Phận bạc thuyền viên viễn xứ: Vỡ mộng đổi đời
Hơn 3 năm sau vụ nhảy tàu ở vùng biển Tahiti, cuộc sống của gia đình các ngư dân nghèo chẳng khá lên được. Họ đã trả giá quá đắt cho ước mơ đổi đời khi đi làm thuyền viên viễn xứ
Những ngày trung tuần tháng 11, vùng biển Khánh Hòa đón những đợt gió lạnh đầu mùa. Biển động, sóng cao nhưng anh Lê Đinh Anh (SN 1984; ngụ thôn Xuân Đông, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) vẫn lên ghe ra khơi. Tuy vất vả nhưng với anh, điều này vẫn tốt gấp ngàn lần so với nhưng ngay sông va lam việc ơ tau Hsieh Ta – Đai Loan.
Muốn về, xuống biển mà về!
Tại căn nhà cũ nát ở thôn Xuân Đông, bà Đặng Thị Nghiêm (58 tuổi, mẹ anh Anh) lúi húi lấy cỏ cho 2 con bò ăn. Những người con của bà đều đi làm thuê, làm mướn ở xa. Nghe chúng tôi hỏi việc đi làm thuyền viên ở nước ngoài, bà Nghiêm xua tay: “Một lần đủ rồi, không đi gì nữa hết”. Ông Lê Đình Muôn (60 tuổi, cha anh Anh) nói vọng ra: “Đi làm cho tàu nước ngoài, người ta xù luôn lương, ai dám đi nữa”.
Bà Nghiêm nhớ lại: “Khoảng tháng 8-2012, nghe lời một số người quen đi biển cho tàu nước ngoài lương cao nên thằng Anh cũng đăng ký. Gia đình vay mượn gần 60 triệu đồng, đóng cho người ta hơn 35 triệu đồng, số còn lại làm lộ phí ra Hà Nội, chờ ngày xuất cảnh. Đổi đời đâu không thấy mà suýt nữa mất con”.
Theo gia đình, vào thời gian đó, một công ty xuất khẩu lao động ở TP Hà Nội đăng thông tin tuyển thuyền viên làm việc cho tàu cá nước ngoài. Anh Lê Đình Anh nộp hồ sơ và trúng tuyển với mức lương cam kết 400 USD/tháng, trong đó gia đình nhận 350 USD, 50 USD nhận trên tau, ăn uống chủ tàu lo liêu. Đến ngay 20-12-2012, anh cùng một số ngư dân bay sang Hồng Kông, sau đo môt ngay, họ được đưa lên tàu Hsieh Ta. Trên tàu co thuyền trưởng thương goi tên là Ta-Cơ, máy trưởng la Ta-Sơ người Đài Loan, 2 cai người Trung Quốc la Ta-Phu, Ơ-Phu. Trong số 22 thuyền viên có 10 người Việt, 7 người Indonesia, 3 người Philippines và 2 người Myanmar. Anh Anh được giao nhiệm vụ câu cá ngừ đại dương. Khoang 18 ngay đâu, moi viêc đêu binh thương nhưng khi đên vung câu, các thuyền viên thường xuyên bị đánh đâp, ngươc đai.
