân hận cả đời"Cô gái sinh năm 2007 đặt cuốc taxi 5 triệu đồng nhưng hủy chuyến, tài xế lập tức báo công an: "Không làm thế chắc tôi ân hận cả đời"
19:16:59 24/04/2025
Thấy con dâu về, mẹ chồng giấu vội gói bánh trên bàn, chối "không ăn": Đoạn camera "viral" khắp MXHThấy con dâu về, mẹ chồng giấu vội gói bánh trên bàn, chối "không ăn": Đoạn camera "viral" khắp MXH
16:20:37 24/04/2025
Netizen bóc loạt MV bị gắn hashtag Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, đơn vị quản lý dùng chiêu trò hút fame?Netizen bóc loạt MV bị gắn hashtag Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, đơn vị quản lý dùng chiêu trò hút fame?
15:10:24 24/04/2025
Nam NSƯT 75 tuổi sở hữu biệt thự trải dài từ Việt Nam sang Mỹ, đàn em nói phải tu nhiều kiếp mới gặp đượcNam NSƯT 75 tuổi sở hữu biệt thự trải dài từ Việt Nam sang Mỹ, đàn em nói phải tu nhiều kiếp mới gặp được
19:42:15 24/04/2025

Tin mới nhất

Hàn Quốc: Thêm một cựu Tổng thống bị truy tố

Hàn Quốc: Thêm một cựu Tổng thống bị truy tố

21:10:40 24/04/2025
Bản cáo trạng được đưa ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 3/6, sau khi cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol bị phế truất vào đầu tháng này liên quan đến việc ban bố thiết quân luật bất thành.
Giải pháp của Mỹ cho xung đột Ukraine có hiệu quả ?

Giải pháp của Mỹ cho xung đột Ukraine có hiệu quả ?

21:07:58 24/04/2025
Mỹ dường như có thêm một số động thái mới để nhằm thúc đẩy Nga chịu tiến hành đàm phán về cuộc xung đột Ukraine.
Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga cảnh cáo đòn hạt nhân với châu Âu

Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga cảnh cáo đòn hạt nhân với châu Âu

21:07:42 24/04/2025
Ông Shoigu cho biết Moskva đang theo dõi chặt chẽ hoạt động chuẩn bị quân sự của các nước châu Âu, khi họ tìm cách tăng cường chi tiêu và sản xuất quốc phòng trong bối cảnh Mỹ giảm sự hiện diện quân sự của mình trên lục địa này.
Indonesia nhấn mạnh vai trò của ASEAN trong giữ vững hòa bình và cân bằng khu vực

Indonesia nhấn mạnh vai trò của ASEAN trong giữ vững hòa bình và cân bằng khu vực

21:04:02 24/04/2025
Theo ông Yudhoyono, việc củng cố hợp tác khu vực ASEAN nên tập trung nhiều hơn vào việc phát triển một hệ sinh thái thương mại và đầu tư, cũng như hỗ trợ tự cung tự cấp về lương thực, năng lượng và tính bền vững môi trường.
Giáo hoàng Francis về với thánh đường Vatican lần cuối

Giáo hoàng Francis về với thánh đường Vatican lần cuối

21:01:06 24/04/2025
Chiều qua 23.4, tức sáng cùng ngày theo giờ Ý, linh cữu Giáo hoàng Francis đã được đưa từ nhà khách Casa Santa Marta về Vương cung thánh đường Thánh Peter.
Ý nghĩa cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga và Quốc vương Oman

Ý nghĩa cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga và Quốc vương Oman

20:59:12 24/04/2025
Cuộc gặp lịch sử tại Điện Kremlin không chỉ đánh dấu bước ngoặt quan hệ song phương, mà còn mở ra khả năng Nga trở thành trung gian chiến lược trong thỏa thuận hạt nhân Iran.
Thất bại trong đàm phán tái cấu trúc 2,6 tỷ USD, Ukraine đối mặt nguy cơ vỡ nợ lịch sử

Thất bại trong đàm phán tái cấu trúc 2,6 tỷ USD, Ukraine đối mặt nguy cơ vỡ nợ lịch sử

