Phạm Công Danh nhiều lần bị nhắc nhở, ngắt lời tại toà
Trong phiên tòa chiều 10.1, mặc dù sức khỏe bị cáo Phạm Công Danh không đảm bảo, HĐXX vẫn tiến hành xét hỏi nhưng cho bị cáo này ngồi trả lời.
Liên quan đến việc vay tiền tại 3 ngân hàng ( Sacombank, TPBank, BIDV) gây thất thoát cho VNCB số tiền lên đến 6.126 tỷ, bị cáo Phạm Công Danh nhận phần sai của mình. Bị cáo Danh trình bày về hoàn cảnh dẫn đến việc thực hiện hành vi sai phạm.
Theo đó, khi tiếp quản Ngân hàng Đại Tín, Phạm Công Danh đã bỏ ra một khoản tiền rất lớn, đến nay tài sản ấy vẫn chưa lấy lại được. Trong đó có khoản tiền hơn 3.600 tỷ trả cho bà Hứa Thị Phấn, hơn 2.360 tỷ trả lãi ngoài cho một doanh nghiệp khác. Liên tục trong các năm 2012 – 2014 áp lực đè nặng lên ông. Ông Danh phải tìm mọi cách giữ thanh khoản cho ngân hàng… Đến đây, HĐXX yêu cầu bị cáo Phạm Công Danh phải dừng lại, không trình bày lại lý do bởi giới hạn xét xử, không trình bày nội dung ngoài vụ án.
Bị cáo Phạm Công Danh (Ảnh: CTV)
Trong phần trả lời liên quan đến việc vay của Sacombank 1.800 tỷ đồng, bị cáo Phạm Công Danh thừa nhận hành vi này nhưng do lâu quá không nhớ dùng số tiền này cụ thể vào mục đích gì, chỉ nhớ rằng có trả cho BIDV. Tại tòa bị cáo Phạm Công Danh cho rằng một số vấn đề trong cáo trạng chưa chính xác, từng yêu cầu gặp VKS trình bày nhưng không được, trong đó có yêu cầu lấy tài sản để khắc phục thiệt hại…
Video đang HOT
Một lần nữa, chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo Phạm Công Danh ngưng phát biểu, bởi các vấn đề này đã được ông nói nhiều lần tại phiên tòa giai đoạn 1, và các nội dung này đã được xem xét trong bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Cũng liên quan đến nội dung cáo trạng xác định Phạm Công Danh cùng đồng phạm gây thiệt hại hơn 6.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2 của vụ án, nhiều bị cáo là thuộc cấp của Phạm Công Danh đã phủ nhận điều này. Trong đó bị cáo Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương cho rằng trên thực tế vẫn còn tài sản để khắc phục hậu quả. Đó là số tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ ngân hàng VNCB cấn trừ vào và một số khoản tiền khác, bởi số tiền 4.500 tỷ này đang nằm tại ngân hàng và hòa vào dòng tiền chung của VNCB (nay là CB). Tuy nhiên HĐXX cho rằng thực tế không còn số tiền đó, vì Phạm Công Danh và các bị cáo đã sử dụng hết vào mục đích cá nhân.
Theo hồ sơ, năm 2013 và 2014, Phạm Công Danh chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên ngân hàng VNCB và nhân viên thuộc tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do Phạm Công Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập 29 hồ sơ khống vay vốn tại các ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV; đồng thời dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng trên để cầm cố, bảo lãnh cho các khoản vay. Sau đó, bị 3 ngân hàng thu hồi nợ từ tiền gửi của VNCB với tổng số tiền hơn 6.129 tỷ đồng.
Các công ty làm hồ sơ vay khống không thực hiện kinh doanh theo phương án cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ. Còn VNCB thực hiện bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên không thu hồi được số tiền bảo lãnh từ các công ty. Từ đó dẫn đến thiệt hại cho VNCB hơn 6.126 tỷ đồng.
Theo Danviet
Tòa có tạm dừng vì sức khỏe của Phạm Công Danh, Trầm Bê?
Suốt hai ngày diễn ra phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê cùng các đồng phạm nhiều lần bị gián đoạn do liên quan đến vấn đề sức khỏe của bị cáo Trầm Bê, Phạm Công Danh và một số bị cáo khác.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) cùng đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại 4 ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam (VNCB, nay là CB), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vẫn tiếp tục với phần công bố cáo trạng.
Tuy nhiên từ khi diễn ra (ngày 8.1) phiên tòa nhiều lần bị gián đoạn trong thời gian ngắn bởi các bị cáo sức khỏe yếu, cần sự chăm sóc của nhân viên y tế. Điển hình như sáng nay (9.1) trong lúc đại diện VKS công bố cáo trạng, bị cáo Phạm Công Danh có nhiều biểu hiện mệt mỏi, khó ngồi, không đảm bảo sức khỏe để nghe cáo trạng. Trước tình trạng này, HĐXX buộc phải yêu cầu đại diện VKS ngưng đọc cáo trạng, đồng thời cho phép Danh được ra ngoài để đội y tế chăm sóc sức khỏe, vừa nghe cáo trạng từ phòng chăm sóc thông qua hệ thống loa. Đây là lần thứ 3 kể từ khi phiên tòa diễn ra, Phạm Công Danh cần đến sự chăm sóc của các nhân viên y tế.
