Phạm Văn Rạng Sự nghiệp huy hoàng và tuổi “xế chiều” khốn khó
Nhắc đến thời kỳ hoàng kim của bóng đá miền Nam Việt Nam trước 1975 không thể không nhắc đến cái tên Phạm Văn Rạng, người gác đền số 1 châu Á. Phạm Văn Rạng cùng với đội tuyển miền Nam Việt Nam cũng như đội ngôi sao châu Á tạo ra những chiến tích lẫy lừng vang danh bốn bể năm châu. Ấy thế mà, phía sau ánh hào quang trên sân cỏ, Rạng lại trải qua cuộc sống cơ cực lúc giải nghệ và cuối cùng phải ra đi trong cảnh túng thiếu.
Phạm Văn Rạng đoạt chiếc HCV SEAP Games cùng đội miền Nam Việt Nam.
Từ trung phong cắm đến thủ môn tài danh
Phạm Văn Rạng sinh năm 1934 ở Mỹ Tho (Tiền Giang), từ nhỏ trái bóng tròn đã là niềm đam mê mãnh liệt của ông, sau mỗi giờ đến lớp là những giờ phút vờn nhau với trái bóng để thỏa mãn niềm đam mê bất tận ấy. Khi chuyển lên Sài Gòn học văn hóa, ông được tuyển vào đội bóng của trường Việt Nam học đường. Tại đây, Rạng đá trung phong, mặc dù rất yêu thích vị trí đứng giữa cầu môn trấn giữ khung thành. Năm 1949, một biến cố nhỏ xảy ra ở đội, cũng là bước ngoặt cuộc đời của danh thủ Phạm Văn Rạng. Trong một trận đấu gay cấn giữa đội tuyển trường và đội bóng Huỳnh Khương Ninh, bất ngờ vào giờ chót thủ môn chính thức của đội Việt Nam học đường không thể thi đấu vì cha “làm cộng sản” bị Pháp bắt. Khá hụt hẫng, thầy giáo thể dục liền hỏi cả đội xem ai có thể lắp vào vị trí mà thủ môn Thành để lại, Rạng mạnh dạn giơ tay và được chọn. Giải đấu năm đó, Phạm Văn Rạng chơi tốt, đội bóng của ông giành chức vô địch và rồi định mệnh trói chặt ông ở giữa 2 trụ thành.
Nhờ tài năng thiên phú nên Phạm Văn Rạng khẳng định được tên tuổi từ rất sớm, mới 17 tuổi ông được đội Ngôi sao Bà Chiểu của ông bầu Võ Văn Ứng mời về giữ thành, rồi chỉ hai năm sau, ông trở thành người trấn giữ khung thành cho đội Tổng Tham mưu. Và ở tuổi 19, với những pha cứu bóng điêu luyện, phản xạ nhanh nhẹn, dẻo dai… thủ thành gốc miền Tây Nam bộ được tuyển vào đội tuyển miền Nam Việt Nam và gắn bó với đội tuyển suốt quãng đường dài 12 năm. Với đôi tay bắt bóng như nam châm hút sắt hay “bắt dính như nhựa Mít-xờ-lanh”, thủ môn Phạm Văn Rạng được ký giả thể thao Thiệu Võ gọi là “Lưỡng thủ vạn năng” và từ đó ông đã “chết” cái tên này.
Những chiến tích đi vào lịch sử
12 năm gắn bó với đội tuyển miền Nam Việt Nam, Rạng cùng đồng đội tạo ra một giai đoạn hoàng kim cho bóng đá nước nhà. Trong những chiến tích đi vào lịch sử, đầu tiên phải kể đến chiếc HCV SEA Games 1954 lần đầu tiên được tổ chức ở Thái Lan khi hạ gục người Thái ở trận chung kết với tỉ số 3-1. Phạm Văn Rạng và đồng đội đã tạo nên một đội tuyển trứ danh khắp châu lục, ngay đến cả Nhật Bản – cường quốc của châu lục hiện nay, cũng khao khát có được một nền bóng đá như Việt Nam thời đó. Còn nhớ, trong một trận đấu giữa đội bóng miền Nam Việt Nam và Nhật Bản, Phạm Văn Rạng thi đấu xuất sắc giữ sạch lưới, trong khi đó đồng đội của ông đã 3 lần sút tung lưới đối phương để mang về chiến thắng 3-0 trước Nhật Bản. Trong tiệc chiêu đãi vào tối cùng ngày, Đại sứ Nhật tại Sài Gòn ngày ấy đã tặng Tổng cục Túc cầu miền Nam một đôi giày nhỏ và ví von rằng: “Bóng đá Nhật Bản nhỏ bé như đôi giày này và mong rằng sẽ có ngày được sánh vai cùng bóng đá VN…”.
