Phạm Thùy Dung nỗ lực chạm tới ngôi vị hàng đầu với Opera
Từ một giọng hát dân gian với nhiều khuyết điểm ở nốt cao, Sao Mai Phạm Thùy Dung đã chuyển sang giao hưởng thính phòng và trở thành giọng ca Opera trẻ hiếm hoi nhưng đầy nội lực hiện nay.
Ca sĩ Phạm Thùy Dung (ảnh nhân vật cung cấp).
Biến mất 6 năm và bùng nổ trong 1 năm
NSND Trung Kiên kể về Phạm Thùy Dung: “Khi tôi nhận dạy Dung, giọng của cô ấy đầy rẫy nhược điểm, lên cao không tốt. Nhưng trong liveshow Trăng hát, Dung đã làm tôi nhạc nhiên, cô ấy hát các ca khúc romance rất khá, lực của giọng hát đã phát triển rất tốt. Ban đầu tôi lo không biết chương trình kéo dài sẽ thế nào, nhưng sau thấy chương trình rất vừa vặn, thể hiện trình độ cao. Dung cho tôi niềm tin em ấy còn vươn xa”.
Nhưng năm 2019 là một năm vô cùng thành công với nữ ca sĩ này khi cô có tới 3 dự án chuyên về nhạc cổ điển. Sau một thời gian dài chuyên tâm theo học nhạc thính phòng, Phạm Thùy Dung đánh dấu sự trở lại sau 6 năm với dự án đầu tay là MV “Tôi nhìn theo cánh chim bay” (tác giả: Eva Dell’Acqua, lời Việt: Nguyễn Trung Kiên). Album mang màu sắc bán cổ điển, khoe được giọng hát đẹp, thanh thoát của Phạm Thùy Dung, cho thấy sự trưởng thành rõ nét sau một thời gian dài nỗ lực theo học từ những người thầy là nghệ sĩ nổi tiếng như: Quốc Hưng, Anh Thơ, NSND Thanh Hoa, nhà giáo Hồ Mộ La, nghệ sĩ Thu Hằng, NSND Trung Kiên và đặc biệt cô giáo người Nga Lyubov Kazarnovskaya – một trong những nghệ sĩ Opera hàng đầu thế giới. Thuỳ Dung vừa học vừa được cô giáo hỗ trợ sang Nga, Pháp, Italia… biểu diễn.
Video đang HOT
Tháng 9 vừa qua, Phạm Thùy Dung đã có một live concert “Ánh trăng tình yêu” vô cùng ấn tượng khi trình diễn cùng dàn nhạc nổi tiếng – Dàn nhạc Giao hưởng Mặt Trời tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Từ giọng hát dân gian, Thùy Dung đã khẳng định với giới chuyên môn và người yêu nhạc, cô sẽ là giọng hát Opera trẻ hàng đầu trong tương lai.
Trong live concert “Trăng hát”, Phạm Thùy Dung đã chinh phục những ca khúc Opera cổ điển như: “Ave Maria”, “Alleluja”, “Solveig’s Lied”… cho thấy cô không chỉ có kĩ thuật thanh nhạc tốt, mà đã đạt đến trình độ biểu diễn đầy tự tin. Những nốt cao từng là điểm yếu thì sau một thời gian theo đuổi nhạc thính phòng, cô đã hoàn toàn làm chủ. Ở những nốt cao, giọng ca Á quân Sao Mai chinh phục người nghe không chỉ bằng kỹ thuật thanh nhạc mà còn ở sự cuốn hút của chất giọng trong vắt như sương mai.
Và khép lại năm 2019, Phạm Thùy Dung vừa cho ra mắt CD “Moon” và MV “Ave Maria” chào đón Giáng sinh. Có thể nói, từ ngôi vị Á quân dòng nhạc dân gian Sao Mai 2013 đến vị trí là một trong những giọng hát Opera trẻ xuất sắc nhất hiện nay của Việt Nam ở dòng nhạc giao hưởng, thính phòng. Ở tuổi còn khá trẻ nhưng Phạm Thùy Dung không chọn con đường dễ dàng mà dám dấn thân vào khúc quanh nhỏ hẹp, kén người nghe là nhạc giao hưởng thính phòng. Nhưng cũng chính vì sự khó ấy mà sự chinh phục của Thùy Dung cũng nhanh chóng được giới chuyên môn ghi nhận.
Thổi làn gió mới vào Opera
Lựa chọn nhạc cổ điển nhưng cách hát của Phạm Thùy Dung lại mang hơi hướm gần gũi với công chúng. Cô mong muốn là người thổi làn gió mới vào Opera và đưa Opera dễ tiếp nhận hơn với số đông. Trong CD “Moon”, bên cạnh các tác phẩm kinh điển nổi tiếng: “Ave Maria” (JS Bach – Gounod; lời Việt: Hà Quang Minh), “Khúc hát nàng Solveig” (Edward Hageroup Crieg), “Dòng sông xanh” (Johann Strauss; lời Việt: Phạm Duy), “Tôi nhìn theo cánh chim bay” (Eva Dell’ Acqua; lời Việt: Trung Kiên)… Phạm Thùy Dung đã đặt hàng nhạc sĩ Dương Cầm, nhạc sĩ Vũ Minh Tâm các ca khúc: “Khu vườn đêm trăng”, “Chuyện về mặt trăng và mặt trời”, “Mỗi sớm mai lại thêm bình yên”. Đây là 3 ca khúc viết riêng cho Phạm Thuỳ Dung.