20:54:34 24/04/2025
Khoản tiền 2,6 tỷ USD liên quan đến cái gọi là lệnh bảo đảm GDP (hay chứng quyền GDP), một công cụ tài chính trao cho chủ nợ quyền được thanh toán thêm dựa trên hiệu quả kinh tế của quốc gia.
Indonesia có thêm cơ hội xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Indonesia có thêm cơ hội xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

20:52:51 24/04/2025
Theo Cơ quan Thống kê Trung ương (BPS), năm 2024, Indonesia đã xuất khẩu 600 tấn sầu riêng với giá trị khoảng 1,8 triệu USD, trong đó chủ yếu đến thị trường Thái Lan và Hong Kong (Trung Quốc).
Trung Quốc thúc đẩy hợp tác không gian quốc tế với Mỹ

Trung Quốc thúc đẩy hợp tác không gian quốc tế với Mỹ

20:41:28 24/04/2025
Tiếp nối thành công, sứ mệnh Thường Nga 6 vào năm ngoái đã đánh dấu cột mốc lịch sử mới khi Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên mang về đá từ phía xa Mặt trăng, vùng không thể quan sát từ Trái đất.
Tìm ra nguyên nhân khiến loài chuột túi khổng lồ thời tiền sử diệt vong

Tìm ra nguyên nhân khiến loài chuột túi khổng lồ thời tiền sử diệt vong

20:35:03 24/04/2025
Tuy nhiên, khu rừng này bắt đầu khô héo khoảng 300.000 năm trước trong bối cảnh khí hậu khu vực này trở nên ngày càng khô và không ổn định. Đây được cho là nguyên nhân khiến những con chuột túi khổng lồ này diệt vong.
Tổng thống Zelensky tuyên bố cắt ngắn chuyến thăm Nam Phi bởi lý do bất ngờ

Tổng thống Zelensky tuyên bố cắt ngắn chuyến thăm Nam Phi bởi lý do bất ngờ

20:24:40 24/04/2025
Tuy nhiên đến nay, phía Ukraine cho rằng nước này và Nam Phi có thêm nhiều điểm chung khi mà bối cảnh địa chính trị đã thay đổi cơ bản kể từ cuộc gặp trước đó. Hai bên đều nhận ra ngày càng có nhiều điểm bất đồng quan điểm với Washingto...
Myanmar bắt giữ nhà chiêm tinh trên TikTok vì dự đoán động đất gây hoang mang

Myanmar bắt giữ nhà chiêm tinh trên TikTok vì dự đoán động đất gây hoang mang

20:09:46 24/04/2025
Các chuyên gia từ Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết, việc dự đoán trước một trận động đất lớn là điều không thể thực hiện được về mặt khoa học.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam lên tiếng về thông tin Tổng thống Mỹ yêu cầu quan chức không dự lễ kỷ niệm 30-4

Việt Nam lên tiếng về thông tin Tổng thống Mỹ yêu cầu quan chức không dự lễ kỷ niệm 30-4

Tin nổi bật

21:11:36 24/04/2025
Chiều ngày 24-4, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, phóng viên đã nêu một số câu hỏi liên quan đến Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).
Một ngôi sao "quên bản thân nổi tiếng" bị cảnh sát dẹp sự kiện, trễ hẹn 3 tiếng với fan vì lý do khó đỡ

Một ngôi sao "quên bản thân nổi tiếng" bị cảnh sát dẹp sự kiện, trễ hẹn 3 tiếng với fan vì lý do khó đỡ

Nhạc quốc tế

21:11:13 24/04/2025
Sau gần 4 năm vắng bóng trên thị trường âm nhạc, cô nàng vẫn triệu hồi được hàng trăm người đến chỉ bằng một dòng thông báo trên mạng xã hội.
Nam nghệ sĩ thân với Mỹ Tâm: "Cay vì mất tình yêu và mất cả bạn"

Nam nghệ sĩ thân với Mỹ Tâm: "Cay vì mất tình yêu và mất cả bạn"

