Phạm Công Danh và giám đốc Tân Hiệp Phát có mối quan hệ thế nào?
Ngày 1-8, phiên xử vụ gây thiệt hại 9.000 tỉ đồng tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) tiếp tục xét hỏi với bị cáo Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, chủ tịch HĐTV kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh).
Tòa tập trung làm rõ hành vi cố ý làm trái rút gần 5.200 tỉ đồng nhưng không có chứng từ, không có chữ ký của chủ tài khoản, rút 300 tỉ đồng không có hồ sơ vay, gây thiệt hại cho VNCB gần 5.500 tỉ đồng.
Chủ tài khoản trên chính là nhóm bà Trần Ngọc Bích, Giám đốc Tân Hiệp Phát. Trước đó, bà Bích phủ nhận có mối quan hệ với Danh cùng việc cho vay lấy lãi. Còn Danh khi điều tra khai phải trả cho nhóm này vượt trần ngoài hợp đồng 2%-4%/tháng tùy thời điểm, khoảng 2.500 tỉ đồng. Nhưng bà Bích phủ nhận và CQĐT cũng chưa làm rõ.
Bị cáo Phạm Công Danh hầu tòa ngày 1-8. Ảnh: HOÀNG YẾN
Tại tòa, bị cáo Danh thắc mắc không hiểu tại sao bà Bích lại bảo không quen biết mình. Danh biết và quan hệ với nhóm bà Bích từ nhiều năm, đã tiếp xúc nhiều lần với cha con bà và tất cả giao dịch giữa đôi bên là vay mượn.
Nói về khoản tiền nhóm bà Bích, Danh cho rằng: “Một ngày không trả lãi thì mất ăn mất ngủ… Tôi phải chịu nhiều khoản tiền lãi liên quan đến khoản tiền này. Nếu chậm trả lãi thì họ gọi suốt ngày”. Tuy nhiên, Danh phủ nhận việc cáo trạng xác định bản thân chỉ đạo thuộc cấp tự ý rút tiền từ tài khoản của nhóm khách VIP này để gửi vào tài khoản của mình. Đối chất, bị cáo Hoàng Đình Quyết (nguyên phó giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn) cho biết Danh nói không đúng.
Tại tòa, Danh khai việc chăm sóc khách hàng, chi vượt trần lãi suất, Danh chỉ đạo một tổ, trong đó có Mai Hữu Khương – lúc đó là giám đốc Chi nhánh Sài Gòn và Quyết – phó giám đốc. “Việc trả tiền lãi ngoài, bị cáo không có gì tư lợi mà chỉ đơn giản là nếu không trả thì chúng tôi không huy động vốn được, ngân hàng đổ vỡ, do đó chúng tôi trả tiền chăm sóc khách hàng liên tục” – Danh phân trần.
Bị cáo Phan Thành Mai, nguyên tổng giám đốc VNCB, cho biết Ngân hàng Đại Tín đang âm tiền, làm ăn thua lỗ nhưng Danh vẫn quyết định “ôm” là do đã chi quá nhiều tiền. Và Danh quá tự tin vào tiềm lực của Tập đoàn Thiên Thanh cũng như một số bất động sản của Ngân hàng Đại Tín đang nắm giữ. Danh tâm huyết muốn xây dựng một ngân hàng trong lĩnh vực xây dựng…
HOÀNG YẾN
Theo PLO
Tại sao ông Trần Quý Thanh và bà Trần Ngọc Bích "dính" tới Phạm Công Danh?
Hàng loạt việc thực hiện cho vay bằng cầm cố sổ tiết kiệm giữa Nhóm Trần Ngọc Bích và Phạm Công Danh được lập nên đã rút của VNCB hơn 5.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐTQ của VNCB tại Tòa án Nhân dân TP.HCM.
06 tháng vay 122 khoản với tổng tiền hơn 17.700 tỷ đồng
Ngày 20/7, Tòa án Nhân dân TP.HCM đọc cáo trạng vụ án sơ thẩm xét xử Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch ngân hàng Xây Dựng.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phạm Công Danh khi nắm quyền chi phối ngân hàng Xây Dựng (VNCB) đã thông qua Phạm Thị Trang (Trang phố núi) đặt vấn đề với ông Trần Quý Thanh, con gái ông Thanh là Trần Ngọc Bích và một số người thân của gia đình bà Bích (gọi chung là Nhóm Trần Ngọc Bích) gửi tiền vào VNCB để Danh làm các thủ tục vay - rút tiền.