Đồng hành xuyên suốt với Thùy Dung trong các dự án thời gian qua vẫn là hai cái tên quen thuộc: Đăng Dương và Tùng Dương. Nếu Đăng Dương song ca cùng Phạm Thuỳ Dung trong ca khúc “Chuyện về mặt trăng và mặt trời” mang nhiều màu sắc bán cổ điển, lãng mạn và tinh tế thì Tùng Dương lại đầy năng lượng cùng Phạm Thuỳ Dung thể hiện vô cùng ấn tượng bài hát thuộc hàng kinh điển của dòng nhạc thính phòng – “The Phantom Of Opera” (Bóng ma trong nhà hát). Là một giọng hát đẹp đầy nội dụng của dòng nhạc này nhưng Đăng Dương cho biết, anh cũng phải tập và thu rất nhiều lần mới hát được “ra chất”. Vậy nhưng khi được hỏi Phạm Thùy Dung, anh cho rằng đây là một giọng ca thính phòng cổ điển thuộc dạng hiếm trên thị trường hiện nay. Dung không hát theo cách thuần cổ điển mà chuyển tải được hơi thở hôm nay nên rất gần gũi, cuốn hút với công chúng.
Bên cạnh CD Moon, dịp này, Phạm Thuỳ Dung còn tặng kèm một MV có tên “Ave Maria”. Đây cũng là bài hát kinh điển của dòng nhạc thính phòng, đặc biệt lại được phát hành đúng dịp Noel như là món quà mà Phạm Thuỳ Dung dành tặng cho tất cả những người con xứ Đạo, chào đón một mùa Giáng Sinh an lành, hạnh phúc. Ca khúc này được Phạm Thuỳ Dung hát với dàn hợp xướng tạo nên sự du dương, hoà quyện và đầy xúc động. Một MV với câu chuyện và màu sắc cũng những hình ảnh đậm chất Giáng Sinh cực kỳ phù hợp với mùa Noel năm nay.
Ngoài Phạm Thùy Dung, thời gian gần đây cũng được xem là sự “trỗi dậy” của dòng nhạc thính phòng giao hưởng. Trước đó, ca sĩ Đăng Dương làm live concert “Mặt trời của tôi” được giới chuyên môn đánh giá là vô cùng xuất sắc, mang đẳng cấp quốc tế. Ca sĩ Lan Anh với show “Ánh trăng tình yêu” cũng vô cùng hoành tráng. Là một giọng ca trẻ nhưng Phạm Thùy Dung đã góp vào “sân chơi” đỉnh cao ấy một dấu ấn đầy chững chạc với “Trăng hát”. Những đêm diễn này còn chứng tỏ đẳng cấp gần với chuẩn mực âm nhạc cổ điển thế giới khi diễn live cùng dàn nhạc giao hưởng đẳng cấp quốc tế, công nghệ tổ chức biểu diễn chuyên nghiệp… để nhạc thính phòng trở lại với thời kỳ đỉnh cao.
Theo gia đình
Lọ Lem dòng nhạc thính phòng
Khoảng cách khá xa giữa Phạm Thùy Dung của giải Nhì Sao Mai 2013 dòng dân gian và nhân vật chính trong buổi hòa nhạc hoành tráng đẹp như mơ cùng Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội chắc chắn cần được lấp đầy bởi rất nhiều may mắn và sự hỗ trợ quan trọng từ nhiều phía. Nhưng nếu Phạm Thùy Dung không nỗ lực nâng cấp bản thân thì giấc mơ cũng mãi chỉ là giấc mơ...
Dung diện 6 bộ váy của Chung Thanh Phong trong đêm Trăng hát Ảnh: NVCC
Khi tấm màn nhung Nhà hát Lớn mở ra, khán giả không khỏi trầm trồ trước bài trí sân khấu của đêm hòa nhạc Trăng hát. Vô vàn lớp cánh gà màu trắng được cách điệu thành những đường cong tựa đường nét của bầu đàn cello hoặc cũng có thể của người con gái. Giữa các khe có ánh trăng hắt lên. Hình chiếu trên màn hình LED thực sự là những bức tranh tiết chế, tinh tế biến ảo theo từng bài hát. Trang phục nhạc công thay vì đen truyền thống chuyển sang trắng, nền sân khấu cũng trắng. Mỗi giá nhạc và loa là đen. Bộ thiết kế sự kiện cũng được chăm sóc tận tình, xoay quanh chủ đề Trăng hát.
