Phạm Phương Thảo thăng hoa trong “Con đường âm nhạc”
Chương trình “ Con đường âm nhạc” với nghệ sĩ chính là ca sĩ Phạm Phương Thảo, mang đến một đêm nhạc thăng hoa và ấn tượng.
Con đường âm nhạc do Ban Văn nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1, tôn vinh những nghệ sĩ tên tuổi có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam.
Chỉ trong vòng 90 phút diễn ra chương trình với 3 phần nhưng Phạm Phương Thảo đã nói lên được “Khúc tâm tình” với ý nghĩa xuyên suốt là tình yêu và lòng biết ơn của mình, khán giả đã cảm nhận được khá đủ đầy con đường âm nhạc của cô cùng những dấu ấn đáng nhớ, những tâm tư của người sáng tạo luôn trăn trở mà dạt dào cảm xúc, chan chứa tình yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống này.
Con đường âm nhạc: Ca sĩ, NSƯT Phạm Phương Thảo
Tái hiện con đường âm nhạc từ dấu ấn Sao Mai 2003
Phần 1 chương trình đã tái hiện con đường âm nhạc của ca sĩ Phạm Phương Thảo. Chọn ca khúc Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” (Nguyễn Văn Tý) mở đầu đêm nhạc, Phạm Phương Thảo muốn người yêu nhạc cảm nhận được tình cảm cũng như sự thay đổi trong giọng hát của cô. Đây chính là ca khúc đã giúp Phạm Phương Thảo ghi dấu ấn tại Sao Mai 2003 giúp cô giành giải “Ca sĩ được yêu thích nhất do khán giả bình chọn”.
Nhắc về kỷ niệm đáng nhớ ở Sao Mai, Phạm Phương Thảo cho biết: “Thảo có một giấc mơ rất tuyệt vời khi đến với giải Sao Mai tại Quảng Ninh, đó là mơ mình được giải ca sĩ đươc yêu thích nhất. Khi đó BTC còn chưa công bố là có giải này. Đến chung kết xếp hạng, BTC công bố giải thưởng này và Thảo thấy rất tự tin vì mình đã mơ giấc mơ đó, Thảo gọi điện về cho mẹ bảo là mẹ ơi con sẽ được giải thưởng là ca sĩ được yêu thích nhất. Mẹ nói với Thảo, nếu con được thì đó là giải thưởng tuyệt vời nhất, khán giả bình chọn con sẽ yêu thương đồng hành cùng con trong suốt chặng đường nghệ thuât. Điều đó đã trở thành hiện thực khi đêm chung kết xếp hạng, Thảo được xướng tên. Lúc đó Thảo đứng yên không biết hiện thực hay đang lẫn lộn với giấc mơ, mãi đến khi mọi người giục Thảo mới tỉnh ra để bước lên sân khấu”.
Sau 20 năm, vẫn là một chất giọng cao, khỏe, trong nhưng giọng ca xứ Nghệ đã đằm hơn, sắc hơn, đậm sự trải nghiệm. Nghe nữ NSƯT hát Bài ca thống nhất, Nguyên vẹn trong tim anh, khán giả thấy được cả sự chất chứa tình cảm lẫn kỹ thuật điêu luyện. Chương trình diễn ra vào dịp kỷ niệm 47 năm ngày Giải phóng Miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022), Phạm Phương Thảo muốn thể hiện Bài ca thống nhất, Nguyên vẹn trong tim anh như một lời biết ơn chiến thắng vĩ đại của quân và dân ta trong công cuộc đấu tranh anh dũng giành lại độc lập tự do, thống nhất đất nước, biết ơn thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu để có được độc lập, hoà bình ngày hôm nay.
Quảng Bình quê ta ơi là ca khúc tiếp theo Phạm Phương Thảo mang tới trong phần đầu chương trình. Có thể nói ở thời điểm này, Phạm Phương Thảo là một trong những ca sĩ thành công nhất ở thể loại nhạc trữ tình quê hương.