Các thành viên của trong nhóm của Trần Ngọc Bích đã gửi tiền vào VNCB, nhận sổ tiết kiệm.
Sau đó, Danh chỉ đạo Phan Thành Mai, nguyên Tổng giám đốc VNCB, Mai Hữu Khương nguyên thành viên HĐQT, Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn và Hoàng Đình Quyết, nguyên Phó Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn cho nhóm Trần Ngọc Bích vay tiền cầm cố bằng chính những sổ tiết kiệm đó.
Một thỏa thuận được thống nhất là khi Trần Ngọc Bích muốn vay tiền thì Trang phố núi sẽ chuyển tiền vào những tài khoản đã chỉ định (tài khoản của Phạm Công Danh và Phạm Đình Thiêm).
Khi đến hạn trả nợ thì Trang lại chuyển tiền vào những tài khoản do Trần Ngọc Bích chỉ định (chủ yếu là tài khoản của Trần Quý Thanh).
Với cách thức đó, chỉ trong vòng hơn 06 tháng (từ 28/12/2012 - 30/7/2013) hai bên đã thực hiện 16 lần với 122 khoản vay bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm, tổng số tiền mà VNCB đã giải ngân là 17.761 tỷ đồng và các khoản vay này đã được tất toán.
Đây là các khoản vay luân chuyển, khoản vay sau trả cho khoản vay trước, cộng với một phần Danh vay thêm, nên các khoản vay sau nhiều hơn khoản vay trước .
Trong số tiền giải ngân ra 16.260 tỷ đồng được chuyển đến tài khoản của Phạm Công Danh, số tiền này được Phạm Công Danh dùng để:
- Trả nợ 2.079 tỷ đồng cho nhóm Phú Mỹ
- Chuyển lại 9.608 tỷ đồng cho nhóm Trần Ngọc Bích để tất toán các khoản vay trước đó.
- 4.572 tỷ đồng được chuyển vào nhiều tài khoản của Phạm Công Danh do các cá nhân và công ty thuộc tập đoàn Thiên Thanh đứng tên để trả nợ, đảo nợ, chăm sóc khách hàng và sử dụng cá nhân.
Các khoản vay này đến thời điểm khởi tố vụ án đã được các bên tất toán hết.
Rút hơn 3.100 tỷ đồng không có chữ ký của chủ tài khoản
Tuy nhiên, ngày 21 và 26/8/2013 có 5.490 tỷ đồng được rút ra từ VNCB và chuyển đến các tài khoản của Phạm Công Danh nhưng không có hồ sơ, chứng từ không có chữ ký của chủ tài khoản.
Cụ thể, ngày 21/8/2013 đã có 3.100 tỷ đồng từ tài khoản của Trần Ngọc Bích mở tại VNCB được chuyển đến tài khoản của Phạm Công Danh tại VNCB.
Hồ sơ vay tiền (gồm 24 khoản vay) được chuyển tiền đến tài khoản của Trần Ngọc Bích có đầy đủ chữ ký của 09 cá nhân: Trần Ngọc Bích, Trần Quý Thanh, Nguyễn Thành Trung, Lê Thị Kim Ngân, Đỗ Ngọc Hà, Trần Uyên Phương, Nguyễn Hữu Thanh, Đoàn Việt Dũng, Trần Đình Thắm.
Tuy nhiên, Phạm Công Danh đã thực hiện rút 3.100 tỷ đồng từ tài khoản của Trần Ngọc Bích bằng 10 chứng từ không có chữ ký của chủ tài khoản Trần Ngọc Bích.
Cũng trong ngày 21/8/2013, Phạm Công Danh lại thực hiện chuyển 3.160 tỷ đồng từ tài khoản của mình vào tài khoản của Trần Quý Thanh để thanh lý cho 23 hợp đồng tín dụng cho 09 khách hàng của nhóm Trần Ngọc Bích.
Do đó, đến nay 23 khoản vay với tổng số tiền 3.100 tỷ đồng đã được giải ngân gây thiệt hại cho VNCB.