Video đang HOT
Anh Lê Đình Anh (ảnh lớn) chỉ những vết thương khi làm việc ở tàu nước ngoài và bà Đặng Thị Nghiêm, mẹ anh Anh cắt cỏ nuôi bò phụ con trai đi biển
Với anh Anh, đó là những tháng ngày không thể nào quên. “Cuộc sống gia đình lúc nào cũng chật vật nhưng vẫn tốt hơn lúc làm cho tàu cá Đài Loan” – anh Anh bộc bạch. Theo anh Anh, khi làm việc trên tàu Hsieh Ta, do bât đông ngôn ngư, không quen vơi công viêc mơi nên nhiêu luc thuyền viên làm không đúng thao tác kỹ thuật. Những lúc đó, cac anh thường bi thuyền trưởng, may trương va cai tàu hành hung. Bi đanh nhiều nhất là anh Lê Thanh Thành (quê Quảng Bình) và anh Hoàng Văn Hậu (quê Quỳ Châu, Nghệ An), lam may phu. “Thằng Thanh bi ông may trương đanh đâp suốt. Đung gi đanh đo, đang câm mo lêt, cơ lê ông cung phang luôn. Nhiêu luc mêt qua ngu guc, Thanh bi tum toc đâp tui bui vao thanh tau lam rach da đâu, hôc mau môm, mau mui. Anh em phai quy lay, ngươi ta mơi chiu tha. Chịu không nôi, Thành xin lên boong làm thợ câu. Sau đo đên phiên Hậu xuông lam thay cũng bị đánh đâp rồi xin lên boong. Hậu lên thì đến lượt một thuyền viên Indonesia chiu trân thay” – anh Anh kê lai.
Không nhưng bi đanh đâp, các thuyền viên phai lam viêc quân quât 18 giờ mỗi ngày. “Sau 3 thang sông trên tau, 10 thuyền viên Viêt Nam chiu không nôi nên tâp trung trên boong xin nghi viêc. Thế là cả nhóm bị cai trương Ta-Phu dung tâm van phang, con cai Ơ-Phu dung gây thuc vao bung. Sau đo, ho tum toc anh Hâu bao thich vê thi xuông biên ma vê” – anh Anh chua xót nói.
Liều mạng nhảy tàu
Nhớ lại ký ức hãi hùng, anh Anh cho biết thuyền viên người Indonesia, Philippines đều bị đánh đập. Các thuyền viên Việt Nam không chiu đươc cưỡng bưc, bàn với nhau nhảy xuống biển trốn khỏi tàu.
Khoảng đầu tháng 8-2013, tàu Hsieh Ta được lệnh kéo tàu Lieu Hoa vào cảng Papeete trên đảo Tahiti, phía Nam Thái Bình Dương, để sửa chữa. Các thuyền viên Việt Nam bàn nhau tìm cơ hội trốn. Anh Anh nhớ lại thời khắc trốn tàu: “Ngày 8-8, lúc tàu Hsieh Ta chuẩn bị ra khơi, 10 thuyền viên Việt Nam bàn nhau nhảy tàu nhưng chỉ có 6 ngươi liều mạng nhảy xuống. Anh em mang theo 1 cái phao, 1 bi bong đưng đô chung, hương vào bờ ma bơi. Nhưng 2 ngươi bơi không nôi, đuối sức đành quay lai tau”.
Sau khi bơi đươc khoang 2 giờ, anh Anh cùng các anh Hâu, Nguyên Văn Hung (quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và Trần Văn Dũng (quê Quỳnh Lưu, Nghệ An) đươc 1 tàu cảnh sát vớt lên. Môt Viêt kiêu Phap là giảng viên đai hoc đa nhiêt tinh giup đơ, lam phiên dich. Cảnh sát Tahiti cung đuổi theo tàu Hsieh Ta để lấy lại hộ chiếu của 4 thuyền viên. Ngay 12-8, họ đươc hôi hương.
Nhiều người xem việc làm thuyền viên là cơ hội để bỏ trốn ở nước ngoài, nhất là khi tàu cập cảng các nước Nhật, Hàn Quốc… nhưng đa phần các vụ nhảy tàu xuất phát từ sự cưỡng bức lao động mà điển hình là vụ tàu Hsieh Ta. Hơn 3 năm sau vụ nhảy tàu này, cuộc sống của các gia đình ngư dân vẫn chẳng khá lên. Vì mang tội nhảy tàu, phá vỡ hợp đồng, những tháng lương mà chủ tàu còn nợ thuyền viên cũng không trả cho các gia đình.
