“Phạm sai lầm, thầy cô cũng cần được cảm thông!”
Giáo viên cũng là con người, có áp lực công việc, cuộc sống… nên có lúc phạm sai lầm.
Khi đó, người thầy cần sự cảm thông, chia sẻ, bỏ qua lỗi lầm để tiếp tục phấn đấu, nhà giáo Lê Duy Tân – Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GDĐT TP.HCM nói tại hội thảo Đóng góp ý kiến về việc thực hiện Nghị quyết 29/TW về đổi mới căn bản, toàn diện và triệt để giáo dục Việt Nam.
Hội thảo do Hội Cựu giáo chức TPHCM vừa tổ chức hôm nay (11/12).
Ông Tân cho rằng, thời gian gần đây, xảy ra nhiều vụ việc thầy cô giáo phạm phải sai lầm trong nghiệp vụ khiến phụ huynh, dư luận phẫn nộ. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, thầy cô giáo là những người chịu nhiều áp lực trong công việc, phải liên tục nâng cao kỹ năng, trình độ để đáp ứng các yêu cầu của đổi mới giáo dục nhưng thu nhập lại chưa tương xứng.
Công việc áp lực, nhiều lúc thầy cô phạm sai lầm và cần được cảm thông, chia sẻ. Trong ảnh, cô H. từng bị phụ huynh quay lén video vì hành vi đánh học sinh trong lớp học.
Trong môi trường đó, cần tạo ra môi trường giáo dục vững mạnh, đội ngũ thầy cô giáo phải đồng lòng, hợp sức để cùng phát triển. Khi đó, người thầy cần thường xuyên được huấn luyện, hỗ trợ của tập thể. Khi mắc sai lầm, các giáo viên cần được chia sẻ, đồng cảm, bỏ qua lỗi lầm để có thể tiếp tục phấn đấu.
Theo ông Tân, thực hiện đổi mới giáo dục cần thực hiện từ chính từng giáo viên đứng lớp, Pphải biết cân đối hài hòa giữa các văn bản chỉ đạo và thực tế nhà trường để có hướng xử lý phù hợp.
Video đang HOT
Theo TS. Hồ Bá Thâm – Giám đốc Viện Giáo dục và phát triển nhân lực Á Châu, hiện nay, nhiều người có cái nhìn khá tiêu cực với ngành giáo dục, nhất là sau nhiều vụ tiêu cực trong thi cử hay những hành vi cư xử chưa đúng mực của thầy cô giáo. Đây là những khó khăn khi thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện ngành giáo dục.
Do đó, theo TS Thâm, cần có một bộ quy tắc ứng xử văn hóa trường học dành cho cán bộ quản lý và giáo viên. Những quy tắc này nên xây dựng một cách mềm mỏng, có cái nhìn tích cực, nhân ái. Giáo viên và cán bộ quản lý phải là người gương mẫu giữ những quy tắc này trước khi yêu cầu học sinh thực hiện.
Thầy cô giáo đang là những người chịu nhiều áp lực trong công việc trong khi thu nhập chưa tương xứng. Ảnh: Giáo viên chủ nhiệm lớp 10, Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM).
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Yến Thu, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức TPHCM lại cho rằng, vấn đề tiền lương, thu nhập đang ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học của giáo viên ngày nay. Thậm chí, vì tiền, một bộ phận giáo viên đã thay đổi, không còn giữ được cái tâm sáng của hình ảnh người thầy giáo trước đây.
Do đó, bà Thu cho rằng, muốn đổi mới giáo dục, phải tính đến chuyện tiền lương, thu nhập xứng đáng cho đội ngũ giáo viên. Để giáo viên có thể yên tâm đứng lớp, không gì hơn việc đáp ứng được các yêu cầu cần thiết về thu nhập.