Rút 2.090 tỷ đồng từ nhóm Trần Ngọc Bích chuyển đến tài khoản Mai Hữu Khương
Ngày 26/8/2013, nhóm Trần Ngọc Bích gồm 07 cá nhân đã cầm cố sổ tiết kiệm vay tiền của VNCB với số tiền 2.090 tỷ đồng, có đầy đủ chữ ký của nhóm Trần Ngọc Bích.
Cũng trong ngày, Phạm Công Danh đã chỉ đạo Hoàng Đình Quyết thực hiện chuyển 2.090 tỷ đồng từ tài khoản của Trần Ngọc Bích tại VNCB vào tài khoản của Mai Hữu Khương - Phạm Minh Tùng bằng 07 chứng từ không có chữ ký của Trần Ngọc Bích.
Sau đó, Phạm Công Danh tiếp tục chỉ đạo chuyển 2.110 tỷ đồng từ tài khoản của Mai Hữu Khương - Phạm Minh Tùng vào tài khoản của Trần Quý Thanh để thanh lý 11 hợp đồng tín dụng của 07 cá nhân nhóm Trần Ngọc Bích.
Do đó, khoản vay 2.090 tỷ đồng đã được giải ngân gây thiệt hại cho VNCB.
Rút 300 tỷ đồng bằng vay cầm cố sổ tiết kiệm nhưng không có chứng từ vay
Ngày 21/12/2013, Phạm Công Danh đã chỉ đạo Mai Hữu Khương sử dụng sổ tiết kiệm đứng tên 03 cá nhân của Nhóm Trần Ngọc Bích vay 300 tỷ đồng nhưng không có chứng từ vay và chuyển số tiền này cho Phạm Công Danh sử dụng cho tập đoàn Thiên Thanh.
Trước cơ quan điểu tra, Danh không giải trình được cụ thể đã dùng tiền vào việc gì.
2.500 tỷ đồng chi trả lãi vượt trần?
Để thu hút được tiền gửi, Phạm Công Danh khai đã phải thực hiện thủ thuật trả lãi vượt trần ngoài hợp đồng với lãi suất từ 2%/năm đến 4%/năm cho nhóm Trần Ngọc Bích, số tiền chi trả lãi vượt lên tới 2.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra chỉ thu thập được từ tập đoàn Thiên Thanh một số chứng từ trả tiền cho nhóm Trần Ngọc Bích trên 730 tỷ đồng và không thể hiện rõ là chi trả lãi vượt trần, chỉ là chứng từ chuyển tiền hoặc giấy viết tay nhận tiền.
Nhóm Trần Ngọc Bích đòi VNCB trả 5.881 tỷ đồng
Hiện nay, nhóm Trần Ngọc Bích đang yêu cầu VNCB trả lại 124 sổ tiết kiệm với tổng số tiền là 5.881 tỷ đồng đã gửi tại VNCB.
Số tiền này đã được chuyển vào tài khoản của Trần Ngọc Bích tại VNCB nhưng đã bị Phạm Công Danh tự ý chỉ đạo cấp dưới chuyển sang tài khoản của Phạm Công Danh để tất toán các khoản mà Phạm Công Danh đã vay trước đó của Nhóm này, nhưng không có hồ sơ, chứng từ vay đã bị Phạm Công Danh chỉ đạo rút ra chi tiêu.
Trần Ngọc Bích khai không có quan hệ gì với Phạm Công Danh, việc thực hiện gửi - vay tại VNCB thông qua Trần Thị Trang.
Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã có yêu cầu điều tra làm rõ trách nhiệm của Trần Ngọc Bích và những người liên quan để không bỏ lọt tội phạm và giải quyết tài sản kê biên là 124 sổ tiết kiệm nêu trên.
Theo Bizlive
Hồi kết vụ con ruồi nửa tỷ: Người lạ nói sự thật Vụ án con ruồi nửa tỷ của Tân Hiệp Phát đã khép lại nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn trái chiều. Sau 2 phiên xét xử ngày 17/12 và ngày 18/12, đúng 14h chiều nay, TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên mức án 7 năm tù giam đối với anh Võ Văn Minh (35 tuổi, ngụ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) vì...