Phẩm màu + chất bảo quản = “Nước mắm hảo hạng”
Nước phẩm màu, hương liệu và chất bảo quản cùng một tỷ lệ rất nhỏ nước mắm cốt pha trộn vào nhau để cho ra một loại “ nước mắm hảo hạng” giá chỉ 5000 đồng/ lít.
Hiện nay trên thị trường không chỉ có ở Hà Nội, mà một số tỉnh thành khác xuất hiện rất nhiều “đầu nậu” thu gom và buôn bán loại nước mắm rẻ tiền, chỉ có 5.000 đồng/ 1 lít. Nhưng điều đáng nói là những loại nước mắm này lại được quảng cáo là loại thượng hạng với những thương hiệu nổi tiếng như: nước mắm Phú Quốc, Tiền Hải …
Nước mắm không nhãn mác đã pha được đựng trong các bình lớn
Nước mắm rẻ hơn nước lọc
Để làm nên thương hiệu của một hãng nước mắm không phải là điều đơn giản, nó phải trải qua nhiều quá trình nghiên cứu cũng như thử nghiệm. Hơn nữa không thể có chuyện 1 lít nước mắm đã có thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng sử dụng mà chỉ có 5.000 đồng/1 lít. “Nước mắm bán giá 5.000 đồng/lít mà nói là nước mắm lấy từ Tiền Hải là quảng cáo láo, không thể có chuyện 1 lít nước mắm lại rẻ hơn cả một chai nước lọc được”, anh Nguyễn Chung Thủy, một người dân làm mắm lâu năm tại Cát Hải, Hải Phòng nói.
Theo anh Thủy, loại nước mắm 5.000 đồng/ 1 lít là loại mắm đã được các “con buôn” pha trộn sau đó đem bán để lấy lời. Thông thường họ dùng cốt mắm của Tiền Hải sau đó pha trộn cùng với nước muối và hương liệu là ra một sản phẩm “nhái” mà vẫn hoàn toàn có thể gọi là nước mắm.
“Chỉ một chai nước mắm nguyên chất có thể pha thành 20 chai nước mắm thành phẩm để bán ra thị trường. Chỉ cần dùng nước muối nấu sôi, lọc sạch cặn bã rồi mới pha với nước mắm cá cơm nguyên chất. Với tỷ lệ một phần cốt bốn phần nước thì sẽ vừa ngon vừa có mùi nước mắm, đảm bảo màu không đổi, không bị thối dù để cả năm”, anh Thủy chỉ rõ.
Anh Thủy cho biết thêm, ngoài công thức trên các thương gia còn sử dụng chất bảo quản acid clohydric chỉ dùng khoảng 1g/1lít nước, chất tạo ngọt là đường hóa học Cyclamte, Saccharin thì 1-2 mg/1lít. Phẩm màu công nghiệp cũng được tận dụng vì cho màu sắc rất đẹp, với loại nước mắm rẻ như… nước lã thì hầu hết các cơ sở thường dùng phẩm màu Trung Quốc trong quá trình pha trộn. Để nhận biết loại nước mắm “rởm” này, theo anh Thủy, ngoài nhìn bằng mắt thường, ngửi mùi vị thì người sử dụng phải nếm trực tiếp mới có thể nhận ra đó là hàng thật hay hàng pha trộn.
Sau đó chắt ra các chai nước mắm có nhãn hiệu quen thuộc bán cho khách hàng
Ai sử dụng sản phẩm này?
Video đang HOT
Có thể khẳng định rằng, bất cứ ai cũng có thể là đối tượng sử dụng loại sản phẩm này. Có điều là sử dụng trực tiếp hay gián tiếp mà thôi. Theo điều tra của PV Chất lượng Việt Nam, loại sản phẩm “bán rẻ như cho” này chủ yếu được sử dụng ở các cơ sở làm hàng như: giò chả, bún, bánh cuốn và các quan cơm bình dân.
Chị Hải, một người chuyên sản xuất giò chả nói: “Làm giò, chả phải dùng loại nước mắm lít này mới đủ độ mặn và mới có mùi thơm. Dùng mấy loại Nam Ngư hay Chin su thì chỉ có lỗ vốn, mà giò cũng không dậy mùi được”.
Khi phóng viên thắc mắc về hạn sử dụng của loại nước mắm này thì được chủ cơ sở cho biết: “Nước mắm này em đem về sử dụng cả năm vẫn ngon. Ăn ngon là được chứ cần gì quan tâm đến nguồn gốc hay hạn sử dụng hả em”.
