Phản biện xã hội đối với dự án nâng cấp bãi rác Khánh Sơn
Ngày 20-6, Ủy ban MTTQVN TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự án Nâng cấp bãi rác Khánh Sơn thành khu liên hợp xử lý chất thải rắn.
Bãi rác Khánh Sơn chuẩn bị đóng cửa vào tháng 3-2020.
Góp ý cho dự án, ông Nguyễn Đăng Hải – Phó Chủ tịch không chuyên trách UBMTTQVN TP Đà Nẵng, trao đổi: Thực tế bãi rác Khánh Sơn đã quá tải và gây ô nhiễm nặng. Nhiều năm qua nhân dân rất bức xúc, thậm chí đã tạo ra điểm nóng… Do đó, việc nâng cấp bãi rác Khánh Sơn là yêu cầu cần thiết vừa mang tính cấp bách. Tuy nhiên, nâng cấp như thế nào, chọn công nghệ ra sao cho phù hợp là vấn đề cần cân nhắc nhằm đảm bảo chất lượng công trình, đảm bảo môi trường sống của nhân dân và đúng nguyên tắc chung. Tương tự, PGS.TS Trần Cát, cho biết: Thực tế bãi rác Khánh Sơn sẽ không còn chỗ chứa và sắp phải đóng cửa trong thời gian ngắn nữa nhưng lượng rác thải ngày càng tăng. Nếu không nâng cấp, cải tạo để tiếp tục tiếp nhận thêm rác thì nguy cơ an ninh rác của thành phố là điều hiển nhiên, lúc đó thì không thể nói là thành phố môi trường, thành phố đáng sống nữa.
Theo các nhà khoa học, chuyên gia về xử lý chất thải rắn, việc nâng cấp là cần thiết nhưng phải lựa chọn công nghệ và nhà đầu tư nào cho phù hợp.
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Khánh Sơn bắt đầu hoạt động từ ngày 1-1-2007, diện tích ban đầu khoảng 49,91 ha, gồm các hạng mục: Bãi chôn lấp chất thải rắn không nguy hại, hộc chôn lấp chất thải nguy hại, hệ thống xử lý nước rỉ rác, xử lý bùn bể phốt và dự kiến đóng cửa vào tháng 5-2020. Với thực tế khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn toàn thành phố Đà Nẵng được thu gom, vận chuyển đến Khu xử lý chất thải Khánh Sơn, trung bình khoảng 1.100 tấn/ngày. Với lượng CTRSH phát sinh như vậy, theo tính toán của Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng khoảng tháng 9-2019, các ô rác sẽ đạt cao trình thiết kế. Do vậy, TP Đà Nẵng đang đứng trước nguy cơ phải đối mặt với vấn đề an ninh rác nên việc tổ chức triển khai các dự án xử lý CTRSH của thành phố là rất cấp bách.
Trước thực tế đó, ngày 22-4-2019, UBND TP Đà Nẵng Thông báo số 157 thống nhất, định hướng triển khai dự án Nâng cấp, cải tạo Bãi rác Khánh Sơn đảm bảo các tiêu chuẩn về xử lý chất thải, hiện đại và khôi phục lại môi trường sạch tại khu vực. Dự án bao gồm các hạng mục: nâng cấp, cải tạo bãi rác Khánh Sơn; đầu tư ô rác số 6: dự kiến khởi công xây dựng vào tháng 10-2019, hoàn thành, đưa vào hoạt động cuối tháng 3-2020; nâng cấp hệ thống xử lý nước rỉ rác giai đoạn 2 sẽ hoàn thành, đưa vào hoạt động cuối tháng 6-2020; xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn Khánh Sơn của Công ty CP Môi trường Việt Nam công suất 650 tấn/ngày đêm, dự kiến khởi công xây dựng vào cuối tháng 10-2019, đưa vào hoạt động tháng 6-2021; phủ bạt các ô chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn, dự kiến khởi công xây dựng vào cuối tháng 7-2019, đưa vào hoạt động tháng 9-2019; xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu liên hợp xử lý chất thải rắn TP Đà Nẵng đưa vào hoạt động năm 2019-2020 và các hạng mục thuộc Khu xử lý chất thải rắn giai đoạn đến 2030, bao gồm: Nhà máy xử lý chất thải rắn Khánh Sơn công suất 1.000 tấn/ngày, nhà máy đốt rác thải y tế, nhà máy xử lý phân bùn bể phốt…
