Phạm Toàn Thắng: ‘Bốn chữ lắm’ còn bị gọi là nhạc teen
Chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi giai điệu ngũ cung trong âm nhạc dân gian nhưng các sáng tác của Toàn Thắng vẫn được nhận xét là trẻ trung, hiện đại.
- Với anh, âm nhạc đơn giản là cuộc chơi hay một sự tính toán kỹ càng?
- Tôi không thích quá nghiêm túc khi sáng tác nhạc. Thoải mái, tự nhiên sẽ khiến âm nhạc mình thú vị hơn. Tôi thích sự ngẫu nhiên và những cảm xúc bất chợt. Đôi khi người nhạc sỹ chỉ có một phút để nắm giữ cảm xúc.
Phạm Toàn Thắng là tác giả của nhiều hit đang được yêu thích hiện nay như Dấu mưa, Bốn chữ lắm, Uống trà…
- Vậy có khi nào anh để vuột mất ý tưởng?
- Nghĩ ra một giai điệu và quên ngay sau đó là chuyện xảy ra như cơm bữa. Đứt mạch cảm xúc cũng rất thường xuyên nên tôi thường tự an ủi bản thân rằng mình chưa có duyên với “đứa con” này. Có thể tình cờ sau này nhớ lại tôi sẽ viết tiếp, hoặc cứ để đó, biết đâu sau này mình lại viết được một cái gì đó hay hơn.
Phạm Toàn Thắng có phong cách sáng tác khá đa dạng cả về đề tài lẫn chất nhạc.
- Là nhạc sỹ trẻ nhưng khá nhiều sáng tác của anh có chất liệu dân gian, cổ điển. Vì sao vậy?
- Đó chỉ là một phần thôi. Tôi vẫn có những ca khúc mang âm hưởng vui nhộn, hiện đại hơn. Tuy nhiên, do lớn lên cùng những giai điệu ngũ cung nên chúng ngấm vào tôi một cách rất tự nhiên.
- Anh có nghĩ những sáng tác như vậy làm mình già đi không?
- Nhìn ngoại hình thì không ai nghĩ tôi già đâu (cười). Còn âm nhạc, những bài có chất liệu cổ như bạn nói thì toàn được đánh giá là trẻ và năng động đấy. Đến Bốn chữ lắm còn bị bảo là nhạc teen cơ mà. Đừng tưởng tượng, hãy tin chắc rằng Phạm Toàn Thắng là một chàng trai rất hiện đại.
Video đang HOT
Sau Cô bé mùa đông, Phạm Toàn Thắng đã có những bước tiến dài trong nghệ thuật.
– Vậy anh có thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ để sáng tác?
- Tôi thích âm nhạc điện tử, nên một chiếc máy tính là một điều không thể thiếu. Bên cạnh đó là một chiếc máy in để kịp thời in và chỉnh sửa các bản nhạc. Như bạn biết, cảm xúc đến nhanh và cũng đi nhanh, đôi khi bỏ lỡ vài nốt thì phá hỏng cả một bài. Vì thế, hai công cụ này hỗ trợ rất nhiều, nó giúp tôi thuận tiện hơn trong việc làm nhạc và sản xuất ca khúc. Và có lẽ với âm nhạc hiện nay, sự đồng hành của các thiết bị hiện đại là một điều bắt buộc.
Phạm Toàn Thắng có thói quen viết nhạc trên máy tính.
- Việc máy in nhanh hay chậm có tác động gì đến cảm xúc và quá trình sáng tác của anh?
- Tôi thấy nó thường ảnh hưởng đến quá trình sản xuất âm nhạc hơn, đặc biệt khi chúng ta cần những bản nhạc để thu âm hoặc tập. Nếu máy in có vấn đề hoặc quá chậm sẽ khiến người thu hoặc người chơi đàn mất đi cảm hứng ban đầu họ đang có. Thế nên tôi chọn máy in nhanh, chất lượng tốt để không mất cảm xúc trong công việc. Và Canon Pixma E400 là chiếc máy in được tôi đánh giá cao vì thoả mãn các yêu cầu của tôi gồm nhanh, đẹp, rõ ràng, tiết kiệm và dễ sử dụng.
- Cảm giác của anh khi cầm một bản nhạc mới viết trên tay?
- Cầm một bản nhạc trên tay rồi có thể chỉnh sửa bằng bút mang lại cảm giác thiêng liêng của người nhạc sỹ. Nó giống như việc bạn nâng niu một quyển sách thay vì phải đọc nó trên máy vi tính vậy.
Theo Zing
Bị loại khỏi "The X-Factor", Phạm Toàn Thắng giành giải "Bài hát Việt"
Phạm Toàn Thắng tiếp tục khẳng định được tên tuổi của mình tại sân chơi "Bài hát Việt" với ca khúc "Bốn chữ lắm".
Năm 2013 là một năm thành công của Phạm Toàn Thắng khi các ca khúc của anh liên tục trở thành hit như: "Dấu mưa", "Chạy mưa, "Vẽ"... Bên cạnh đó anh còn lọt vào Top 5 danh sách đề cử của giải Cống hiến cho hạng mục Ca khúc của năm. Đầu năm 2014, Phạm Toàn Thắng tiếp tục với niềm đam mê âm nhạc, chàng nhạc sĩ trẻ đã quyết định dự thi "The X-Factor".
