Phạm nhân đếm ngược chờ ngày đặc xá
“Cảm giác háo hức khiến chúng tôi nhiều đêm quên ngủ. Ai cũng mong thời gian trôi thật nhanh để sớm đến ngày đặc xá. Lắm lúc, nghĩ đến khoảnh khắc gặp lại người thân, cả buồng mừng tủi nhìn nhau nước mắt hai hàng”.
Phạm nhân chuẩn bị nấu ăn tại Trại tạm giam của CATP Hà Nội
Háo hức đón nhận tin vui
Đó là tâm sự của nữ phạm nhân Nguyễn Thị Kim Thư – một trong những trường hợp chấp hành án tại Trại tạm giam số 3 CATP Hà Nội đủ điều kiện xét đặc xá dịp Quốc khánh 2-9. Nhớ lại hôm biết mình trong diện được đề nghị đặc xá, nữ phạm nhân ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) vẫn chưa hết cảm giác lâng lâng khó tả. Bị tòa án tuyên phạt 40 tháng tù giam về tội tổ chức đánh bạc, nhờ sự giáo dục, hướng dẫn của giám thị và cán bộ quản giáo, Kim Thư sớm vượt qua những rào cản tâm lý, tích cực cải tạo với mong muốn nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Và những nỗ lực trong suốt thời gian chấp hành án đã giúp Thư đủ điều kiện được đề nghị đặc xá đợt này.
Theo cán bộ quản giáo, cùng buồng với Kim Thư còn có 8 phạm nhân khác được xét đặc xá dịp Quốc khánh 2-9. Từ hôm biết tin, phạm nhân tại buồng giam này đều vui lên trông thấy. Những người được về trước thời hạn đều hồi hộp, mong ngóng ngày công bố quyết định đặc xá của Chủ tịch nước. Còn những ai chưa đủ điều kiện cũng xem đây là mục tiêu để tiếp tục nỗ lực lao động cải tạo tốt hơn.
Từ hôm “chốt” danh sách hồ sơ xét duyệt, không chỉ các phạm nhân nữ đủ điều kiện mới cảm động rơi nước mắt mà nhiều phạm nhân nam cũng nghẹn ngào khi đón nhận tin vui. “Mấy anh em cùng buồng phấn khởi lắm, đều đếm ngược từng ngày. Sáng thức giấc thì muốn nhanh chóng đến chiều, khi đêm về lại nghĩ đến khoảnh khắc đoàn tụ”, phạm nhân Cao Xuân Bồng (ở Chương Mỹ, Hà Nội) tâm sự và cho biết, nhiều phạm nhân nam nhìn bề ngoài cứng rắn là thế nhưng hễ hình dung đến lúc được quây quần bên vợ con lại xúc động. Tuy nhiên, xen lẫn những giọt nước mặt hạnh phúc là những nụ cười đầy lạc quan và hy vọng. Càng sát ngày đặc xá, không khí lao động cải tạo tại trại tạm giam càng trở nên vui vẻ, rộn ràng. Đặc xá là chủ đề được nhắc đến nhiều nhất và đó là đích chung mà những phạm nhân đang chấp hành án tại đây hướng đến.
Video đang HOT
Cẩn trọng, công khai, minh bạch
Gần một tháng qua, không kể ngày đêm, cán bộ chiến sỹ Trại tạm giam số 3 đã rà soát, xét duyệt và lập hồ sơ đề nghị đặc xá. Theo Thượng tá Nguyễn Văn Thịnh – Phó Giám thị Trại tạm giam số 3, ngay sau khi có Hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương và kế hoạch triển khai của CATP, đơn vị đã thành lập Hội đồng xét duyệt đặc xá và thực hiện các phần việc liên quan.
Để việc lập hồ sơ xét đặc xá được thực hiện khách quan, dân chủ, công bằng và đảm bảo thời gian theo quy định, 100% cán bộ, chiến sỹ làm công tác này được tập huấn, nghiên cứu các quy định về đặc xá năm 2015. Song song với việc giải thích các quy định cho phạm nhân, Hội đồng xét đặc xá của Trại tạm giam số 3 đã công khai thông tin, hướng dẫn điều kiện, tiêu chuẩn xét duyệt đến các phân trại, buồng phòng; tổ chức cho phạm nhân thảo luận về các điều kiện được đề nghị đặc xá, qua đó tự đối chiếu, bình xét và làm đơn xin đặc xá nếu đủ điều kiện.