Về các giải pháp nâng cấp, cải tạo một số hạng mục của bãi rác như: Tăng khả năng tiếp nhận của các hộc rác đã có bằng cách điều chỉnh hệ số mái ta-luy của rác chôn lấp, hợp nhất các hộc rác để nâng cao trình đóng bãi, tăng cường việc đầm nén, mở rộng thêm hộc chôn lấp rác mới về phía Đông Nam (gọi là hộc số 6) để có thể nhận thêm một lượng rác gần 1 triệu m3 nữa đều là những giải pháp đã được nghiên cứu, tính toán đầy đủ và rất khả thi. Việc đầu tư hạ tầng cũng như các loại thiết bị phục vụ cho vận hành các giải pháp trên như làm đường, xây dựng các hệ thống chiếu sáng, thoát nước, chống sét, bạt phủ, đầu tư thêm các loại máy ủi, máy đầm, máy bơm nước rỉ… là rất cần thiết. Như vậy, chủ trương nâng cấp, cải tạo một số hạng mục của bãi rác Khánh Sơn này để tiếp tục hoạt đông đến năm 2023 là đúng đắn. Tuy nhiên, nên xem đây là giải pháp tình thế và cần một giải pháp căn cơ, lâu dài hơn là nghiên cứu xây dựng một khu liên hợp xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt rác lấy điện. Theo Kiến trúc sư Phan Đức Hải – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị: Chủ trương nâng cấp Khu xử lý chất thải Khánh Sơn thành Khu liên hợp xử lý chất thải rắn là rất cần thiết, là một chủ trương đúng, phù hợp với thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn loại công nghệ nào thật sự tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu về lâu dài và phù hợp với thực tế tại Đà Nẵng. Một vấn đề cần quan tâm hơn nữa là tập trung phân loại rác thải tại nguồn để tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xử lý rác thải sau này.
Video đang HOT
Có thể nói, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố trong thời gian qua còn mang tính rời rạc, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố… Vì vậy, việc thành phố định hướng quy hoạch nâng cấp bãi rác Khánh Sơn thành Khu liên hợp xử lý chất thải rắn trong giai đoạn hiện nay là phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng, đồng thời khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu vực xung quanh. Hy vọng, với dự án này sẽ đáp ứng được nhu cầu xử lý chất thải rắn của Đà Nẵng.
M.T
Theo CADN
Nước rỉ từ bãi rác Khánh Sơn bủa vây cuộc sống hàng trăm hộ dân
Dù đã qua xử lý, song hàng ngàn mét khối nước rỉ từ bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) vẫn men theo khe suối từ trên cao đổ về, bốc mùi hôi thối khiến cuộc sống của hàng trăm hộ dân quanh khu vực bị đảo lộn.
Nỗi lo về dòng kênh chết
Bãi rác Khánh Sơn được xây dựng cách đây 25 năm và cũng chừng ấy thời gian người dân tổ 70 (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) sống chung với ô nhiễm.
Theo ghi nhận của phóng viên, đoạn kênh bắt đầu từ triền núi (nơi có bãi rác Khánh Sơn đang tọa lạc), dòng nước đen kịt trải dài hơn 7 km, chảy dọc qua địa bàn một số phường thuộc quận Liên Chiểu (TP. Đà Nẵng) trước khi nối với cầu Đa Cô, hòa vào thủy lưu chung của thành phố.
Người dân tại đây cho biết, hàng ngày, từng dòng nước đặc quánh, đen kịt, bốc mùi hôi thối vẫn bủa vây khu dân cư, làm ô nhiễm nặng nề cả môi trường đất, nước và không khí. Có mảnh vườn cách khu vực ô nhiễm không xa, bà Nguyễn Thị Lễ, người dân tổ 70 cho biết từ khi bãi rác quá tải, nước rỉ rác hôi thối chảy về ngày càng nhiều, ngấm vào lòng đất khiến cây cối, hoa màu chết dần chết mòn, đất đai cũng vì thế mà cằn cỗi nhiều.
"Nhiều năm trước, các hộ dân quanh đây còn lấy nước kênh để sinh hoạt nhưng từ ngày dòng chảy bị ô nhiễm thì ngay cả đến việc lại gần cũng không dám, đừng nói đến việc dùng nước tại đây để tưới cây hay rửa rau", bà Lễ cho biết thêm.
Người dân than trời vì nước rỉ từ bãi rác gây ô nhiễm nghiêm trọng
Cùng cảnh ngộ như trên, ông Mai Gành (ngụ tổ 70, phường Hòa Khánh Nam) cho biết, vào ngày nắng nước kênh đen sì không nhìn thấy đáy, bốc mùi hôi thối. Còn ngày mưa rác dồn về ứ đọng khiến nước tràn lên cả nhà dân cách đó hàng chục mét. Nguồn nước ô nhiễm đổ về chủ yếu tập trung vào sáng sớm hoặc chiều tối, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân khu vực.
