Phạm Công Danh: Vợ con phải ở nhà thuê nhưng bị cáo dám làm dám chịu
Tại phiên toà, Phạm Công Danh cho rằng một số tài sản của bị cáo không liên quan tới vụ án nhưng vẫn bị thu hồi khiến vợ con phải đi ở nhà thuê nhưng bị cáo dám làm dám chịu.
Ngày 18/12, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phiên tòa phúc thẩm bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng (VNCB) nay là CB Bank) cùng đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tại phiên toà, luật sư của Hứa Thị Phấn đề cập đến vấn đề xem xét lại kháng cáo. Tuy nhiên, HĐXX không xem xét lại vì đơn đã bị bác.
Theo luật sư, quá trình điều tra, truy tố xác định số tiền CB Bank thiệt hại là 6.126 tỷ đồng nhưng bản án sơ thẩm lại thu hồi nhiều hơn số tiền bị thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng. Việc này là kết quả của việc thu hồi, buộc hoàn trả sai đối tượng. Trong đó, luật sư cho rằng việc buộc bà Phấn hoàn trả 600 tỷ đồng không đúng, không có chứng cứ.
Phạm Công Danh tại toà.
Điều nghịch lý là số tiền hơn 2.000 tỷ đồng thu hồi dư là được tòa thu hồi giùm cho bị cáo Danh để Danh có tiền đảm bảo thi hành án phần nghĩa vụ dân sự.
Mặt khác, luật sư của bà Phấn cũng cho rằng quá trình xử sơ thẩm không phản ánh đúng bản chất vụ án.
Video đang HOT
Nguyên nhân CB Bank âm hơn 18.000 tỷ đồng là do Danh và đồng phạm gây ra gồm các hành vi cố ý làm trái trong việc lập hồ sơ khống về việc nâng cấp hệ thống, hành vi cố ý làm trái trong việc rút tiền của CB Bank.
Về việc đề nghị thu hồi 3.600 tỷ đồng (tiền trả nợ thay cho bà Phấn), luật sư nói không liên quan, số tiền này do Danh gửi ngân hàng để tái cơ cấu nên không có cơ sở thu hồi.
Trả lời luật sư, VKS cho rằng nhóm đầu tư mới phải cam kết tái cơ cấu ngân hàng trên cơ sở năng lực tài chính. Vì vậy không thể xem việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu nhóm đầu tư mới tăng vốn điều lệ theo cam kết là chấp nhận việc Danh được sử dụng tiền cho vay do chính VNCB bảo lãnh để tăng vốn điều lệ.
Số tiền 4.500 tỷ đồng phần lớn từ quan hệ tín dụng trái pháp luật, số tiền này không phải là tiền của cá nhân Danh có năng lực tài chính đưa vào mà có nguồn gốc bất hợp pháp.
Số tiền tăng vốn điều lệ sau khi chuyển vào VNCB đã hòa chung vào nguồn tiền của VNCB và có cơ sở Danh là người chỉ đạo sử dụng số tiền 4.500 tỷ đồng.
Về vấn đề vật chứng của vụ án, số tiền 2.371 tỷ đồng án sơ thẩm nhận định vừa là vật chứng do hành vi phạm tội của Danh và đồng phạm vừa là tài sản của cá nhân Danh.
Mặt khác, theo VKS, số tiền 4.500 tỷ đồng không phải là công cụ, phương tiện phạm tội, không phải là đối tượng phạm tội nên không có cơ sở để thu hồi.
Về các ý kiến xin giảm nhẹ hình phạt, hưởng cải tạo không giam giữ, án treo, VKS cho rằng hậu quả của vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, các bị cáo phải liên đới chịu trách nhiệm, hình phạt cấp sơ thẩm tuyên là tương xứng với hành vi phạm tội nên không có cơ sở xem xét.
Sau khi VKS trả lời xong ý kiến luật sư, bị cáo Phạm Công Danh cho rằng số tiền 194 tỷ đồng đều có người nhận, án sơ thẩm đã ghi nhận, sự việc đã rất rõ.
