Phải xử nghiêm để không còn bức cung, nhục hình
Sự kiện hai điều tra viên của Công an tỉnh Sóc Trăng bị khởi tố tội dùng nhục hình một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các cơ quan tố tụng. Rõ ràng chuyện bức cung, nhục hình không còn là chuyện cá biệt ở nơi này nơi nọ nữa.
Cũng giống như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, nếu kẻ thủ ác không ra nhận tội thì có lẽ giờ này bảy thanh niên ở Sóc Trăng vẫn còn trong vòng tù tội và có thể họ đã phải nhận lãnh bản án oan về tội giết người.
Phải chịu đau đớn đến độ nào, phải vượt quá khả năng chịu đựng của con người ra sao thì họ mới phải lựa chọn con đường nhận tội bừa như vậy để không còn phải tiếp tục chịu đòn. Có thể rồi đây các điều tra viên sẽ phủ nhận đã thực hiện những hành vi nhục hình dã man (như treo người bắt đứng bằng hai ngón chân, dùng đá lạnh ướp vào vùng kín…) nhưng họ khó có thể chối bỏ trách nhiệm khi buộc cùng lúc bảy con người vô can phải khai nhận cái mà họ không làm.
5 công an dùng nhục hình ở tỉnh Phú Yên
Quả thật, để bắt tận tay, day tận cánh chuyện điều tra viên bức cung, nhục hình là điều không phải dễ. Có những vụ gây hậu quả chết người (như vụ năm công an ở Phú Yên đánh chết người) nhưng ra trước tòa các điều tra viên còn chối phăng phắt và đổ trách nhiệm cho nhau. Còn lại, những vụ không gây hậu quả nghiêm trọng, khi ra tòa, hễ các bị cáo khai mình bị bức cung, nhục hình trong giai đoạn điều tra thì sẽ bị viện và tòa bác bỏ kèm câu hỏi: “Bằng chứng đâu?”. Làm sao có được bằng chứng giữa bốn bức tường phòng hỏi cung khi chỉ có nghi can/bị can và điều tra viên với nhau?Vẫn biết rằng áp lực phá án nhanh để trừng trị tội ác đã khiến cho nhiều điều tra viên nóng vội, dẫn đến áp dụng những biện pháp điều tra sai lầm, trong đó có chuyện bức cung, nhục hình. Nhưng rõ ràng không ai có thể chấp nhận chuyện “lấy mục đích để biện minh cho phương tiện”.
Đã có nhiều ý kiến, nhiều biện pháp đưa ra nhằm chống việc bức cung, nhục hình. Trong đó, khả thi nhất có lẽ là giải pháp lắp camera nơi phòng hỏi cung nghi can/bị can và những hình ảnh ấy phải được giám sát chặt chẽ bởi một cơ quan độc lập có thẩm quyền. Song song đó, cần phải cho luật sư có mặt ngay trong phòng hỏi cung để vừa tránh xảy ra bức cung, nhục hình, vừa làm chứng cho sự trong sạch của điều tra viên khi bị can/bị cáo đổ vấy cho họ.
Video đang HOT
Ngoài ra, mỗi khi xảy ra chuyện bức cung, nhục hình dẫn đến chết người, các điều tra viên và những người liên quan phải bị xử thật nghiêm minh. Trong một số trường hợp phải làm rõ dấu hiệu của tội giết người chứ không chỉ là tội dùng nhục hình hay làm chết người trong khi đang thi hành công vụ. Có như thế mới không còn xảy ra một vụ bức cung, nhục hình nào dẫn đến hậu quả đau lòng.
Theo Phap luât TPHCM
Án oan ở Sóc Trăng: Phận đời của 2 nữ hung thủ
Cả 2 bị cáo đều bị cha mẹ bỏ rơi khi mới lọt lòng, phải sống nương nhờ vào người thân và không được học hành đến nơi đến chốn.
Sáng 19/8, TAND tỉnh Sóc Trăng mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ tài xế xe ôm Lý Văn Dũng (ngụ huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) bị giết. Đây là vụ từng gây xôn xao dư luận suốt thời gian dài, bởi án mạng này đã dẫn đến việc 7 thanh niên bị hàm oan và đưa đẩy cuộc đời 2 nữ hung thủ đồng tính là Phan Thị Kim Xuyến (SN 11/1/1998, ngụ huyện Trần Đề), Lê Mỹ Duyên (SN 28/4/2000, ngụ tỉnh Kiên Giang) vào chỗ thêm đắng cay, ngang trái.
Nảy sinh ý định cướp của trong tiệm game
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Sóc Trăng, khoảng 19h ngày 5/7/2013, Xuyến và Duyên vào một tiệm internet chơi game. Khoảng 1 giờ sau, cả 2 nảy sinh ý định đi cướp tài sản để có tiền tiêu xài.
Ngay sau đó, thấy tài xế xe ôm hằng ngày chở mình đi làm là ông Lý Văn Dũng, Duyên và Xuyến liền gọi lại và bảo chở đi tìm nhà bạn. Sau khi chạy đến đoạn đường vắng ở ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, cả 2 yêu cầu ông Dũng dừng lại để đi vệ sinh. Lợi dụng lúc ông Dũng mất cảnh giác, Duyên và Xuyến rút dao đâm nhiều nhát vào nạn nhân. Lúc đó, ông Dũng vùng bỏ chạy, Xuyến đuổi theo vài bước thì dừng lại vì thấy ông gục chết. Trong khi đó, Duyên định lấy xe máy của nạn nhân nhưng do đường quá xấu, người không quen không thể chạy được, cả 2 bỏ trốn. Đến khoảng 2h ngày 6/7/2013, cả 2 về nhà ngoại của Xuyến ngủ rồi sau đó bỏ trốn lên TP HCM.