Người bán đã vậy, người mua cũng tỏ ra thờ ơ, không hề quan tâm đến việc “vô danh” của loại nước mắm siêu rẻ này. Chị Lan Anh, người mua hàng cho biết: “Thực chất thì mình thấy hàng này ăn vừa miệng thì mua thôi, chứ nói về nguồn gốc hay giấy kiểm định chất lượng của cơ quan chức năng thì mình cũng không biết”.
Không chỉ có sử dụng loại mắm này một các gián tiếp, tại các quán cơn bình dân, loại mắm này còn được sử dụng trực tiếp, mà đối tượng sử dụng chủ yếu là sinh viên và người lao động. Tuy nhiên, những đối tượng này chỉ biết sử dụng mà không hề hay biết đó là loại nước mắm gì. Bạn Thanh Nguyên, sinh viên năm thứ 3 Học viện BC&TT cho biết: “Bọn em có bao giờ được ăn nước mắm chai đâu, quán cơm cứ cho nước mắm ra một cái gáo to, ai ăn thì tự ra mà múc”.
Còn bác Hồng Tuyết, khách quen ở q uán cơm Hà Tây, đối diện KTX Học viện BC&TT chia sẻ: “Nói thật là nhiều hôm, ăn nước mắm cũng thấy khắm khắm, nhưng chẳng dám phản ánh vì đây là đồ miễn phí mà, khắm thì cho thêm quả quất vào là lại thơm ngay”.
Chính sự vô tâm trên của những người sử dụng đã tiếp tay cho những loại nước mắm này có “đất sống”. Nhưng họ không biết rằng sử dụng loại nước mắm này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh.
Cơ quan chức năng thu giữ nhiều can nước mắm không đảm bảo chất lượng
Quản lý không xuể
Nước mắm là loại gia vị truyền thống của Việt Nam, theo ước tính mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 16ml nước mắm/ngày, song chất lượng nước mắm lại đang khiến người tiêu dùng lo lắng. Theo các bác sĩ, không cứ gì những loại nước mắm trôi nổi, mà ngay cả nhưng loại nước mắm có thương hiệu nếu không tuân thủ nguyên tắc vệ sinh và chỉ cần dùng quá một ít các chất phụ gia thì tác hại gây bệnh là khôn lường. Vì, thực tế người Việt Nam dùng nước mắm rất nhiều và rất thường xuyên nên sẽ rất dễ tích tụ.
Còn về loại nước mắm can, thùng, lít …được pha đủ các loại tạp chất, hương liệu ngoài thị trường hiện nay thì việc mắc bệnh khi sử dụng là điều khó tránh khỏi. Để “tiêu diệt” loại sản phẩm này thì không còn cách nào khác là các cơ quan chức năng phải vào cuộc.
Hiện nay, theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam 5107:2003 (TCVN) nước mắm có 4 loại. Loại đặc biệt có độ đạm 30 độ, loại thượng hạng 25 độ, loại 1 là 15 độ, loại 2 là 10 độ. Thành phần quan trọng nhất của nước mắm là hàm lượng đạm, nó quyết định giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Độ đạm tạo vị ngọt, độ đạm càng cao thì nước mắm càng thơm ngon. Quy định này giúp cho người tiêu dùng dễ dàng nhận diện chất lượng nước mắm khi chọn mua.
Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, nước mắm nói chung và các sản phẩm khác cũng vậy, trên bao bì của sản phẩm phải thể hiện tên thương hiệu, các thành phần, hạn sử dụng… Những tiêu chí này doanh nghiệp đăng kí và chịu trách nhiệm trên cơ sở pháp lí. Còn đối với nhưng loại sản phẩm như nước mắm can, lít không có xuất xứ, nguồn gốc thì cơ quan chức năng có thể tịch thu sản phẩm ngay tại chỗ.
Thực tế, trong thời gian qua các cơ qua chức năng đã phát hiện và xử lý không ít trường hợp pha trộn nước mắm để bán ra ngoài thị trường. Tuy nhiên, do đây là mặt hàng tiêu thụ lớn, thị trường rất rộng nên việc quản lý của các cơ quan cũng không thể kiểm soát hết. Vì thế việc người dân phải luôn là “người tiêu dùng thông thái” và đừng ham rẻ mà mua phải những loại hàng hóa kém chất lượng.