Bị cáo Trầm Bê được dẫn giải đến tòa.
Trong khi đó, bị cáo Trầm Bê cũng tỏ ra mệt mỏi tại phiên tòa, luật sư của bị cáo này cho biết ông Trầm Bê bị bệnh tiểu đường, sức khỏe giảm sút nên không thể đứng lâu tại tòa. Luật sư đã gửi bệnh án đến HĐXX, đồng thời xin cho phép bị cáo này được ngồi khi sức khỏe không đảm bảo tại tòa.
Trong ngày đầu tiên diễn ra phiên tòa (8.1), các bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê, Nguyễn Việt Hà tỏ ra mệt mỏi và được HĐXX cho phép ra ngoài để bác sĩ chăm sóc. Nhiều bị cáo khác cũng tỏ ra mệt mỏi tại tòa nhưng chủ tọa phiên tòa cho biết chỉ những trường hợp nào thật sự có vấn đề về sức khỏe, sức khỏe không đảm bảo mới được phép ra ngoài để nhân viên y tế chăm sóc.
Trước tình trạng sức khỏe của một số bị cáo không đảm bảo, cùng với phiên tòa diễn ra trong thời gian dài nên nhiều người lo ngại sức khỏe các bị cáo, nhất là Trầm Bê, Phạm Công Danh, sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian xét xử vụ án.
Trao đổi với PV, một số luật sư cho hay tình trạng này ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình xét xử. Tuy nhiên, các luật sư cho rằng việc gián đoạn dẫn đến tạm ngừng phiên tòa khó có thể xảy ra khi chỉ dựa trên vấn đề sức khỏe của các bị cáo như hiện nay. Tòa đã có kế hoạch và chuẩn bị các khâu để đưa vụ án ra xét xử nên nếu trường hợp sức khỏe các bị cáo không đảm bảo, tòa sẽ linh động đưa các bị cáo nào sức khỏe yếu ra để chăm sóc y tế, đồng thời luân phiên xét hỏi các bị cáo khác.
Luật sư Nguyễn Tri Đức (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, trong trường hợp các bị cáo có tình trạng sức khỏe suy yếu dẫn đến ngất xỉu, không thể đứng hoặc ngồi để trả lời các câu hỏi khi tòa thẩm vấn, làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án thì có khả năng phiên tòa chỉ bị tạm ngừng theo tại điểm b, khoản 1, Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành. Theo đó, do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người co thâm quyên tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 5 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa.
Tuy nhiên theo chủ quan của mình, luật sư Nguyễn Tri Đức cho rằng rất khó để tạm dừng phiên tòa này vì tình trạng sức khỏe suy yếu của hai bị cáo đầu vụ Phạm Công Danh, Trầm Bê. "Hiện tòa vẫn đang thực hiện tốt công tác y tế để chăm sóc cho các bị cáo có sức khỏe suy yếu. Ngoại trừ các tình huống dẫn đến việc các bị cáo không thể tiếp tục tham dự phiên tòa như nêu trên, rất khó có thể xảy ra trường hợp tòa bị tạm dừng", luật sư Đức nói.
Theo ghi nhận, tại phiên tòa chiều 9.1 đại diện VKS vẫn tiếp tục với phần công bố cáo trạng.
Theo đó, năm 2013 và 2014, Phạm Công Danh chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên Ngân hàng VNCB và nhân viên thuộc Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do Phạm Công Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập 29 hồ sơ khống vay vốn tại các ngân hàng: Sacombank, TPBank, BIDV; đồng thời dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng trên để cầm cố, bảo lãnh cho các khoản vay. Sau đó, bị 3 ngân hàng thu hồi nợ từ tiền gửi của VNCB với tổng số tiền hơn 6.129 tỷ đồng. Các công ty làm hồ sơ vay khống không thực hiện kinh doanh theo phương án cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ. Còn VNCB thực hiện bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên không thu hồi được số tiền bảo lãnh từ các công ty. Từ đó dẫn đến thiệt hại cho VNCB hơn 6.125 ngàn tỷ đồng.
Theo Danviet
Trầm Bê và "phi vụ" cho Phạm Công Danh vay 1.700 tỉ đồng Quen biết với Trầm Bê từ trước nên khi gặp khó khăn Phạm Công Danh tìm đến Trầm Bê là nơi cứu cánh. Mặc dù không đủ điều kiện để vay với số tiền lớn, nhưng Trầm Bê đã "xé luật" để cho Phạm Công Danh được vay khoản tiền 1.700 tỉ đồng một cách chóng vánh. Trầm Bê từng được biết đến...