Thanh Lam khen sáng tác của Phạm Phương Thảo rất hay, rất Việt Nam
Nếu như phần 1 chương trình tái hiện con đường âm nhạc của ca sĩ Phạm Phương Thảo thì phần 2 lại khắc họa chân dung một nữ nhạc sĩ đa tài, không ngại khó khi dấn thân vào con đường sáng tác âm nhạc mang âm hưởng dân gian. Những sáng tác mà cô đưa vào chương trình nhằm khắc hoạ một chân dung nhạc sĩ Phạm Phương Thảo đem đến rất nhiều xúc cảm cho khán giả. Đó còn là sự ngưỡng mộ đối với một người sáng tác trẻ sớm định hình một bản sắc âm nhạc riêng biệt, độc đáo, rất Việt Nam, khó tìm được một người tương tự ở thời điểm này.
Trong chương trình, NSƯT Thanh Lam đã dành những lời khen chân tình đến Phạm Phương Thảo rằng sáng tác của Phạm Phương Thảo rất hay, rất Việt Nam. Vẻ đẹp Việt Nam ở các sáng tác của Phạm Phương Thảo được trình diễn không chỉ bởi các chất liệu âm nhạc truyền thống đa dạng, phong phú, mà còn là cách sử dụng tài tình hình ảnh về những nét đẹp văn hoá, phong tục tập quán thân thuộc… mà người Việt nào cũng thấy gần gũi với mình. Đó là những câu đồng dao, những câu ru à ơi thân thương… Chính vì thế, nên sau khi hát À ơi ngày thơ, Thanh Lam – Trọng Tấn đã cùng hoà giọng lại cho khán giả một câu tưởng như rất bình thường nhưng hai nghệ sĩ lại thấy rất “đắt” trong ca khúc, đó là câu “à ơi” khiến khán giả như được trở về ngày thơ ấu. Với À ơi ngày thơ, Phạm Phương Thảo cho biết, đây là bài hát cô dành dành tặng cha mẹ, người thân của mình như lời biết ơn đối với họ.
Cùng với À ơi ngày thơ, Thanh Lam, Trọng Tấn cũng thể hiện những sáng tác tiêu biểu của Phạm Phương Thảo. Ơn mẹ thiên nhiên với chất giọng Tenor của Trọng Tấn cho khán giả thấy cách nhìn nhận, suy nghĩ sâu sắc trong thế giới quan Phạm Phương Thảo. Trong khi đó Thanh Lam lại khiến cả khán phòng bùng nổ với Hát đồng dao – ca khúc táo bạo tiêu biểu cho nhân sinh quan của nữ nghệ sĩ sinh năm 1982. Những ca từ sắc hơn dao có lẽ chỉ có ở sáng tác của Phạm Phương Thảo và quả thật khó có ai thể hiện hợp hơn Thanh Lam, một cá tính nồng nàn, bốc lửa trong âm nhạc Việt Nam.
Phạm Phương Thảo chia sẻ, cô gửi gắm tác phẩm đến hai người đàn anh, đàn chị là khách mời của chương trình, bởi Thanh Lam, Trọng Tấn là đồng nghiệp trong nghề, “nhưng cũng có thể xem như người thân, luôn yêu thương Thảo vô điều kiện” – đây cũng là một sự giàu có của Thảo, là giá trị quan mà Phạm Phương Thảo hướng tới.
Một nhạc sĩ Phạm Phương Thảo cá tính và thăng hoa
Khi MC Mỹ Vân bày tỏ thắc mắc về việc Phạm Phương Thảo nhận mình là người giàu có trên truyền thông, nữ nghệ sĩ thoải mái cho biết, cô tự hào mình là người giàu có vì sau 24 năm ca hát có nhà để ở, xe ô tô để đi, có gia đình luôn đồng hành trong cuộc sống, bạn bè đồng nghiệp yêu thương không cho phép cô chịu cô đơn một phút nào.
