Phạm nhân nào được phép ra ngoài trại giam lao động?
Phạm nhân có nơi cư trú rõ ràng, chấp hành nghiêm nội quy cơ sở giam giữ, có ý thức cải tạo tiến bộ…., sẽ được ra các khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam.
Bộ Công an cho biết Nghị định 09/2023 vừa được ban hành (có hiệu lực từ ngày 13/3) quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 54/2022 của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Theo đó, phạm nhân đủ điều kiện sau sẽ được ra các khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam: Có nơi cư trú rõ ràng; chấp hành nghiêm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, có ý thức cải tạo tiến bộ.
Đối với phạm nhân có mức án trên 15 năm, chung thân thì phải thuộc trường hợp phạm tội lần đầu, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời gian chấp hành án còn lại từ 7 năm trở xuống, có ít nhất 12 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại khá hoặc tốt.
Video đang HOT
Phạm nhân có mức án từ 15 năm trở xuống có mong muốn ra ngoài lao động, dạy nghề thì phải thuộc trường hợp phạm tội lần đầu và bảo đảm các điều kiện: Phạm nhân có mức án 7-15 năm phải chấp hành được 1/3 mức án, thời gian chấp hành án còn lại từ 7 năm trở xuống, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù…;
Phạm nhân có mức án 3-7 năm có ít nhất 6 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại khá hoặc tốt; phạm nhân có mức án từ 3 năm trở xuống có ít nhất 3 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại khá hoặc tốt.
Phạm nhân thuộc diện ra lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được trả công theo quy định. Trường hợp họ có vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy giam giữ… đến mức phải xử lý kỷ luật, thì sẽ đưa về trại giam để xử lý theo quy định.
Nghị định cũng nêu rõ, tổ chức hợp tác với các trại giam để hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân cần đáp ứng các tiêu chí như: Không thuộc sở hữu của cá nhân/tổ chức là người nước ngoài hay có vốn đầu tư nước ngoài; địa điểm cho phạm nhân lao động, dạy nghề phải ở nơi có tình hình ANTT ổn định; khoảng cách đến nơi đóng quân gần nhất thuộc trại giam không quá 50 km…
Ngoài ra, Nghị định 09 cũng quy định rõ các trường hợp không được ra ngoài lao động gồm: Phạm một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình; người tái phạm nguy hiểm; người nước ngoài, mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, dưới 18 tuổi, từ đủ 60 tuổi trở lên…
Bộ Công an trả lời về việc thành lập khu phân loại phạm nhân trong trại giam
Theo Bộ Công an, với các quy định của pháp luật hiện hành, việc tổ chức phân loại và giam giữ phạm nhân theo loại như hiện nay đã đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân, thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với phạm nhân...
Cử tri phản ánh hiện nay việc giam, giữ và cải tạo phạm nhân chưa được bố trí riêng theo từng loại tội phạm. Cử tri cho rằng, việc bố trí chung các loại tội phạm với nhau rất dễ dẫn đến tình trạng xung đột, mâu thuẫn giữa các đối tượng do nhận thức của các đối tượng này rất khác nhau. Cử tri kiến nghị, Bộ Công an cần nghiên cứu thành lập các trại giam hoặc có phân khu để giam, giữ, cải tạo riêng các loại tội phạm nhằm đảm bảo tinh thần, sức khỏe cho phạm nhân trong suốt quá trình bị giam, giữ, cải tạo.
Hoạt động lao động sản xuất của phạm nhân trong trại giam
Về nội dung này, Bộ Công an trả lời như sau, theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), các loại tội phạm được quy định từ Chương XIII đến Chương XXVI. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác giam giữ và giáo dục, lao động, hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân, căn cứ vào tính chất của tội phạm, mức hình phạt, đặc điểm nhân thân, kết quả chấp hành án, Bộ Công an đã quy định phân loại giam giữ phạm nhân thành 3 nhóm tội (Loại A gồm phạm nhân phạm một trong các tội quy định tại Chương 13, Chương 26; Loại B gồm phạm nhân phạm các tội quy định tại Chương 14 (lỗi cố ý), Chương 15, Chương 16 (lỗi cố ý), và các Chương 20, 21, 22; Loại C gồm phạm nhân phạm các tội quy định tại Chương 14 (lỗi vô ý), Chương 15, Chương 16 (lỗi vô ý) và các Chương 17, 18, 19, 21, 22, 23, 24, 26). Đồng thời, các trại giam hiện nay đang giam giữ phạm nhân theo Điều 30 và 35 Luật Thi hành án hình sự; Điều 6 và 9 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 09/11/2020 của Chính phủ và Thông tư số 09/2020/TT-BCA ngày 04/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an, tổ chức giam giữ như sau:
Khu I giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc các trường hợp tái phạm nguy hiểm.
Khu II giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc các trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án.
Trong từng khu giam, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng: phạm nhân nữ; phạm nhân là người dưới 18 tuổi; phạm nhân là người nước ngoài; phạm nhân bị bệnh truyền nhiễm; phạm nhân có dấu hiệu bị tâm thần; phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam; phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính; phạm nhân giam giữ tại nhà giam riêng do vi phạm nhiều lần, chống đối, không chịu lao động.
Ngoài ra, mỗi phân trại đều có buồng kỷ luật để giam những phạm nhân bị kỷ luật.
Như vậy, với các quy định của pháp luật hiện hành, việc tổ chức phân loại và giam giữ phạm nhân theo loại như hiện nay đã đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân, thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với phạm nhân và bảo đảm an ninh, an toàn trại giam cũng như đảm bảo sức khỏe, tinh thần cho phạm nhân./.
Lao động cải tạo, biện pháp nhân văn trong thi hành án phạt tù Là những người gắn bó với công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân, hơn ai hết, các cán bộ trong lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam hiểu rõ giá trị của lao động đối với cải tạo con người. Chính vì vậy, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (QLTG, CSGDBB,...