"Xung quanh đây nhà ai cũng cài then đóng kín cửa nhưng mùi hôi thối theo gió vẫn xộc thẳng vào nhà. Hít thở bầu không khí bệnh tật khiến trẻ em quanh thôn nhỏ yếu, bệnh tật nhiều. Mong chính quyền thành phố quan tâm, giải quyết ô nhiễm để người dân chúng tôi sớm an cư, lập nghiệp", ông Gành than thở.
Bao giờ người dân mới hết khổ?
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tựa, Tổ trưởng tổ 70 phường Hòa Khánh Nam cho biết, việc nước rỉ từ bãi rác đen ngòm, hôi thối làm ô nhiễm cả dòng kênh được người dân phản ánh đã nhiều lần. Chính quyền địa phương cũng nhiều lần nhóm họp, lấy ý kiến người dân nhưng vẫn chưa có giải pháp triệt để.
"Người dân làng Khánh Sơn đã an cư, lập làng tại đây cả trăm năm, nay bị bãi rác làm cuộc sống đảo lộn. Cho nên khi nghe thành phố nói di dời bãi rác thì dân rất mừng. Đến nay, thành phố gia hạn thêm 4, 5 năm nữa, như vậy bãi rác này sẽ quá tải. Dân cũng tha thiết kêu gọi thành phố di dời bãi rác để trả lại môi trường cho bà con ở đây".
Ông Phan Quốc Định, cán bộ môi trường phường Hòa Khánh Nam cho biết: "Mỗi ngày bãi rác Khánh Sơn tiếp nhận xử lý hơn 900 tấn rác thải và từ 500 đến 600 mét khối nước rỉ rác. Cơ quan quản lý trực thuộc phường cũng mong muốn công ty cổ phần Môi trường đô thị xử lý triệt để nguồn nước từ bãi rác chảy ra, trả lại môi trường trong sạch cho người dân".
Bãi rác Khánh Sơn ngày càng quá tải khiến mùi hôi thối cùng nước rỉ bủa vây khu dân cư Khánh Sơn hơn 25 năm nay
Liên quan đến vấn đề xử lý rác thải trên địa bàn thành phố, ngày 11/4, UBND TP. Đà Nẵng cho biết Chủ tịch TP Huỳnh Đức Thơ vừa có văn bản chỉ đạo, yêu cầu các ngành chịu trách nhiệm nếu để chậm tiến độ nâng cấp bãi rác Khánh Sơn.
Theo đó, ông Thơ cho biết hiện nay, lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn lên đến 1.000 tấn/ngày. Với khối lượng rác phát sinh ngày càng gia tăng, nếu không triển khai thực hiện các dự án xử lý rác hiệu quả thì dự kiến tháng 3/2020, khu chôn lấp hợp vệ sinh Khánh Sơn sẽ không thể tiếp nhận thêm rác để xử lý.
UBND TP chỉ đạo Sở TN - MT chủ trì, phối hợp với BQL dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị làm việc trực tiếp với Công ty CP Xây dựng và đầu tư Vạn Tường để tiến hành đo đạc xác định phần diện tích đất quốc phòng nằm trong ranh giới dự án làm cơ sở để báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án. Nghiên cứu điều chỉnh phù hợp, báo cáo dự án nâng cấp bãi rác Khánh Sơn cho UBND TP xem xét, xử lý trước ngày 15/4.
Trước đó, tại Hội nghị tăng cường công tác đảm bảo trật tự đô thị vào chiều ngày 5/4, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ phát biểu "Chúng tôi treo đồng hồ đếm ngược trên tường. Chỉ còn 266 ngày nữa bãi rác Khánh Sơn sẽ đầy rác. Nếu không có chỗ chứa mới thì Đà Nẵng sẽ ngập rác, sẽ biến thành thành phố chết"
Hải Định
Theo Baocongly
Người dân 'TP đáng sống' khốn khổ vì dòng nước đen ngòm, hôi thối Cứ sáng sớm và chiều tối, dòng nước đen ngòm, mùi hôi thối bóc lên nồng nặc được thải trực tiếp từ bãi rác lớn nhất Đà Nẵng xuống dòng kênh gây cho các gia đình xung quanh. Nhiều năm nay, hàng chục hộ dân sinh sống gần với bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng)...