Theo Dantri
Người đàn ông không đứng nổi trên đôi chân của mình
15 năm chống chọi với những khối u hành hạ trên đôi chân, thực sự là thời gian khủng khiếp. Nhiều lúc ảnh chỉ muốn chết đi để mẹ, để vợ và con bớt khổ. Cuộc sống thật là những ngày dài đớn đau khi cảm thấy mình luôn là người thừa...
Anh Phạm Văn Tư (SN 1969) sống tại xóm 4A thôn Trình Trung Tây, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, Thái Bình). Làng xóm ai cũng biết đến căn bệnh lạ của anh và quen gọi anh với cái tên "Tư chân voi". Sống trong căn nhà mái ngói lụp xụp khoảng hơn 20m2 đã nhiều năm chưa được cải tạo là nơi sinh sống của bốn người.
Đồ đạc trong nhà hầu như không có thứ gì đáng giá.Trên chiếc giường cũ kỹ được ghép từ những tấm phản là nơi chứng kiến những cơn đau vật vã hàng ngày của anh Tư với thân hình gày còm và những khối u khổng lồ trên đôi chân gần như đã biến dạng.
Mang trên mình đôi chân voi do những khối u quái ác gây ra suốt 15 năm nay, anh Tư mơ có một ngày được chữa trị để mẹ và vợ con bớt khổ
Chị Vũ Thị Hà, một hàng xóm sát vách nhà anh Tư cho hay, hầu như đêm nào chị cũng bị đánh thức bởi những tiếng rên la vì đau đớn, khó ngủ của anh Tư. Tiếp đó là giọng nói khản đục nhưng ân cần của người mẹ già vỗ về con "Con đau lắm à? Để mẹ giúp con trở mình". Chị Hà cho biết, bà cụ đáng thương đó tên là Hà Thị Loan năm nay gần 80 tuổi. Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng chưa một ngày bà được nghỉ ngơi để con cháu phụng dưỡng mà quanh năm suốt tháng xoay mình để chăm sóc phục vụ cậu con trai đang mắc bệnh hiểm nghèo.
Anh Tư sinh năm 1969, năm nay anh 44 tuổi nhưng phân nửa cuộc đời của bản thân chỉ để dành chống chọi với bệnh tật đớn đau. Cách đây 15 năm, trên người anh bỗng nhiên các khối u mọc nhiều như cỏ dại. Cái lớn mọc át cái bé. Khối u mọc cả những nơi như lưng, mông và tập trung nhiều nhất ở đôi chân khiến mọi hoạt động... của anh đều khó khăn. Quái ác thay khối u phát triển ngày càng lớn. Có những khối u ở chân nặng tới 6-7 kg, kéo trùm xuống che lấp cả bàn chân khiến anh gần như liệt 15 năm nay không đi được nữa.
15 năm mắc chứng "bệnh lạ" nằm liệt một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân đều một tay người mẹ già mắc bệnh tim, bệnh huyết áp cận kề chăm sóc, động viên anh. Mỗi cử chỉ của người mẹ đều mang nặng nỗi niềm lo lắng, rồi mai đây khi bà mất đi anh sẽ ra sao...
Vào năm 1984 khi khối u đầu tiên bắt đầu xuất hiện, bố anh vay mượn được ít tiền đưa anh đi mổ ở Bệnh viện hữu nghị Việt Đức (Hà Nội). Khi sức khỏe phục hồi anh tham gia quân ngũ vào năm 1986. Ít lâu sau, căn bệnh có nguy cơ tái phát nên khi khám lại sức khỏe của anh không đạt yêu cầu, anh đành rời quân ngũ trở về.
Người đàn ông 44 tuổi nay chỉ biết trông cậy vào mẹ già, từ ăn uống đến vệ sinh tắm rửa
Khi ấy, bố anh mắc bệnh triền miên hết mổ ruột thừa rồi đến mổ thận, bệnh phế quản mãn tính thay nhau hoành hành thì cũng là lúc khối u trên người anh thay nhau mọc lên như nấm khiến anh đi lại vô cùng khó khăn. Ban đầu khối u chỉ bằng quả ổi, sau phát triển nhanh đến chóng mặt cả về số lượng lẫn kích thước. Kinh tế gia đình lúc này đã cạn kiệt trong khi món nợ chồng chất từ việc vay mượn để chữa bệnh cho bố khiến gia đình anh không biết xoay xở ở đâu để lấy tiền chữa bệnh cho anh.
