Phân biệt cảm lạnh, cúm và nhiễm nCoV
Các triệu chứng của dị ứng hay cảm lạnh chủ yếu biểu hiện ở phần đầu, trong khi đó người bị cúm hay nhiễm nCoV mệt mỏi toàn thân.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Greg Poland, Giáo sư y khoa và các bệnh truyền nhiễm tại Mayo Clinic, cho biết nếu bạn bị dị ứng hay cảm lạnh các vấn đề sẽ chủ yếu xảy ra với mắt và mũi. Và hầu hết các triệu chứng xuất hiện ở phần đầu. Các triệu chứng nhẹ, diễn ra thường xuyên và thường tự khỏi sau một vài ngày nghỉ ngơi, trừ khi là người lớn tuổi hay có nhiều bệnh lý nền.
Trong khi đó, các triệu chứng của cúm và nCoV có xu hướng toàn thân. Chúng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. “Cúm và nCoV ảnh hưởng đến các hệ thống khác và đường hô hấp dưới, ông Poland cho biết.
“Bạn có thể sẽ không bị sổ mũi, nhưng lại đau họng, ho, sốt hoặc khó thở. Nếu bạn bắt đầu nhiễm nCoV hoặc cúm, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, về cơ bản bạn sẽ phải lên giường nghỉ. Mọi người sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt này. Trong khi đó dị ứng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, nhưng chúng sẽ không gây đau cơ hoặc mệt mỏi toàn thân”, ông Poland phân tích.
Tuy nhiên, giáo sư Poland cũng nhấn mạnh, các giai đoạn ban đầu của dị ứng, cảm lạnh, cúm và nCoV có thể rất giống nhau và một số trường hợp nhiễm nCoV hay cúm có thể nhẹ đến mức không có dấu hiệu nào. Đó là lý do bạn phải chú ý kỹ các triệu chứng và xem mình có thuộc nhóm nguy cơ không. Các bác sĩ sẽ phải hỏi thêm một số câu hỏi để có cơ sở theo dõi như: Gần đây bạn đã đi du lịch đến đâu, bạn ở chung với ai và họ có đi du lịch không, bạn và người thân trong gia đình có tập trung khu vực dịch bệnh không, bạn có ở trên tàu du lịch, bạn có sống gần khu vực dịch bệnh, bạn có tiếp xúc với người nhiễm nCoV không.
Video đang HOT
Các triệu chứng có thể được phân biệt cơ bản như sau, tùy người sẽ có sự khác biệt, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để thăm khám, xét nghiệm nếu nằm trong nhóm có nguy cơ nhiễm nCoV.
Lê Cầm
Theo CNN/VNE
Thắc mắc thường gặp của mẹ bầu về Covid-19
Nhiều phụ nữ mang thai thắc mắc nCoV có lây từ mẹ sang con; cách phòng tránh; ứng xử thế nào trong trường hợp xuất hiện triệu chứng nghi nhiễm.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 lan nhiều quốc gia, bác sĩ chuyên khoa I Trần Trúc Bình nhận hàng trăm câu hỏi của mẹ bầu về cách phòng tránh, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bởi trong giai đoạn thai kỳ, sức khỏe và khả năng đề kháng của người mẹ giảm, trong khi chưa có vaccine phòng hoặc thuốc điều trị nCoV. Dưới đây là phần chia sẻ của bác sĩ Bình về các thắc mắc của mẹ bầu.
nCoV có lây từ mẹ sang con ?
Hiện chưa có bằng chứng khoa học chứng minh virus corona có thể lây từ mẹ sang con. Các mẹ bầu không nên quá lo lắng, giữ tinh thần thoải mái, chăm sóc sức khỏe và thăm khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Triệu chứng, biến chứng của nCoV có thể gây cho thai phụ?
Các triệu chứng của thai phụ khi nhiễm nCoV cũng tương tự như trên các bệnh nhân khác, bao gồm sốt, ho và khó thở. Các biểu hiện này có thể xuất hiện 2-14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Trường hợp xấu nhất, nCoV có thể khiến thai phụ bị sẩy thai, chết thai, thậm chí tử vong cho cả mẹ và bé.
Mẹ bầu cần làm gì để phòng tránh nCoV?
Trong giai đoạn thai kỳ, sức đề kháng, khả năng miễn dịch thường giảm sút do ăn uống kém, ốm ghén, cơ thể ít vận động. Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao, tuy nhiên, hiện không có khuyến cáo dành riêng cho đối tượng này.
Mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh để giữ cơ thể khỏe mạnh, như: nên rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch, dùng sản phẩm vệ sinh tay có chứa ít nhất 60% cồn. Cần súc miệng, rửa họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng phòng lây nhiễm bệnh. Hạn chế du lịch, đến nơi đông người; đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên khi đi thăm khám thai kỳ tại bệnh viện, phòng khám. Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp cấp tính như sốt, ho, khó thở...
Ngoài ra, mẹ bầu không nên quá lo lắng, tránh ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe. Thay vào đó, hãy duy trì sự lạc quan, giữ thói quen tập thể dục, ngủ đủ giấc, uống đủ nước, chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng.
Mẹ bầu cần thực đơn hàng ngày đầy đủ đường bột, đạm, béo, vitamin chất khoáng để giúp bé phát triển tốt và mẹ cân bằng vóc dáng. Bên cạnh các bữa ăn trong ngày, sữa cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho sản phụ, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Sữa đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của bà mẹ mang thai. Nuti IQ Mum Gold - một trong những giải pháp tăng cường dinh dưỡng phù hợp cho mẹ và thai nhi. Xem thêm tại đây.
Nên làm gì khi xuất hiện triệu chứng nghi nhiễm?
Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, mẹ bầu cần đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Mẹ bầu cũng nên gọi cho cơ sở y tế trước khi đến thăm khám, cung cấp thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
Bệnh viêm phổi do virus corona có thời gian ủ bệnh lâu, lên đến 14 ngày, dễ lây nhiễm, dấu hiệu bệnh dễ gây nhầm lẫn với bệnh khác. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị. Người có sức đề kháng kém hoặc có bệnh mãn tính dễ mắc bệnh, nguy cơ tử vong cao. Tính đến ngày 11/3, Covid-19 đã xuất hiện tại 119 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 119.000 ca bệnh, hơn 4.200 trường hợp tử vong và hơn 66.000 người bình phục.
Bảo Trân
Theo VNE
Biểu hiện của cảm lạnh và dị ứng khác nhau thế nào? Cảm lạnh và dị ứng có một số biểu hiện khá giống nhau nhưng cách điều trị hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ sự khác biệt của hai bất ổn sức khỏe này để có sự can thiệp phù hợp. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm lạnh và dị ứng,...