Dàn nhạc giao hưởng và nhạc sĩ phối khí hàng đầu, khách mời cũng là những đại diện nổi bật trong dòng nhạc của mình. Chỉnh thể chỉ còn chờ mảnh ghép quyết định là Phạm Thùy Dung... Dung bỏ ra hai tháng để tập với piano, với nhạc trưởng và dàn nhạc, luôn có huấn luyện viên thanh nhạc đi kèm. Cô vẫn duy trì việc học với nghệ sĩ opera tầm cỡ thế giới Lyubov Kazarnovskaya khi rảnh. Được biết phong độ của cô khi diễn còn tốt hơn tập...
Giờ giải lao của đêm nhạc được dành để tri ân tất cả các thầy cô giáo từng góp sức làm nên giọng hát Phạm Thùy Dung. Thế mới biết giọng hát này "tốn kém" cỡ nào. Các thầy cô thẳng thắn chỉ ra những hạn chế của Dung khi mới học và bây giờ giọng cô được nhà giáo nổi tiếng mực thước Hồ Mộ La đánh giá đã đạt tới độ đẹp, còn NSND Trung Kiên thì thực sự bất ngờ vì Dung hôm nay lên những nốt cao chói vói khác hẳn ngày xưa.
Có thể thấy ánh trăng đạt tới độ lấp lánh trong phần đầu dành cho thứ âm nhạc Dung được học trong trường. Dung chinh phục được những bài bản đòi hỏi kỹ thuật khá cao như trích đoạn Alleluja của W. Mozart hay Mein Herr Marquis của J.Strauss. Với kỹ thuật đang ở độ chín như vậy, Dung nên hát nhiều aria hơn- là đề xuất của "khán giả" NSND Trung Kiên. Tất nhiên nếu đúng chuẩn trường lớp, cô sẽ phải hát cùng dàn nhạc mà không có tăng âm. Nhưng như thế lại không phù hợp với phần sau của chương trình mang tính chất giao thoa. Hãy tưởng tượng Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh mà phải vận dụng kỹ thuật để hát không mic sẽ thế nào... Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng đã phối khí bài này một cách súc tích, rất chặt về nhịp. Để theo được bản phối này, Dung cũng không thể luyến láy ngâm ngợi theo kiểu hát truyền thống. Và cách luyến láy của Dung giờ đây cũng Tây hóa đáng kể. Rõ ràng cô đã thành công trong việc lột xác từ một thí sinh dân gian Sao Mai thành một giọng ca chuẩn thính phòng. Việc hát lại Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh giống như để tri ân quê hương.
Độc đạo là một bản phối thăng hoa và trau chuốt Trần Mạnh Hùng dành cho khách mời Tùng Dương. Nó làm khán giả phải nghĩ đến khả năng Tùng Dương trình diễn với dàn nhạc giao hưởng cả chương trình. Tất nhiên hơi khó cho Tùng Dương khi phải ép mình vào cổ điển giao thoa nhưng biết đâu đấy, với công nghệ xử lý âm thanh phát triển như bây giờ.
Một thực tế nhiều ca sĩ qua đào tạo trường lớp đều thấm thía là càng đi sâu vào kỹ thuật opera, càng khó trở lại hát kiểu dân gian Việt Nam. Dung cũng không phải ngoại lệ. Cô áp dụng kỹ thuật hát liền mạch (legato) không theo chuẩn "tròn vành rõ chữ" trong những bài Việt như Ở rừng nhớ anh (An Thuyên) nghe khá lạ tai nhưng cũng không đến nỗi chỏi, cũng có thể coi như một cách "đổi gió" cho người nghe. Phần cuối dành cho những sáng tác hiện đại đa phong cách (trong đó buộc phải có yếu tố thính phòng cổ điển) từ Phantom of the Opera của A.L.Webber tới Mỗi sớm mai lại thêm bình yên (Vũ Minh Tâm). Đây chính là con đường Dung theo đuổi và cô tiếp tục chứng tỏ lựa chọn của mình hoàn toàn có căn cứ.
Ở tuổi 30 đã có trong tay một ê-kip hoành tráng từ nghệ thuật tới tổ chức sản xuất và thành công trót lọt ngay từ lần ra mắt đầu tiên, có thể nói Dung đang viết những trang "có hậu" của câu chuyện cổ tích đời mình. Xuất thân nghèo khó giờ đây cũng thành một mảng màu tôn lên bức tranh toàn cảnh sáng tươi.
NGUYỄN MẠNH HÀ
Theo Tienphong.vn
Sao Mai Phạm Thùy Dung: "Thính phòng là 'bản ngã' của tôi" Sau khi giành vị trí Á quân Sao Mai 2013, Phạm Thùy Dung đã tạm gác lại ánh hào quang sân khấu, lặng lẽ theo đuổi niềm đam mê với âm nhạc cổ điển. Cô đã dành 6 năm bền bỉ, miệt mài trau dồi kỹ năng thanh nhạc và sẽ tái ngộ khán giả trong live-concert "Trăng Hát" diễn ra tại Nhà...