Mục đích của anh khi tham gia chương trình "The X-Factor" là nhằm đưa những sáng tác của mình đến gần với khán giả. Dù được "bộ tứ quyền lực" đánh giá là hát hay lại có khả năng sáng tác nhưng giám khảo đã cho Phạm Toàn Thắng dừng chân sớm để chuyên tâm cho công việc viết nhạc trước các đối thủ quá mạnh.
Đã từng "làm mưa làm gió" trên thị trường âm nhạc thời gian vừa qua, ca khúc "Bốn chữ lắm" của nhạc sĩ Phạm Toàn Thắng lại gây nhiều hiệu ứng với khán giả. Bài hát này mang nét vui tươi, nhí nhảnh là tâm sự của cô gái mới lớn đã được thể hiện thành công qua màn trình diễn của Trúc Nhân và Thảo Nhi. Ca khúc này đã giúp nhạc sĩ "Dấu mưa" xuất sắc giành giải "Bài hát của tháng".
Bước sang liveshow 3, những gương mặt tác giả "vừa quen vừa lạ" đã cống hiến cho khán giả "Bài hát Việt" một đêm nhạc đầy màu sắc và ấn tượng.
"Về với lúa" được viết theo thể loại Country Pop với nội dung kêu gọi những người con xa quê tìm về với cội nguồn yêu thương của mình. Với giai điệu giản dị và qua tiếng hát nhẹ nhàng của Ya Suy, ca khúc như thẩm thấu đầy tự nhiên và ngọt ngào trong lòng mỗi khán giả.
"Không gian hai màu" là một sáng tác của tác giả Tăng Ngân Hà. Cô đã có tên tuổi với vai trò ca sĩ nhưng trong lần này đây là lần đầu tiên Tăng Ngân Hà được giới thiệu với một vai trò mới - nhạc sĩ. Ca khúc của cô mang giai điệu Pop Ballad nhẹ nhàng cùng với nội dung về những nỗi buồn trong tình yêu. Tuy vậy, với sự thể hiện của chính cô kết hợp với ca sĩ Trung Quân, ca khúc vẫn giữ được sự trẻ trung, hiện đại của mình, có chút buồn nhưng không là bi lụy.
"Ngày tháng mộng đẹp" của tác giả Vũ Trọng Long được anh viết trên câu chuyện mơ ước của chính người yêu mình. Ca khúc cũng dành giải "Bài hát ấn tượng" do khán giả bình chọn và được ca sĩ Hồ Bích Ngọc thể hiện.
"Lời ru một mình" của Trương Ngọc Ninh là tâm sự của một người con gái với những dại khờ, bồng bột của tuổi trẻ để rồi ôm những tâm sự riêng và phải một mình độc bước. Nhật Thủy đã biểu diễn xuất sắc và giành giải "Ca sĩ thể hiện hiệu quả nhất".
Gala tháng 6 là lần thứ 2 tác giả Đức Hùng tham gia "Bài hát Việt". Khác với âm hưởng nhạc kịch trong ca khúc đầu tiên, lần này, anh mang đến ca khúc Electronic, "Cho tôi mùa rất đông". Với sự thể hiện rất quái và ma mị của Nguyễn Đình Thanh Tâm, bài hát viết về nỗi cô đơn của trẻ đã tạo được những hiệu ứng không nhỏ trong lòng khán giả.
Cũng là lần đầu tiên tham gia chương trình, ban nhạc Hạc San với ca khúc do chính một thành viên trong nhóm sáng tác "Lời người ra đi" đã khiến sân khấu "Bài hát Việt" như chìm theo cũng ca khúc. Giải thưởng cuối cùng, giải "Nhạc sĩ phối khí hiệu quả nhất" đã thuộc vể nhạc sĩ Hạc San.
Vắng mặt khá lâu trên sân khấu "Bài hát Việt", tác giả Lưu Quang Minh đã đến cùng một sáng tác được anh viết vào tháng 8 năm ngoái, ca khúc "Để thấy".
Tác giả Phạm Hải Âu, tuy đã từng đạt vị trí cao nhất cho sáng tác "Vì em nhớ anh" trong Gala chung kết "Bài hát Việt" 2013, nhưng anh vẫn luôn muốn thử sức mình với các sáng tác mới. Lần này ca khúc "Cuốn mãi, trôi xa, tan đi" được anh gửi đến chương trình. Bài hát là câu chuyện về một mối tình không thể nào quê, là cảm xúc của cô gái nhớ về tình yêu cũ trước những lớp sóng cứ kéo dài mãi.
Theo GiadinhOnline
Trúc Nhân kết hợp Thảo Nhi trong single mới Cả hai thể hiện ca khúc mang tên 'Bốn chữ lắm' do Phạm Toàn Thắng sáng tác. Vừa qua, Trúc Nhân đã cho phát hành ca khúc mới nhất của mình mang tên Bốn Chữ Lắm. Đây là ca khúc do nhạc sĩ trẻ Phạm Toàn Thắng dành cho Trúc Nhân sau khi nghe nam ca sĩ thể hiện Tìm cùng Văn Mai...