Nhạc việt

21:05:12 24/04/2025
Album Tâm 9 em làm cho chị Mỹ Tâm năm 2017, tất cả bài hát trong album đó, tất cả những câu chuyện trong đấy đều là những gì xảy ra bên ngoài. Cay vì mất tình yêu và mất cả bạn , nam nhạc sĩ chia sẻ.
Tử hình 2 đối tượng vận chuyển ma túy qua đường chuyển phát nhanh

Tử hình 2 đối tượng vận chuyển ma túy qua đường chuyển phát nhanh

Pháp luật

20:46:07 24/04/2025
Ngày 24/4, TAND tỉnh Bình Phước đã tuyên phạt 2 bị cáo Đồng Văn Hậu (SN 1996, ngụ huyện Phú Riềng) và Nguyễn Hữu Bình (SN 1993, ngụ huyện Đồng Phú) về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Mỹ nữ "khóc đẹp như tiên" đang bị hủy hoại vì 2 nam diễn viên là ai?

Mỹ nữ "khóc đẹp như tiên" đang bị hủy hoại vì 2 nam diễn viên là ai?

Sao châu á

20:29:23 24/04/2025
Showbiz Nhật Bản đang chấn động trước thông tin Nagano Mei bắt cá 2 tay , cặp kè cùng lúc với tài tử Kei Tanaka và nam diễn viên người Hàn Quốc Kim Moo Joon.
Chuyện gì đang xảy ra giữa Hoa hậu Thanh Thủy và Negav?

Chuyện gì đang xảy ra giữa Hoa hậu Thanh Thủy và Negav?

Sao việt

20:20:29 24/04/2025
Mới đây, cư dân mạng rần rần xôn xao, rộ nghi vấn Hoa hậu Thanh Thủy có mối quan hệ thân thiết đặc biệt với nam rapper Negav.
Xóa gấp bức ảnh cụ ông bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản: Thân thế thật sự gây choáng

Xóa gấp bức ảnh cụ ông bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản: Thân thế thật sự gây choáng

Netizen

20:12:59 24/04/2025
Câu chuyện được một tài khoản có tên con cá nhỏ đăng tải trên nền tảng mạng xã hội Xiaohongshu. Chủ tài khoản này ghi caption: Ông nội của học sinh tôi mỗi ngày đều bán hàng ở đây từ 4h chiều đến tối. Ai có nhu cầu thì hãy đến ủng hộ ôn...
Pakistan phản ứng về việc Ấn Độ đình chỉ Hiệp ước nước sông Ấn

Pakistan phản ứng về việc Ấn Độ đình chỉ Hiệp ước nước sông Ấn

20:06:31 24/04/2025
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Ấn Độ tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Pakistan và đình chỉ Hiệp ước nước sông Ấn được ký từ năm 1960 - vốn được coi là biểu tượng hiếm hoi của sự hợp tác song phương giữa hai nước.
Disney+ hoãn quay 'Knock Off' vô thời hạn vì Kim Soo Hyun

Disney+ hoãn quay 'Knock Off' vô thời hạn vì Kim Soo Hyun

Hậu trường phim

19:37:36 24/04/2025
Phim truyền hình mới của Disney+ Knock Off, với sự tham gia của Kim Soo Hyun, đã phải dừng quay vô thời hạn vì những tranh cãi xung quanh nam diễn viên.
Yamaha 135LC Fi 2025 về Việt Nam, 'hâm nóng' phân khúc xe số thể thao

Yamaha 135LC Fi 2025 về Việt Nam, 'hâm nóng' phân khúc xe số thể thao

Xe máy

18:50:20 24/04/2025
Trước phản ứng tích cực từ người tiêu dùng, đơn vị phân phối Rebel Motor tiếp tục đưa về thị trường Việt Nam dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc phiên bản mới nhất - Yamaha 135LC Fi 2025.
Simone Inzaghi phạm sai lầm không thể tha thứ khiến Inter trả giá đắt

Simone Inzaghi phạm sai lầm không thể tha thứ khiến Inter trả giá đắt

Sao thể thao

17:41:34 24/04/2025
HLV Simone Inzaghi đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Quyết định cất tiền vệ Hakan Calhanoglu trên băng ghế dự bị của ông khiến Inter phải trả giá bằng thất bại 0-3 trước Milan, qua đó phải dừng bước ở bán kết Coppa Italia 2024/25.