Bị cáo cho rằng mình đưa ra khoản tiền mặc dù không nằm trong phạm vi xét xử nhưng đây là cơ hội cuối cùng, thậm chí một số tài sản của Danh cũng không phải vật chứng, không liên quan tới vụ án nhưng vẫn bị thu hồi. Trong khi đó, vợ con bị cáo đi ở nhà thuê nhưng bị cáo cam chịu bởi lẽ dám làm thì dám chịu.
Theo bị cáo Danh, số tiền hơn 3.600 tỷ đồng (tiền trả cho bà Phấn) không nằm trong vụ án này nhưng đây là số tiền thật, có chứng từ, hoàn toàn có cơ sở để thu hồi.
MINH ANH
Theo VTC
Đại án tại ngân hàng Đại Tín: Thu chi khống gây thiệt hại hơn 5.256 tỷ đồng
Hôm nay, 14.5, phiên tòa xét xử bà Hứa Thị Phấn cùng các đồng phạm về các hành vi gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín tiếp tục xét hỏi với nội dung liên quan đến hành vi hạch toán thu - chi khống. Riêng với hành vi này, bà Hứa Thị Phấn cùng các đồng phạm được xác định gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 5.256 tỷ đồng.
Hồ sơ vụ án xác định, bà Hứa Thị Phấn đã lợi dụng việc nắm giữ 84,92% vốn điều lệ Ngân hàng Đại Tín, là cổ đông lớn của ngân hàng, nắm quyền chi phối, điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng Đại Tín. Từ đó, bà thu tóm toàn bộ hoạt động của HĐQT, Ban điều hành và cán bộ, nhân viên Ngân hàng Đại Tín và hai Chi nhánh (Sài Gòn và Lam Giang); chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động đầu tư, hoạt động tín dụng và hoạt động thu - chi tiền mặt... Bà đã thực hiện và chỉ đạo nhân viên ngân hàng thực hiện các hành vi trái pháp luật để rút tiền, chiếm đoạt, sử dụng trái pháp luật, gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín 12.005.709.916.252 đồng. Riêng hành vi hạch toán thu chi khống, bà Hứa Thị Phấn cùng các bị cáo đã gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín hơn 5.256 tỷ đồng.
Bà Hứa Thị Phấn (người bên trái)
Để thực hiện hành vi trên, thông thường trong ngày có việc thu - chi khống để cấn trừ, vào thời gian đầu mỗi ngày, bị can Vũ Thị Như Thảo (nguyên Phó Giám đốc phụ trách kế toán - nguồn vốn Ngân hàng Đại Tín) thông báo cho Phòng kế toán hôm nay có khoản giải ngân của Công ty Phương Trang và trực tiếp hoặc chỉ đạo kiểm soát, kế toán ngân hàng tính và liệt kê các khoản gốc và lãi các khoản vay của Công ty Phương Trang và Nhóm Phú Mỹ đến hạn.
Sau đó theo chỉ đạo của Hứa Thị Phấn, bị can Bùi Thị Kim Loan gọi điện hoặc làm việc trực tiêp với kế toán giao dịch yêu cầu lập các chứng từ thu khống gồm: Phiếu thu và Giấy nộp tiền, nộp khổng tiền để tất toán gốc và lãi các khoản vay đến hạn của các công ty và cá nhân thuộc Nhóm Phú Mỹ, nộp khống tiên vào tài khoản thanh toán hoặc tài khoản tiết kiệm của các cá nhân thuộc Nhóm Phú Mỹ của bà Phấn; nộp khống tiền để tất toán gốc và lãi các khoản của các công ty và cá nhân thuộc Nhóm Phương Trang.
Sau khi Kế toán giao dịch lập chứng từ thu khống theo yêu cầu của Bùi Thị Kim Loan như trên, Kế toán giao dịch chủ động hạch toán trên hệ thống SmartBank, in chứng từ thu và ký với vai trò giao dịch viên lập phiếu. Giao dịch viên chuyển chứng từ cho Kiểm soát kế toán kiểm tra và ký kiểm soát trên chứng từ. Sau khi Kiểm soát kế toán ký kiểm soát trên chứng từ, Kiểm soát kế toán trực tiếp chuyển chứng từ cho bộ phận ngân quỹ, hướng dẫn bộ phận ngân quỹ việc thu chi khống, để bộ phận ngân quỹ lập bảng kê thu khống tiền mặt vào quỹ và hạch toán khống việc thu tiền mặt trên hệ thống SmartBank để tạo nguồn.