Video đang HOT
“Lưỡng thủ vạn năng” Phạm Văn Rạng
Đặc biệt, khi được gọi vào đội tuyển ngôi sao châu Á, Rạng có dịp đối đầu đội bóng hùng mạnh đến từ nước Anh Chelsea. Một buổi chiều cuối mùa hè 1966, Phạm Văn Rạng khiến cả thế giới phải nhắc đến khi xuất thần hóa giải tất cả các cơ hội của đối thủ. Sáng hôm sau, đồng loạt các báo Malaysia và khu vực cùng bình luận rằng: Người có công lớn nhất cho chiến thắng của đội tuyển châu Á chính là tay thủ môn đến từ Việt Nam có tên Phạm Văn Rạng! Đơn giản bởi nếu là người khác đứng giữa hai khung gỗ, mành lưới của tuyển châu Á đã tan nát với các chân sút Ănglê!
Ra đi trong cảnh nghèo khó
Vào năm 1978, Phạm Văn Rạng chính thức giã từ sự nghiệp, khép lại những tháng ngày đầy vinh quang trên sân cỏ. Điều ít ai ngờ là sau khi giải nghệ, Rạng phải trải qua cuộc sống vô cùng khó khăn. Ông phải làm đủ nghề để mưu sinh, khi thì làm HLV các đội phong trào cấp phường, trường học, xí nghiệp. Thậm chí, có những lúc người ta thấy “Đệ nhất thủ môn châu Á” đi làm bảo vệ đêm cho doanh nghiệp nước ngoài nhờ nói được tiếng Pháp. Ở tuổi “thất thập cổ lai hy” ông vẫn ở cảnh nhà thuê, thấy vậy nhiều đồng đội của ông như Tam Lang, Võ Thành Sơn, Hồ Thanh Cang… và người hâm mộ đã xây cho một ngôi nhà cấp 4 tại sân bóng Thuận Kiều.
Tuổi già sức yếu, ông Rạng phải đối mặt với những chấn thương dai dẳng thời còn tung hoành trên sân bóng. Nhiều lần ông nhập viện vì những chứng bệnh như suy tim, phổi, tiểu đường… Năm 2008, sau cơn đột quỵ ông ra đi ở tuổi 74 để lại niềm thương tiếc nơi gia đình và người hâm mộ. Ông ra đi, nhưng tên tuổi của ông vẫn còn sống mãi trong ký ức người hâm mộ như một huyền thoại. Có những cái tên gợi nhớ kỷ niệm và cái tên “Lưỡng thủ vạn năng” Phạm Văn Rạng sẽ nhắc chúng ta mãi nhớ về một thời vinh quang đầy tự hào của bóng đá nước nhà.
Theo Motthegioi
Chính quyền xã tự ý giao khoán kinh doanh nơi thờ tự tâm linh của dân
Đền Tam Lang là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng không chỉ của riêng người dân xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) mà của cả nhân dân thập phương. Nhưng chính quyền xã Xuân Lộc lại cho một cá nhân đứng ra nhận thầu kinh doanh nơi này.
Những ngày vừa qua, người dân xã Xuân Lộc đang hết sức bức xúc trước việc làm "tréo ngoe" của chính quyền xã khi đem Đền Tam Lang giao khoán cho một cá nhân đứng ra để kinh doanh, thu phí.