Theo danviet.vn
Cô giáo tuyên bố trước lớp cậu học sinh là kẻ ăn trộm, ông bố nói 1 câu khiến cô ngượng đỏ mặt, hối hận xem lại bản thân mình
Ngay cả khi đứa trẻ có trót dại lấy đồ của bạn thì cách xử lý sự việc của cô giáo cũng khiến mọi người bất bình.
Trong cuộc sống, ai cũng có thể mắc sai lầm. "Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại". Đôi khi một câu nói nặng của người ngoài cũng có thể khiến người mắc lỗi mãi mãi không gượng dậy được.
Hiểu Trương, một ông bố người Trung Quốc khi đang làm việc thì nhận được điện thoại từ cô giáo của con trai. Theo những gì cô thông báo thì con trai anh, bé Hiểu Quân đã ăn trộm ở trường.
Vừa nghe cô giáo nói điều này, anh Trương đã thấy đầy hoài nghi. Vì con trai anh trước giờ là một cậu bé thông minh, nhạy cảm và không có thói xấu ăn cắp vặt. Tuy nhiên, cô giáo quả quyết rằng Hiểu Quân đã lấy đồ của bạn.
Ông bố trẻ bức xúc với cách hành xử của cô giáo (Ảnh minh họa).
Anh Trương sau đó vội vàng chạy đến trường học của con để giải quyết vụ việc.
Khi ông bố trẻ tới nơi, trước mặt cả lớp, cô giáo nhìn thẳng vào mặt Hiểu Quân và lớn giọng chất vấn:"Hiểu Quân, tại sao con lại ăn cắp đồ của bạn? Con nói xem nào!".Hiểu Quân còn chưa trả lời, anh Trương đã giơ tay về phía cô giáo và cất lời:
"Thưa cô, Hiểu Quân từ nhỏ đã rất nhạy cảm. Thằng bé hành động như vậy chắc chắn phải có lý do. Là giáo viên, lẽ ra cô nên bình tĩnh suy xét. Con tôi lấy đồ của bạn là sai, nhưng xin cô đừng dùng từ "tên trộm" hay "ăn cắp" để gán vào một đứa trẻ như vậy!".
Lời nói của ông bố trẻ khiến cô giáo phút chốc ngượng đỏ mặt vì cách ứng xử thiếu tinh tế của mình. Còn Hiểu Quân lúc này mới rụt rè kể lại:
"Chiếc đồng hồ của bạn ấy rất đẹp, con thật sự muốn có một cái. Con chỉ muốn mượn mang về đưa bố xem, để bố mua cho con một cái. Con không thể vẽ giống như vậy nên con mới lấy của bạn mang về cho bố nhìn rồi trả lại. Con không ăn cắp. Đây là đồng hồ của bạn ấy mà".
Trẻ nhỏ nhiều khi hành động mà không suy nghĩ, vì tâm hồn của con rất đơn giản, ngây thơ. Việc người lớn chưa tìm hiểu kỹ mà đã lập tức quy kết, gắn cho trẻ những tội danh tiêu cực có thể khiến trẻ tổn thương lòng tự trọng.
Kể cả việc đứa trẻ có trót dại lấy đồ của bạn thì cách xử lý sự việc của cô giáo cũng khiến nhiều người bất bình. Điều này khiến trẻ sẽ không thể vượt qua được mặc cảm tội lỗi và không có động lực sửa sai.
Vậy nên khi một đứa trẻ mắc lỗi hoặc ngay cả người lớn cũng vậy, chúng ta cần phải có biện pháp tinh tế, tránh những cách xử lý tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý.
Theo Helino
"Con ghét bố!" - một ngày trẻ bỗng hét lên khiến người mẹ giật thót, lập tức sửa đổi sai lầm của bản thân Cô con gái 4 tuổi của chị còn hét lên với mẹ: "Con ghét bố!" để tỏ thái độ phản đối kịch kiệt. Chị sững sờ còn chồng chị cũng phải giật thót khi nghe con nói như vậy. Vợ chồng chị qua đó mới ý thức được mình đã thật sự sai lầm. Cha mẹ là những người gần gũi nhất với...