Đến ngày 18/11/2013, do nghi ngờ Xuyến có bạn mới, Duyên ghen tuông nên mới ra tự thú để... cả 2 được ở bên nhau! Ba ngày sau đó, Xuyến cũng ra đầu thú và thừa nhận đã cùng Duyên giết ông Dũng.
Trước tòa, Xuyến cho rằng lúc đầu, chỉ có ý định đâm vào ngực cho ông Dũng xỉu để lấy tài sản, chứ không giết. Tuy nhiên, do nạn nhân phản kháng nên Duyên mới ra tay sát hại. Chủ tọa phiên tòa hỏi: "Bảo không có ý định giết người thì tại sao mang theo 2 dao?". Xuyến thản nhiên trả lời: "Do đi làm ban đêm, để phòng thân, lúc nào bị cáo và Duyên cũng mang dao theo người".
Suốt phiên xét xử, người thân của bị cáo Phan Thị Kim Xuyến luôn ôm mặt khóc.
Tuổi thơ bất hạnh
Khi gây án, do Duyên mới hơn 13 tuổi nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị đưa vào trường giáo dưỡng. Do vậy, Xuyến là bị cáo duy nhất trong vụ án này.
Ở phần thẩm vấn, không ít người dự khán đã rơi nước mắt khi biết được con đường dẫn đến tội ác của 2 nữ hung thủ này một phần là do hoàn cảnh gia đình. Khi mới 7 tháng tuổi, cha mẹ chia tay, Duyên phải ở với ngoại là bà Phan Thị Tám, nay đã 80 tuổi, và một người dì. Suốt những năm học cấp 1, Duyên luôn đạt thành tích khá, giỏi. Tuy nhiên, đến năm lớp 6, cuộc sống của em rẽ sang hướng khác sau khi bị hiếp dâm. "Từ đứa cháu ngoan hiền, Duyên chuyển sang sống vô kỷ luật và ngang bướng như con trai" - bà Tám bật khóc khi nói về đứa cháu tội nghiệp của mình. Theo bà Tám, trong những ngày bỏ nhà đi, Duyên quen biết và về sống chung với Xuyến như vợ chồng. Từ khi ra đầu thú cho đến ngày ra tòa, mẹ của Duyên cũng không một lần về thăm con.
Cùng cảnh ngộ với Duyên, Xuyến bị cha mẹ bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng. Tuổi thơ của cô bé sống nhờ vào 2 bên nội, ngoại. Xuyến không biết mặt cha mình, chỉ biết ông tên là Vũ, đang thụ án tù. Ngồi nghe HĐXX nêu tội ác dã man mà Xuyến và Duyên gây ra, mẹ và bà nội của Xuyến cứ ôm mặt khóc. Trước giờ nghị án, bà nội của Xuyến quay về phía gia đình bị hại và nói lời xin lỗi. Sau đó, bà nói trong nước mắt: "Vì bị cha mẹ bỏ rơi từ nhỏ nên Xuyến không được giáo dục như những người khác, xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt để cháu tôi được sớm trở về làm người lương thiện".
Nói lời sau cùng, Xuyến tỏ ra ăn năn và hứa sẽ cải tạo tốt để chuộc lại lỗi lầm mà mình đã gây ra.
Sau khi xem xét tất cả các tình tiết giảm nhẹ và căn cứ vào khung hình phạt do pháp luật quy định đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, HĐXX tuyên phạt Xuyến 12 năm tù cho 2 tội danh "giết người" và "cướp tài sản".
Khi Xuyến bị dẫn giải ra xe đưa về trại giam, mẹ cô đã ngã quỵ xuống hàng ghế trong khán phòng. Trong khi đó, bà nội của nữ bị cáo này vội chạy theo với nắm tay cháu mình, đến khi chiếc xe tù lao đi, bà vẫn đứng giữa sân tòa, khóc nghẹn...
Xử lý nhiều cán bộ sai phạm Sau khi vụ án xảy ra, do nghi ngờ Trần Hol, Thạch Mươl, Trần Cua, Trần Văn Đỡ, Khâu Sóc, Thạch Sô Phách và Nguyễn Thị Bé Diễm có liên quan, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng ra quyết định khởi tố vụ án và bắt giam 7 thanh niên này. Đến lúc Xuyến và Duyên thú nhận là hung thủ, 7 thanh niên nói trên mới được trả tự do, sau khoảng 8 tháng bị giam cầm. Liên quan đến vụ án này, 25 cán bộ, chiến sĩ của Công an tỉnh Sóc Trăng đã bị kỷ luật từ kiểm điểm đến giáng chức. Ngoài ra, VKSND Tối cao còn ra quyết định khởi tố 2 điều tra viên của Công an tỉnh Sóc Trăng (một người đã bị bắt tạm giam) về tội "Dùng nhục hình" để ép buộc 6/7 thanh niên nhận tội giết người; một kiểm sát viên của VKSND tỉnh Sóc Trăng cũng bị khởi tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" nhưng được tại ngoại.
Theo Công Tuấn (Người Lao Động)
Thiếu nữ đồng tính giết người chạy xe ôm lĩnh 12 năm tù giam Ngày 19/8, TAND tỉnh Sóc Trăng đã mở phiên xét xử sơ thẩm Phan Thị Kim Xuyến (SN1998, ngụ tại ấp Đầu Giồng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) về tội "giết người" và "cướp tài sản". Đây là vụ án đã khiến 7 thanh niên bị bắt oan sai. Theo cáo trạng, vào khoảng 19h ngày 05/7/2013, Xuyến...