“Vì muốn nghề nghiệp mở mang, cuộc sống tốt hơn nên chúng tôi mới chọn đi tàu xa xứ. Chúng tôi không được bảo vệ và trả cái giá quá đắt cho ước muốn đổi đời” – anh Anh chia sẻ.
Kỳ tới: Bảo vệ thuyền viên, cách nào?
Bị nước ngoài bắt giữ vì vi phạm lãnh hải UBND xã Vạn Hưng cho biết rất nhiều người dân trong xã đi làm thuyền viên tàu cá trong nước và nước ngoài. Đa số người dân tự móc nối với người quen, người này giới thiệu người kia để đi chứ không thông báo cho địa phương. Tính từ đầu năm 2016 đến nay, có gần 20 ngư dân của xã bị nước ngoài bắt giữ do vi phạm lãnh hải. Trong đó, 8 người vẫn còn ở nước ngoài, chưa được trao trả.
Theo Người lao động
Tàu cá chết máy, 18 thuyền viên hoảng loạn giữa biển
18 thuyền viên trên tàu cá bị chết máy, thả trôi trên biển hoảng loạn đã được lực lượng cứu hộ có mặt kịp thời đưa vào bờ.
Tàu SAR 411 đưa 18 thuyền viên cùng tàu cá gặp nạn hành trình về bờ (ảnh: Vietnam MRCC)
Chiều 20.11, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) cho biết, tàu SAR 411 đã tiếp cận 18 thuyền viên trên tàu cá bị chết máy trôi ngoài biển và đang trong hành trình đưa các thuyền viên về bờ.
Trước đó, vào 7h20 cùng ngày, Vietnam MRCC nhận được thông tin tàu NA 93362 TS với 18 thuyền viên, tàu bị hỏng máy thả trôi từ 11h ngày 19.11 tại tọa độ 19-10N; 106-00E. Vị trí tàu bị nạn cách Cửa Hội, Nghệ An 30 hải lý hướng Đông Bắc. Các thuyền viên trên tàu NA 93362 TS đã cố gắng khắc phục sự cố nhưng không được.Thuyền trưởng yêu cầu cứu nạn khẩn cấp.
Sau khi nhận được thông tin, Vietnam MRCC đã liên lạc với tàu NA 93362 TS để nắm bắt tình hình, hướng dẫn các phương pháp bảo đảm an toàn tính mạng cho các thuyền viên đồng thời thông báo hàng hải, yêu cầu các tàu, phương tiện hoạt động gần khu vực tàu gặp nạn để tổ chức hỗ trợ.
Do tình hình tàu gặp nạn có chuyển biến xấu, tàu lắc mạnh, thuyền trưởng thông báo nước ngọt và lương thực trên tàu đã cạn kiệt, xung quanh không có phương tiện nào có khả năng hỗ trợ, thuyền viên hoảng loạn, có nguy cơ đe doạ tính mạng thuyền viên, Vietnam MRCC đã điều động tàu SAR 411 đang thường trực tại Xuân Hải, Nghệ An xuất phát đi cứu nạn tàu cá NA 93362 TS.
Đến 14h ngày 20.11, tàu SAR 411 tới hiện trường, tiếp cận tàu và hành trình đưa 18 thuyền viên cùng tàu cá về bờ.
Dự kiến khoảng 18h tối nay, tàu SAR 411 cùng với 18 thuyên viên và tàu NA 93362 TS về tới Nghệ An.
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Tàu Indonesia đâm tàu hàng Việt Nam, 15 người mất tích Ít nhất 15 người mất tích khi một tàu cao tốc Indonesia đâm vào một tàu chở hàng Việt Nam trên biển Java của Indonesia hôm 19-11. Toàn bộ thuyền viên tàu Việt Nam đều an toàn. Hãng tin AFP cho biết chiếc tàu khách Indonesia đang chở 27 người cách bờ biển thị trấn Tuban, Đông Java khoảng 50 km thì bất...