Cuối ngày, tương tự chu trình thu khống như trên, bộ phận kế toán và ngân quỹ của Chi nhánh lập khống chứng từ chi giải ngân các khoản vaỵ của Công ty Phương Trang và hạch toán chi khống trên hệ thống SmartBank để cấn trừ với các chứng từ thu khống trên, đảm bảo số liệu trên sổ sách và tồn quỹ thực tế không bị chênh lệch.
Toàn bộ quá trình nhân viên Ngân hàng Đại Tín lập chứng từ thu - chi khống và hạch toán khống trên hệ thống SmartBank, phần lớn khách hàng không đến ngân hàng tại thời điểm lập và hạch toán để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên chứng từ chi giải ngân các khoản vay của Công ty Phương Trang, chủ yếu giải ngân bằng tiền mặt đã có sẵn chữ ký của khách hàng trên ủy nhiệm chi, Phiếu chuyển khoản và Séc rút tiền mặt hoặc Giấy lĩnh tiền mặt nên chỉ có chứng từ thu, bảng kê thu của Nhóm Phú Mỹ của bị can Phấn và Công ty Phương Trang không có chữ ký khách hàng khi hạch toán. Việc lấy chữ ký của khách hàng được Giao dịch viên và Thủ quỹ hoàn thiện vào cuối ngày hoặc sau đó một hoặc nhiều ngày.
Hồ sơ cũng xác nhận việc rút tiền mặt từ NHNN chủ yếu được giao cho Ngô Thị Ngân, là Thủ quỹ chính của ngân hàng (cháu dâu của bà Phấn), sau khi rút được tiền mặt từ NHNN, Ngân không đem tiền về nộp kho quỹ của Chi nhánh theo Lệnh điều chuyển vốn, mà đem tiền đến Phòng làm việc của bị can Hứa Thị Phấn (không phải trụ sở ngân hàng Đại Tín), tại tầng 6 Tòa nhà Lam Giang, số 167-173 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM.
Với các hành vi trên, cơ quan chức năng xác nhận từ tháng 5.2010 đến tháng 2.2012, bị can Hứa Thị Phấn thông qua bị can Bùi Thị Kim Loan, kế toán Công ty Phú Mỹ chỉ đạo một số lãnh đạo, nhân viên Ngân hàng Đại Tín - CN Sài Gòn và CN Lam Giang đã lập chứng từ thu khống cho Nhóm Phú Mỹ của bị can Phấn 5.256.590.237.290 đồng, rồi hạch toán khống trên hệ thống SmartBank. Trong đó bao gồm: Thu tất toán khống gốc và lãi các khoản vay của Nhóm Phú Mỹ của bị can Phấn; thu tất toán không gốc và lãi các khoản vay của Công ty Phương Trang mà Nhóm Phú Mỹ sử dụng; nộp tiền khống vào Tài khoản cùa các công ty và cá nhân thuộc Nhóm Phú Mỹ. Sau đó lợi dụng việc Công ty Phương Trang ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ rút tiền mặt; chi khống tiền giải ngân các khoản vay của Công ty Phương Trang (không chuyển tiền hoặc chuyển tiền không đủ cho Công ty Phương Trang), cấn trừ với các chứng từ thu khống 5.256.590.237.290 đồng trên, để không làm chênh lệch tồn quỹ tiền mặt thực tế so với số liệu tiền mặt trên sổ sách hạch toán, che giấu hành vi phạm tội, lấy tiền đó sử dụng cá nhân và đẩy dư nợ cho Công ty Phương Trang.
Theo Danviet
Nguyên lãnh đạo Trustbank thừa nhận không có thực quyền Các bị cáo nguyên là lãnh đạo Trustbank thừa nhận không có thực quyền, chỉ làm thuê cho bà Hứa Thị Phấn dù vai trò của bà Phấn trên danh nghĩa chỉ là cố vấn ngân hàng này. Chiều nay (9.5), phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế...