Phạm Xuân Ẩn trong mắt cựu đồng nghiệp Reuters
Nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày thống nhất đất nước và được sự chấp nhận từ tác giả, Thanh Niên xin giới thiệu những hồi ức do Nick Turner, Trưởng phân xã Reuters ở Sài Gòn từ 1962 – 1964, chia sẻ riêng với bạn bè ông về giai đoạn làm việc cùng vị tướng tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn.
Phạm Xuân Ẩn (thứ hai từ trái) cùng các đồng nghiệp phóng viên phương Tây – Ảnh: Từ sách Điệp viên hoàn hảo
1. Tôi đã không để ý những suy nghĩ trước đó của Zip Grant (phóng viên Zalin B. “Zip” Grant – ND) cho là Ẩn bị Reuters sa thải vì anh ấy thường xuyên biến mất không một lời giải thích. Mọi chuyện không hẳn như vậy. Tôi là sếp của Ẩn ở Reuters từ 1962 – 1964 và sự thật là anh ấy có đi đâu mất vài ngày theo một chu kỳ cố định mà không báo trước hay giải thích gì với tôi. Ẩn là nhân sự cực kỳ giá trị của hãng tin nên tôi đơn giản là chấp nhận thói quen không rõ ràng này. Nhưng dần dần tôi càng ngày càng bị thuyết phục, sau hàng loạt lý do liên tiếp, là sự biến mất kia không có cách giải thích nào khác là Ẩn đang có một nhiệm vụ nào đó với Việt Cộng.
Tôi rất cẩn thận khi thảo luận chuyện đó với Ẩn trong một cuộc họp không có ghi âm, tất nhiên anh ấy biết và giận. Tôi có nên cảnh báo những đồng nghiệp Mỹ khác, là những người thường tán dóc với Ẩn, không? Không. Tôi không có chứng cứ gì và không có cơ sở nào thực sự để nêu ra các nghi ngờ nhắm vào anh, vốn có thể sẽ khiến anh gặp rắc rối nghiêm trọng. Những nhân viên tình báo Mỹ, Anh và Úc đã hỏi tôi liệu Ẩn có “an toàn”. Dù thế nào, câu trả lời thành thật lúc đó là tôi thật sự không biết Ẩn có “an toàn” không nhưng trong thực tế tôi luôn mặc định rằng bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể là một điệp viên của Việt Cộng.
Ẩn biết rằng tôi tin anh là một người có cảm tình với Việt Cộng vì chúng tôi đã từng nói chuyện với nhau và anh không xác nhận cũng không phủ định điều đó. Chúng tôi nói với nhau rất nhiều về nền chính trị Việt Nam, rồi nói về triết học chính trị (lĩnh vực mà anh ấy đọc nhiều)… Tôi nói với Ẩn tôi tôn trọng cảm tình chính trị của những phóng viên người Việt bởi đó không phải việc của tôi, chừng nào cảm tình đó không làm ảnh hưởng đến công việc chung ở Reuters. Qua các cuộc trò chuyện, tôi dần hiểu Ẩn nhiều hơn và biết khi nào anh thoải mái nói và khi nào anh cẩn trọng trò chuyện, và dần dần mọi thứ trở nên rõ ràng là Ẩn thực sự có cảm tình với Việt Cộng.
Nói chung Ẩn thích người Mỹ, nhưng không phải tất cả. Ẩn thích sự hài hước của người Mỹ, nể trọng những ai cởi mở và có thể phân tích, thảo luận các vấn đề dựa trên bản lĩnh trí tuệ của họ. Anh né tránh việc mình được gọi là “người theo chủ nghĩa dân tộc” hay “người yêu nước”, bởi những từ đó quá nặng ý nghĩa chính trị. Anh chỉ đơn giản nói: “Tôi là người Việt Nam” hay “Cuộc sống thực sự tốt hơn khi có hòa bình và nền độc lập thực sự”.
2. Hãy trở lại câu hỏi tại sao tôi lại sa thải Ẩn? Tôi đã xem rất nhiều bài viết giải thích việc này, nhưng sự thật là tôi KHÔNG sa thải Ẩn. Anh ấy tự nghỉ. Trong khoảng thời gian đặc biệt dày đặc biến động trong nền chính trị Sài Gòn vào năm 1964, Ẩn biến mất khỏi văn phòng trong 2 – 3 ngày khi tôi rất cần anh ta. Cuối cùng, khi Ẩn xuất hiện ở văn phòng, tôi đã nói: “Cậu biến đi đâu thế, Ẩn?”. Anh nói anh đang viết một bài lớn với Beverley Deepe. Tôi bảo cậu được trả tiền để làm cho Reuters và anh nói: “Đúng, nhưng trả chưa đủ”. Tôi thừa nhận việc này là sự thật (vì tôi đã không được Reuters đồng ý khi đề xuất tăng lương cho Ẩn) nên nói “tôi không để ý nếu anh làm với các phóng viên khác, nhưng ít ra anh cũng nên giữ liên lạc với tôi chứ”. Cả hai đều bực dọc và anh lại gần ngăn kéo bàn lấy hết đồ đi. Anh nói anh đi đây. Thực ra không có gì rõ ràng là liệu Ẩn sẽ đi luôn hay chỉ tạm thời. Đôi khi Ẩn có những khoảnh khắc quá cảm tính và sau đó anh lại hối tiếc. Nhưng một vài ngày sau đó, tôi nghe nói Ẩn đã đầu quân cho Newsweek.
Khi nhìn lại, tôi chỉ đơn giản nghĩ là Ẩn chuyển qua một hãng tin Mỹ nào khác. Thời gian đó, cuộc chiến leo thang ồ ạt và một chi nhánh bé nhỏ của một hãng thông tấn Anh vẫn coi cuộc chiến Việt Nam như một vở diễn bên lề so với xung đột của người Anh với Indonesia hẳn không phải nguồn cấp tin đáng tin cậy cho nhiệm vụ đặc biệt của Ẩn. Cũng có thể Ẩn đã giả vờ tạo ra tranh cãi nảy lửa với tôi để thành một cái cớ cho việc chuyển chỗ làm.
Video đang HOT
Tôi không lên án hay phê phán gì Ẩn. Tôi có thể hiểu vì sao một số người Mỹ cảm thấy cay đắng và bị phản bội nhưng đó là đất nước của Ẩn và anh là người Việt Nam duy nhất mà những người Mỹ và đồng nghiệp chúng tôi đã không đặt niềm tin nhầm chỗ. Tôi có thể xác nhận từng lời rằng khi ở Reuters, Ẩn chưa bao giờ cố diễn dịch sai các sự kiện theo hướng có lợi cho những người cộng sản.
Sau khi rời Reuters, tôi và Ẩn không thân thiết nhưng tôi vẫn xem anh như một người bạn và là một người Việt Nam đáng nể trọng.
Nick Turner là người New Zealand, Trưởng văn phòng Reuters ở Sài Gòn từ 1962 – 1964, và là sếp của ông Phạm Xuân Ẩn tại hãng thông tấn này. Sau khi rời Reuters, Turner vẫn tiếp tục công tác ở Sài Gòn đến 1971 theo yêu cầu của một số hãng tin Anh và Mỹ khác. Vào thời đó, ông là một trong số ít phóng viên phương Tây đến được cả Liên Xô và Trung Quốc để tác nghiệp. Turner kết hôn với một cô gái Việt Nam và con gái của ông đã về Việt Nam nhiều lần. Ông nói: “Gần 40 năm sau khi cuộc chiến kết thúc, tôi mới thăm lại Sài Gòn năm ngoái. Tôi nhận ra mình yêu Sài Gòn, hệt như tôi đã yêu khi sống ở đây thập niên 1960″.
Theo TNO
Tiết lộ tờ báo đầu tiên Liên Xô đưa tin Việt Nam giải phóng
Ngày 30/4/1975, chính Ban tiếng Việt của đài "Tiếng nói nước Nga", khi đó có tên là Đài Matxcơva, đã đưa tin đầu tiên về việc Sài Gòn được giải phóng.
Ngày 1//5/1975, đại sứ Liên Xô tại Hà Nội là đại diện ngoại giao nước ngoài đầu tiên được chính thức thông báo về chiến thắng ở miền Nam.
Quân đội Việt Nam duyệt binh
Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi thực hiện nhiệm vụ đó đã nói: "Cả dân tộc chúng tôi đang phấn khởi trước niềm vui chiến thắng luôn nhớ về sự ủng hộ và giúp đỡ mà đất nước các bạn đã dành cho chúng tôi. Trong chiến thắng của chúng tôi có sự đóng góp to lớn của các bạn. Có một điều tượng trưng là các chiến sỹ giải phóng quân đã tiến vào Sài Gòn trong những chiếc xe tải được chế tạo tại các nhà máy Liên Xô, và các chiến sỹ Việt Nam lái xe tăng Liên Xô T-54 là những người đầu tiên đã phá tung cửa tiến vào dinh tổng thống ở Sài Gòn".