Để công bằng, không nhầm lẫn, sót lọt người đủ điều kiện cũng như để người không đủ điều kiện được xét đặc xá, Trại tạm giam số 3 đã bám sát quy định về đối tượng được xét đặc xá dịp Quốc khánh năm 2015. Bên cạnh điều kiện “cứng” về hình phạt và thời hạn chấp hành án, Hội đồng xét đặc xá đặc biệt lưu ý việc chấp hành nội quy trại tạm giam, tinh thần học tập, lao động cải tạo của các phạm nhân trong trong thời gian chấp hành án.
Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đến thời điểm này, toàn bộ hồ sơ đề nghị đặc xá của Trại tạm giam số 3 đã được thẩm định và gửi về Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương. Hiện, Trại tạm giam số 3 đang tập trung làm tốt công tác hướng nghiệp, giáo dục nhân cách cũng như ý thức chấp hành pháp luật nhằm giúp những người lầm lỡ tự tin bắt nhịp cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.
Theo Bá Chiêm
An ninh thủ đô
Trùm ma túy và người tình trẻ hầu tòa
Lúc chủ tọa đang kiểm tra căn cước, ông trùm ma túy kêu mệt khiến phiên xử phải hoãn lại. Bước ra xe thùng để về trại tạm giam, Khánh lại cười tươi.
Ngày 20/8, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên xử sơ thẩm ông trùm Nguyễn Quốc Khánh (55 tuổi, ở phường Lê Mao, TP Vinh, Nghệ An) và đồng bọn về hành vi Mua bán trái phép chất ma túy. Tòa nhiều lần trước đó phải hoãn vì lý do sức khỏe của bị cáo này không tốt.
Cũng như lần trước, hôm nay, khi chủ tọa phiên tòa đang kiểm tra căn cước, Khánh kêu mệt, khóc lóc và có một số biểu hiện giống người bị tâm thần.
Xét thấy thân chủ của mình có vấn đề về sức khỏe, luật sư bảo vệ cho bị cáo 55 tuổi đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa để trưng cầu giám định lại sức khỏe của Khánh.
Khánh (ngoài cùng bên phải) liên tục có biểu hiện khóc, cười nói ngờ nghệch khi phiên tòa chuẩn bị xét xử. Ảnh: Phạm Hòa.
Khi HĐXX quyết định dừng phiên tòa, phóng viên quan sát thấy bị cáo Khánh tươi cười, ung dung bước ra xe thùng để về trại.
Theo cáo buộc của VKSND tỉnh Nghệ An, Khánh là kẻ nghiện ma túy, có mối quan hệ với một số người mang quốc tịch Lào. Tháng 5/2014, ông ta qua lại với Nguyễn Thị Luật (20 tuổi, ở xã Nghi Phú, TP Vinh). Đôi tình nhân này thường đi chơi và sử dụng ma túy đá.
Những tháng sau đó, Khánh dùng điện thoại của Luật để nhắn tin, gọi điện sang Lào đặt ma túy và nhờ người tình đi thu tiền bán ma túy.
Một tối trung tuần tháng 8/2014, ông trùm rủ cô gái 20 tuổi lên khu vực biên giới Việt-Lào (huyện Thanh Chương, Nghệ An) mua ma túy. Tại đây họ mua 20 bánh heroin, 3 gói ma túy tổng hợp với giá 47.000 USD. Xong việc, Khánh giao cho Luật đưa về nhà cất giấu.
Hai ngày sau, Luật giao 20 bánh heroin cho Cù Minh Tuấn (30 tuổi, đệ tử của Khánh) mang đi tiêu thụ. Cảnh sát đã mật phục bắt Tuấn trên quốc lộ 1A.
Cùng thời điểm đó, tổ công tác cũng bao vây một khách sạn ở đường Mai Hắc Đế (TP Vinh) bắt Khánh cùng người tình. Thấy bóng cảnh sát, Khánh chộp lấy khẩu súng đã lên đạn định chống trả nhưng bị trinh sát áp sát quật ngã.
Theo Zing News
Quản giáo cho phạm nhân mượn tiền khắc phục hậu quả để được xét đặc xá "Lúc đó tôi chỉ nghĩ, nếu người bố không vay được tiền hoặc mượn được nhưng không kịp thời hạn thì phạm nhân Hoàng lỡ mất cơ hội được đặc xá, sớm trở về với xã hội", thiếu tá Phạm Công Tiến lý giải về hành động của mình. Thiếu tá Phạm Công Tiến - cán bộ quản giáo Trại tạm giam Công...