Phân biệt cam Việt Nam với cam Trung Quốc bằng cách cực đơn giản
Để bán được giá và dễ tiêu thụ, nhiều tiểu thương đã không ngần ngại “thay tên đổi họ” của cam Trung Quốc thành cam Việt Nam. Dưới đây là một số “bí kíp” nhỏ giúp bạn phân biệt được đâu là cam Trung Quốc, đâu là cam Việt Nam chính hiệu.
Cam Trung Quốc đang được bày bán tràn lan trên các tuyến phố ở Thủ đô với mức giá siêu rẻ chỉ khoảng 20.000-30.000 đồng/kg. Với ưu điểm mẫu mã đẹp: vỏ xanh nhẵn bóng, bên trong ruột vàng, không có hạt,… cam Trung Quốc khiến không ít người nhầm tưởng là cam Việt Nam giá rẻ nên thi nhau mua về.
Cam Việt Nam (trái) và cam Trung Quốc (phải)
Nếu tinh ý một chút, bạn hoàn toàn có thể chọn mua được cam Việt Nam chính hiệu dựa vào một số đặc điểm nhận dạng như màu sắc, hình dáng bên ngoài, vị cam khi ăn và giá cả.
Hình dáng bên ngoài, màu sắc, lá
Khác so với cam Việt Nam, cam Trung Quốc có vỏ ngoài màu xanh, nhẵn bóng láng mịn, không có hạt, đa phần quả nhỏ chỉ ngang tầm cam xoàn hoặc to hơn một chút. Tép cam rất mọng nước với màu vàng, múi không có hạt, khi ăn có thể bóc vỏ hoặc bổ múi, vắt nước uống. Bị phơi nắng cả ngày nhưng cam Trung Quốc vẫn xanh tươi như mới hái.
Ảnh: Cooky.vn
Trong khi đó, cam Việt Nam có vỏ sần sùi và dày vỏ hơn, vỏ hay bị nám và xấu hơn. Loại cam sành vỏ xanh này quả khá to (to gấp đôi quả cam xanh của Tàu), vỏ dày cũng sần sùi, tép cam bên trong rất mọng nước, ăn có vị ngọt nhưng không phải ngọt gắt, múi rất nhiều hạt. Vỏ cam rất khó bóc, khi ăn thường phải bổ múi hoặc bổ đôi vắt nước.
Cam Việt Nam thường có hạt (trừ cam sành Hà Giang có thể có loại không hạt nhưng vỏ dày và sần sùi). Cam Việt Nam khi chín có quả màu vàng, cùi dày và vị ngọt thơm, để lâu ở ngoài trời dễ bị héo và xấu mã.
Về lá của trái cam, cam Trung Quốc thường không có lá hoặc nếu có thì lá sẽ non và bóng. Phần cuống dễ rụng và màu thâm đen. Còn cam Việt Nam lá thường rất già, màu sắc sẫm, đôi khi thấy lá hơi úa vàng. Đặc biệt, nhiều trái cam được bán khi còn nguyên phần cuống tươi, chắc chắn, khó rụng.
Mùi vị khi ăn
Cam Trung Quốc thường có màu vàng chanh, chủ yếu là không hạt. Phần cùi hơi nhạt màu, không thấy mùi thơm. Khi ăn thấy vị ngọt rõ rệt nhưng mùi lại hơi ủng.
Video đang HOT
Trong khi đó, cam Việt Nam cùi dày, màu vàng đỏ đẹp mắt, người dùng có thể dễ dàng ngửi được mùi thơm đặc trưng. Khi ăn thấy vị ngọt thanh, mùi thơm dịu. Những quả chưa chín có vị chua mát, dịu nhẹ.
Mùa vụ
Cam Việt Nam bao gồm cam sành Hà Giang, Tuyên Quang và cam miền Nam. Cam Hà Giang, Tuyên Quang thường có vào mùa đông dịp cận Tết và sau Tết âm lịch khoảng 1 tháng sẽ hết mùa. Còn cam miền Nam có quanh năm. Trong khi đó cam vỏ xanh của Tàu thường có vào tháng 8, tháng 9 hàng năm.
Giá cả
Cam Trung Quốc thường có giá rẻ hơn cam Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, mỗi kg cam Trung Quốc có giá khoảng 20.000-30.000 đồng/kg, trong khi đó, cam Việt Nam có giá 70.000-75.000 đồng/kg.
Cam Trung Quốc đang bày bán tràn lan tại các tuyến phố với giá 20.000-30.000 đồng/kg. (Ảnh: Vietnamnet)
Trên đây là một số cách phân biệt cam Trung Quốc và cam Việt Nam đơn giản nhất giúp người tiêu dùng tránh mua phải cam kém chất lượng, nhập nhèm xuất xứ.
Ngoài ra, Ngon Sạch Lạ cũng khuyên bạn nên lựa chọn mua cam tại những địa chỉ đáng tin cậy như trong các siêu thị, cửa hàng uy tín hay mua trực tiếp tại các nhà vườn, tránh mua phải cam giá rẻ, bày bán tràn lan và không đảm bảo vệ sinh.
Theo Danviet
Ngỡ ngàng bắt gặp 12 con giáp "biến hóa" từ tre
12 con giáp sống động như thật được kỳ công tạo hình từ những cây tre trông rất bắt mắt, độc đáo.
Đó là bộ tác phẩm của bà Chu Thị Kim Sinh, 78 tuổi ở phường Trung Hưng (Sơn Tây, Hà Nội). Bà Sinh bắt đầu sưu tầm những cây tre, gốc tre có hình thù giống các con giáp từ năm 1995, khi vợ chồng bà xem vở kịch "Con rồng tre" của Nguyễn Ái Quốc.
Kiệt tác "Lưỡng long chầu nguyệt" (Thìn) của bà Sinh là tác phẩm độc đáo nhất trong bộ sưu tập 12 con giáp biến hóa từ tre.
Tác phẩm đầu tiên bà dày công uốn nắn, luyện thành là tác phẩm "Lưỡng long chầu nguyệt" gồm 2 con rồng đang chầu nguyệt với đầy đủ mắt, miệng, râu, chân... đầu hơi ngẩng và thân hình uốn lượn tựa như đang bay lên.
Từ sự thành công của tác phẩm "Lưỡng long chầu nguyệt", bà quyết tâm "nuôi" đủ 12 con giáp. Và 12 năm sau, bà đã có đủ bộ sưu tập 12 con giáp bằng tre trông rất bắt mắt, độc đáo. Mời bạn đọc Ngon Sạch Lạ cùng ngắm bộ sưu tập có một không hai này:
Tác phẩm gà đẻ trứng vàng (Dậu) là một trong các tác phẩm khá giống với chú gà thực được bà Sinh kỳ công tìm kiếm.
Tác phẩm gia đình nhà dê trên núi cao (Mùi) khá đẹp.
Gia đình nhà lợn (Hợi) rất độc đáo, thoạt nhìn chả khác gì một tác phẩm điêu khắc.
Lấy ý tưởng từ truyền thuyết Thánh Gióng, bà Sinh đã cho ra đời tác phẩm ngựa (Ngọ) "Thánh Gióng" và "Bộ đội Biên phòng trên đường tuần tra biên giới".
Mèo con ra vại nước, bàn chân nó vuốt vuốt (Mão) rất ngộ nghĩnh.
Tác phẩm chuột (Tý) và rắn (Tỵ)
Đôi chó tre (Tuất) được tạo hình sống động
Gia đình nhà khỉ (Thân) được cách điệu cầm gậy như Tôn Ngộ Không.
Tác phẩm "Tuổi thơ" (Sửu) được thực hiện dựa trên ý tưởng tranh Đông Hồ có cậu bé thổi sáo trên lưng trâu.
Tác phẩm "Anh hùng tương ngộ" (Dần) nói về câu chuyện đại chiến giữa hổ và đại bàng.
Nhiều bạn trẻ thích thú với những con giáp được làm bằng tre đẹp như thật.
Tác phẩm "Gà đẻ trứng vàng" đã từng đạt nhiều giải cao trong các cuộc triển lãm nghệ thuật quần chúng.
Tác phẩm "Rồng thời Trần" cũng khá bắt mắt, công phu.
Theo Danviet
Sung dược rắn mối - loài bò sát "yêu" dính hàng giờ không rời Rắn mối được xem là món ăn cực kỳ bổ dưỡng, nhất là đối với sinh lực quý ông. Loài rắn mối có điểm đặc biệt là "yêu" nhau kéo dài hàng giờ, khi đã vào cặp là cứ thế nằm dính lên nhau, kể cả bị bắt lên tay cũng không chịu rời ra. Cận cảnh một cặp rắn mối giao phối...