Ông Phan Mậu Anh, thủ nhang của đền, buồn bã kể lại sự việc với PV
Ông Phan Mậu Anh (76 tuổi, xóm Mai Hoa, xã Xuân Lộc) là người được người dân cắt cử làm thủ nhang ở ngôi đền này, phản ánh: Vào tháng 1/2014, có một người tên Võ Xuân Giang (ở TP Vinh) vào đền Tam Lang làm lễ. Sau đó đến tháng 4/2014, ông Trần Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lộc, Kiêm Trưởng ban quản lý đền, cùng với ông Trần Cự, Phó ban Nghi lễ của đền (đại diện cho chính quyền) đã cùng thống nhất cho ông Võ Xuân Giang thầu lại toàn bộ ngôi đền này.
Việc làm này không được thông qua ý kiến người dân, bị người dân phản đối kịch liệt nhưng chính quyền xã vẫn quyết tâm thực hiện.
Đến ngày 27/11/2014, UBND xã tổ chức một cuộc họp riêng với lãnh đạo 3 thôn (Mai Hoa, xóm Sơn Phương và xóm Mai Long) để đưa ra quyết định chính thức về việc giao đền cho ông Giang.
"Đây là nơi sinh hoạt tâm linh của bà con chúng tôi từ hàng trăm năm nay rồi. Giờ họ lại đem bán cho một cá nhân, chúng tôi hết sức bức xúc", ông Anh cho biết.
Đền Tam Lang là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân thập phương.
Ông Thái Doãn Nhuận, Bí thư chi bộ thôn Mai Long cho biết: "Tại cuộc họp đó họ đưa ra quyết định luôn chứ cũng không hỏi ý kiến của chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ đồng ý".
Theo như hợp đồng ký giữa chính quyền xã Xuân Lộc và ông Võ Trường Giang, thời gian giao khoán là 5 năm. Theo đó trong 2 năm đầu ông Giang phải nộp cho xã 20 triệu đồng, năm thứ 3 là 30 triệu đồng, năm thứ 4 là 40 triệu đồng và năm thứ 5 là 50 triệu đồng....
Sau khi được xã bàn giao hợp đồng quản lý ngôi đền, ông Giang đã đuổi người dân ra khỏi đền. "Giờ chúng tôi muốn vào đền thắp nén hương hay làm bất cứ việc gì cũng phải đóng tiền. Từ bao đời nay làm gì có chuyện đó. Công đức là tự nguyện", một người dân bức xúc.
Trước sự việc trên, người dân nơi đây đã viết đơn cầu cứu gửi lên các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh.
Ông Phan Mậu Anh cho biết: "Hiện chúng tôi đã viết 2 đơn cầu cứu gửi Sở VH-TT-DL Hà Tĩnh nhưng đến bây giờ vẫn chưa có hồi âm. Khi thấy chúng tôi làm căng thì xã lại chạy lên nói sẽ không giao khoán nữa nhưng chỉ là nói miệng thôi".
Để có cái nhìn khách quan về sự việc, PV đã tìm đến UBND xã Xuân Lộc xin lịch làm việc. Tại đây ông Trần Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND xã, từ chối làm việc với lý do "có việc bận".
Đền Tam Lang được xây dựng cuối Triều Trần, đầu Triều Lê năm (1398 -1400). Đây là ngôi đền thờ quan lớn Đệ Tam. Đền tọa ngữ trên núi "Nàng Tiên", thuộc dãy phía tây, trên địa bàn xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngôi đền này rất nổi tiếng cuối triều nhà Trần chống quân xâm lược nhà Nguyên, đầu nhà Lê chống quân xâm lược nhà Minh của vua Lê Lợi, thế kỷ XV nên được các triều vua phong nhiều sắc mạng. Ngôi đền này được Đảng và Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Xuân Sinh - Tiến Hiệp
Theo Dantri
Thất nghiệp vẫn nhận "chạy" việc làm Ngày 15-9, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Võ Thành Sơn (SN 1976) ở Phú Thịnh, Sơn Tây, Hà Nội, để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". CQĐT xác định, từ tháng 8-2013, Võ Thành Sơn tự "quảng cáo" với nhiều người là...