Từ những thành công đó trong sự nghiệp sáng tác, phần 3 của chương trình tiếp tục là một điểm nhấn vô cùng thăng hoa với một “nhạc sĩ Phạm Phương Thảo” đầy cá tính, ấn tượng và riêng có. Lần này, Phạm Phương Thảo không trình diễn Gái Nghệ - sáng tác đầu tay nhưng đặc biệt thành công vang dội khi sớm được gọi là Gái Nghệ ca, mà ca khúc đã được chuyển thể sang nghệ thuật múa bởi bàn tay biên đạo NSND Phạm Anh Phương, chuyển soạn âm nhạc Cao Xuân Dũng. Sự kết hợp hài hòa giữa giọng ca Phạm Phương Thảo và phần múa khi “sắc như dao” khi “mềm như lụa” khiến khán giả trầm trồ, dành những tràng vỗ tay tán thưởng rất lớn.
Kết thúc chương trình, Phạm Phương Thảo khiến khán giả ra về mà không thể ngừng nghĩ về cô khi lần đầu tiên trình diễn sáng tác mới Tài sắc đa đoan. Ca khúc về người phụ nữ tài sắc nhưng trầm nổi đường trần, duyên tình, và dù có bất cứ sự đa đoan nào vẫn vô cùng kiêu hãnh trước cuộc đời này.
Những cung bậc cảm xúc, những biến hoá trong âm nhạc cùng ca từ của Tài sắc đa đoan làm khán giả thêm bất ngờ trước tài năng sáng tác của Phạm Phương Thảo. Thật sự sẽ rất khó tìm được một phong cách sáng tác có những ca từ sắc hơn dao, chân tình như phơi cả trái tim của mình ra, chất chứa nỗi niềm, tự sự khiến người ta ngậm ngùi nhưng lại kiêu hãnh đến sảng khoái… như Tài sắc đa đoan cùng nhiều sáng tác tương tự của Phạm Phương Thảo. Không chỉ thế, ở Tài sắc đa đoan, điều gây ấn tượng nữa là Phạm Phương Thảo đã có sự hoà trộn chất liệu âm nhạc dân gian Ví, Giặm, Xẩm Nghệ rất tài hoa.
Chia sẻ sau chương trình, Phạm Phương Thảo xúc động nói: ” Tài sắc đa đoan là ca khúc tôi viết dựa trên chất liệu và làn điệu dân ca Ví, Giặm pha chút Xẩm Nghệ. Ngay khi nhận lời tham gia Con đường âm nhạc, tôi nghĩ mình phải làm cái gì đó mới nhưng phải đúng là mình. Cùng lúc được tặng bài thơ cùng tên, có lẽ đó cũng là nhân duyên, là cái cớ cho sự ra đời của tác phẩm. Tôi rất hạnh phúc vì hiệu ứng của khán giả dành cho Tài sắc đa đoan ngay lần trình diễn đầu tiên. Ca khúc với nhiều cung bậc cảm xúc. Tôi nhận ra khán giả đau cùng mình, thương mình rồi lại kiêu hãnh cùng với nhân vật”.
Không chỉ đầu tư cho “thanh”, Phạm Phương Thảo còn rất chú trọng đến phần “nhìn” khi xuất hiện trên sân khấu với những tà áo dài thiết kế đính kết cầu kỳ, lộng lẫy phù hợp với không gian sang trọng của khán phòng mà vẫn đậm chất Việt phù hợp với con đường âm nhạc mà Phạm Phương Thảo đã đi và cống hiến trong suốt 24 năm qua, từ khi là cô gái 16 ngây thơ đến khi là nữ nghệ sĩ thành danh, tài năng như hiện tại khán giả đang thấy. Càng ngày càng đẹp, càng ngày càng mặn mà chính là lý do khiến khán gỉa yêu thương cô đã phong tặng cô là “Hoa hậu” từ hàng ghế khán giả trong đêm diễn.
Con đường âm nhạc: Nhạc sĩ Xuân Thủy và những khúc hát ngọt ngào về quê hương
Chương trình Con đường âm nhạc trở lại với khán giả bằng đêm nhạc tràn ngập cảm xúc của Đại tá, NGƯT Xuân Thủy - Hiệu trưởng trường ĐH Văn hóa nghệ thuật Quân đội.
Đến với chương trình Con đường âm nhạc tháng 3, khán giả sẽ được lắng nghe các ca khúc gắn liền với tên tuổi nghệ sĩ Xuân Thủy với sự thể hiện đầy cảm xúc của các giọng ca được nhiều khán giả mến mộ như: NSND Kiều Lê, Bùi Lê Mận, Đỗ Tố Hoa, Vũ Thắng Lợi... Cùng sự dẫn dắt duyên dáng của MC Mỹ Vân.