Thời điểm này mặc dù việc đi lại gặp không ít khó khăn nhưng vì anh là lao động chính trong nhà, vì miếng cơm manh áo hàng ngày anh vẫn cố gắng lao ra đường để mưu sinh. Anh dùng số tiền dành dụm được cùng với vay mượn thêm người thân để tậu một chiếc xe máy babecta cũ để tiện việc đi lại. Anh đi thu gom săm xe cũ về cắt thành dây chằng để bán. Đầu tắt mặt tối suốt ngày vẫn không đủ ăn, anh xoay sang cả nghề làm hương hoặc ai thuê việc gì làm nấy.
Năm 1994 anh xây dựng gia đình, vợ anh lại mắc bệnh tim bẩm sinh. Với gánh nặng gia đình vừa bố mẹ già lại đèo bòng thêm vợ con nên gia đình luôn rơi vào tình trạng túng quẫn. Không nuôi nổi bản thân mình vợ anh đành bế con nhỏ về sống với ông bà ngoại.
Hai năm sau bố anh qua đời, song khối u cứ lớn dần lên và anh không đi được nữa. Cũng từ đây cuộc sống của anh biết bao khốn cùng khi anh chỉ biết nằm trơ trên giường và tất cả trông chờ vào người mẹ. Tám năm sau, may mắn hơn cho anh là được Nhà nước cấp cho chiếc xe lăn, thế là anh đã đỡ cho mẹ bớt đi những khó nhọc khi oằn lưng dìu anh từng bước đi hàng ngày.
Năm 2011 sau một trận ốm "thập tử nhất sinh", người mẹ già đáng thương của anh cũng sức cùng lực kiệt. Trong thời gian bà nằm trên giường bệnh, mọi sinh hoạt cá nhân của bản thân và đỡ đần người mẹ già lại đến tay anh. Trong một lần vào bếp tự nấu ăn do sức yếu nên anh không thể bưng nồi canh và đi lại bằng chính đôi chân của mình như những người bình thường khác.
Không may khi anh để nồi canh vừa sôi vào lòng rồi dùng hai tay đẩy xe thì cả nồi canh dội vào người làm anh bị bỏng từ đùi trở xuống. Vết thương lở loét cùng với khối u rỉ nước nên bị nhiễm trùng, phải dùng cả chăn bông mới thấm hết. Nghe anh tâm sự chúng tôi không khỏi rơi nước mắt.
Anh Tư kể: "Có những đêm nằm chuột cắn chân tôi, máu chảy mà tôi cũng không hay biết bởi sự đau đớn của vết thương bị nhiễm trùng khiến thần kinh tôi gần như tê liệt, không còn cảm nhận cái đau nơi vết thương bị chuột cắn nữa...". Đến nay vết bỏng của anh cũng tạm ổn song căn bệnh quái ác kia vẫn đang từng ngày cắn xé anh.
Con anh năm nay học lớp 12 lại là năm cuối cấp nên mọi chi phí ăn học, sách vở rất tốn kém đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của những người họ hàng có lòng hảo tâm hai bên gia đình. Vợ anh thì đau yếu luôn. Chỉ riêng tiền thuốc thang để chống chọi với căn bệnh tim bẩm sinh quái ác cũng ngốn hơn 1 triệu đồng/tháng.
Hiện nay ông ngoại không còn nữa, bà ngoại theo con trai đi bán hết ruộng vườn để lấy tiền đi chữa bệnh ở xa. Không còn nơi nương tựa, vợ anh đành đưa con quay trở về sống chung trong căn nhà chật chội. Bốn con người khốn cùng giờ chỉ biết nương tựa vào nhau, lần hồi qua ngày đoạn tháng.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 992: Anh Phạm Văn Tư - xóm 4A thôn Trình Trung Tây, xã An Ninh - huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình. Hoặc tài khoản ngân hàng: Chị Phạm Thị Liên - TK: 3404215000880 tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Xe buýt bỗng dưng bốc cháy lúc nửa đêm Đang nằm ngủ trong nhà, anh Hạnh bỗng giật mình thức giấc, hốt hoảng khi phát hiện chiếc xe ô tô buýt để tại khu đất trống gần nhà đang bốc cháy. Vụ việc xảy ra lúc 4h45 ngày 22-4. Vào thời điể đó, anh Lương Đức Hạnh (SN 1965, ở số 73 Vũ Văn Dũng, phường Quang Trung, TP Hải Dương) đang...