Thủy thủ Liên Xô là những người đầu tiên đưa tàu tới bờ biển của miền Nam được giải phóng. Lực lượng giải phóng vẫn còn đang trên đường tiến vào Sài Gòn thì hai tàu của Liên Xô đã cập cảng Đà Nẵng, và theo lời giám đốc cảng khi ấy, "đó là tàu nước ngoài đầu tiên mang hàng hóa hòa bình tới quân cảng này trong suốt lịch sử trăm năm của nó".
Trong những ngày đầu tiên của tháng Năm, tàu Liên Xô đã đậu bến Sài Gòn, mang thực phẩm, thuốc men và các hàng hoá cần thiết cho nhân dân thành phố và những người tị nạn dồn ứ lại.
Có một điều tượng trưng là các chiến sỹ giải phóng quân đã tiến vào Sài Gòn trong những chiếc xe tải được chế tạo tại các nhà máy Liên Xô, và các chiến sỹ Việt Nam lái xe tăng Liên Xô T-54 là những người đầu tiên đã phá tung cửa tiến vào dinh tổng thống ở Sài Gòn
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Trong tất cả những năm đấu tranh chống Mỹ và thống nhất đất nước, Nga và các nước cộng hòa khác của Liên Xô cũ luôn luôn đứng về phía các lực lượng yêu nước Việt Nam. Sự hỗ trợ của Nga và các nước Liên Xô cũ dành cho Việt Nam thực sự toàn diện.
Liên Xô đã cung cấp thiết bị quân sự và vũ khí cho quân đội Việt Nam, gửi đến miền Bắc Việt Nam hàng ngàn chuyên gia quân sự và dân sự, xây dựng và khôi phục các cơ sở hạ tầng quân sự và kinh tế, thành lập các trung tâm nghiên cứu và giảng dạy, đào tạo cán bộ quân đội và kỹ sư Việt Nam trong các trường đại học của Liên Xô.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Hội hữu nghị với Việt Nam là tổ chức đông đảo nhất ở Liên Xô.
Trong những ngày chủ nhật đoàn kết với Việt Nam, hàng triệu công dân Liên Xô đã lao động để góp tiền mua và gửi tới Việt Nam các loại hàng hoá cần thiết nhất cho nhân dân miền Bắc và vùng giải phóng ở miền Nam.
Trong những năm đó, mỗi công dân Xô Viết đều cảm nhận bằng tấm lòng mình tất cả những khó khăn và hy vọng của những người yêu nước Việt Nam.
Và tất nhiên, chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 đã trở thành niềm vui lớn lao cho mỗi một công dân Liên Xô.
Quan sát viên Alexei Lenxov của Ban tiếng Việt đài Tiếng nói nước Nga cho biết: "Tôi còn nhớ rõ vào những ngày ấy, người dân Mátxcơva đã thân ái chào đón các bạn Việt Nam mà họ gặp trên đường phố. Người ta ôm hôn, tặng hoa, mời họ đến nhà chơi ăn mừng chiến thắng.
Quốc tế Lao động mùng 1/5/1975 đối với chúng tôi đã trở thành ngày mừng chiến thắng của những người Việt Nam yêu nước.
Những thông tin chi tiết xuất hiện trên trang nhất tất cả các báo của Liên Xô, trên các làn sóng phát thanh và truyền hình.
Tôi thật tự hào khi mình được phân công chuẩn bị viết tin giải phóng thành phố Sài Gòn. Chúng tôi là đài đầu tiên đã lên sóng đọc bản tin chiến thắng.
Đài tiếng nói Hoa Kỳ và BBC cũng đã đưa tin về sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn sau "Đài phát thanh Mátxcơva", tên gọi của Đài "Tiếng nói nước Nga" thời đó.
Tuy tình cờ, nhưng có một sự trùng hợp rất biểu tượng. Ngày 30/4/1945, những người lính Liên Xô đã từng kéo lá cờ chiến thắng lên bầu trời thủ đô nước Đức phát xít.
Ba mươi năm sau cũng vào ngày này, ngọn cờ chiến thắng đã xuất hiện trong thành phố Sài Gòn được giải phóng."
Theo VNE
Người nữ giao liên, tình báo gan dạ, mưu trí Một ngày giữa tháng tư, gặp nữ chiến sĩ tình báo Tám Thảo ở ngôi nhà riêng tại con hẻm đường Nguyễn Trọng Tuyển (quận Phú Nhuận, TP.HCM), tôi say sưa nghe cô kể về những năm tháng hoạt động tình báo, trong đó có nhiều năm làm giao liên cho cố Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, "điệp...