Những ca khúc khác xuất hiện trong chương trình đều mang thông điệp tri ân quê hương của nhạc sĩ. Đó chính là Đôi miền sông quê dạt dào nỗi nhớ như con sóng ngàn đời vỗ về dòng Lam; đó còn là L ời con muốn nói, Lời ru nguồn cội như tiếng lòng của người nhạc sĩ luôn đau đáu hướng về quê hương mình...
Bên cạnh những ca khúc ngợi ca quê hương, nhạc sĩ Xuân Thủy còn có nhiều sáng tác về Bác Hồ kính yêu, về người lính, về tình yêu, mùa xuân... Ở mỗi mảng đề tài, nhạc sĩ lại lựa chọn các chất liệu âm nhạc khác nhau tạo nên sự đa sắc. Như Hát đợi anh về mang âm hưởng dân gian Tây Bắc hay trong trẻo, dễ thương qua ca khúc Mây à, mây ơi và không khí mùa xuân rộn ràng, phấn chấn qua bài hát Sắc xuân...
Thế mạnh của nhạc sĩ Xuân Thủy còn là những ca khúc mang âm hưởng thính phòng cổ điển. Hàng loạt những ca khúc được anh sáng tác theo thể loại này như Tượng đài chiến thắng, Em - mùa xuân, Nhớ Bác, Lời con muốn nói... cũng mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc, lắng đọng.
"Sáng tác muốn sống được thì phải có cảm xúc, mà lấy được cảm xúc của người khác thì không gì bằng "cái tâm" trong cảm xúc của chính mình" - nhạc sĩ Xuân Thủy chia sẻ khi nói về hành trình gần nửa thế kỷ cống hiến cho nghệ thuật của mình.
Không chỉ giới thiệu những ca khúc gắn với tên tuổi nhạc sĩ Xuân Thủy, chương trình lần này còn có nhiều tâm sự, nhận xét của đồng nghiệp, học trò về những cống hiến cho nghệ thuật của ông. Tất cả cùng vẽ nên chân dung của Xuân Thủy, một nhà giáo ưu tú, yêu nghề, hết lòng vì sự nghiệp "trồng người" và một người nghệ sĩ tài ba.
Nhạc sỹ Xuân Thủy.
Sinh ra tại mảnh đất Đức Yên (nay là thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh), nhạc sỹ Xuân Thủy đã được đắm mình trong những câu hò, điệu ví ngọt ngào, sâu lắng ân tình của người miền Trung từ tấm bé. Những làn điệu Ví dặm, những câu hò bên bờ sông Lam và phong cảnh hữu tình của miền quê nắng gió đã bồi đắp cho tâm hồn anh tình yêu sâu sắc về miền quê nơi mình sinh ra và lớn lên, để sau này, chính những chất liệu dân gian đậm đặc ấy đã ngấm vào các sáng tác của anh một cách vô cùng tự nhiên, như hơi thở của một người con luôn nhớ về quê hương, xứ sở.
Gần nửa thế kỷ cống hiến cho nghệ thuật, từ sáng tác cho đến công tác đào tạo, nhạc sỹ Xuân Thủy luôn đam mê, nhiệt huyết, tận tâm cũng như rất nghiêm khắc với nghề. Không chỉ sáng tác ca khúc, anh còn viết khí nhạc, làm công việc phối khí, chỉ huy dàn nhạc và chơi đàn; và ở mảng nào anh cũng có những thành tựu của riêng mình được đồng nghiệp nể trọng và khán giả quý mến.
Con đường âm nhạc: Đêm nhạc ngập tràn cảm xúc với nghệ sĩ Xuân Thủy Chương trình "Con đường âm nhạc" trở lại với quý khán giả bằng đêm nhạc của Đại tá, Nhà giáo ưu tú, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Thủy. Sinh ra tại mảnh đất Đức Yên (nay là thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh), nhạc sỹ Xuân Thủy đã được đắm mình trong những câu hò, điệu ví ngọt ngào, sâu...