Phải xóa được vấn nạn chạy chọt thì mới có học thật, nhân tài thật
Khi tất cả mọi việc đều “thật”, đều công khai, minh bạch thì sự giả dối muốn len lỏi vào xã hội cũng rất khó.
\
Chữ “thật” cần ở tất cả các ngành
Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu tại tất các quốc gia bởi sản phẩm của giáo dục là con người, là cốt lõi để giải quyết và phát triển tất cả các vấn đề xã hội, đất nước.
Trong quy luật của xã hội bao đời nay, con người được giáo dục tốt về tri thức, nhân phẩm thì xã hội tốt đẹp, phát triển. Ngược lại, giáo dục yếu kém thì sẽ khó có một đất nước phát triển được.
Đó cũng là lý do vì sao, tháng 5 vừa qua, khi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo mục tiêu xuyên suốt của ngành giáo dục phải là “ học thật, thi thật, nhân tài thật”.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Bá Thuyền, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII phân tích, chữ “thật” không chỉ là điều cần phải đạt được của riêng ngành giáo dục mà phải xây dựng được ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có cả công tác nhân sự.
Ai cũng biết để phát triển một quốc gia trở nên hùng mạnh thì bắt buộc phải dựa vào trụ cột chính là giáo dục. Tuy nhiên, nếu chỉ có nỗ lực của ngành giáo dục thì không thể đạt được mục tiêu ấy mà cần có sự tham gia đồng thời của tất cả các ngành.
Ông Thuyền phân tích: “Chúng ta đều biết mọi việc do cán bộ mà ra cả. Cán bộ có trình độ, có tâm với sự nghiệp phát triển đất nước thì họ sẽ nghĩ ra những việc cần thiết có lợi cho nhân dân, cho đất nước và tuyển dụng người thực tài. Ngược lại nếu cán bộ dốt, tâm địa xấu xa thì chẳng những không làm được tốt mà còn gây ra nhiều chuyện khác. Lãnh đạo yếu kém, làm ăn chộp giật cũng sẽ chọn thuộc cấp theo kiểu ấy và cứ như thế những điều xấu lan dần ra.
Suy cho cùng thì các vị trí lãnh đạo phải làm gương trước, phải chọn được người xứng đáng. Người đứng đầu mà chỉ tìm cách lo cho thân mình, lo cho nhóm lợi ích riêng thì sẽ mang lại nhiều hệ lụy”.
Ông Nguyễn Bá Thuyền (Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII). (Ảnh quochoi.vn)
Theo ông Nguyễn Bá Thuyền, con người là chủ thể tạo nên giá trị cốt lõi của đất nước và văn hóa chính là điều làm nên sức mạnh của mọi dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, sự vận động của nền kinh tế thị trường đã khiến con người có những thay đổi về nhận thức, về văn hóa ứng xử và cách làm việc.
“Có lẽ chưa khi nào chữ “thật” lại được đặt ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều như hiện nay. Chúng ta sống với nhau nghi ngờ từ cọng rau mua ngoài chợ cho đến tấm bằng đại học, cái mà vốn được xem sức mạnh tương lai của cả dân tộc.
Video đang HOT
Tôi lấy ví dụ như đối với lĩnh vực giáo dục, là nơi “ươm trồng” tương lai của đất nước, dạy con người ta làm người tốt trước khi trở thành người tài thì vẫn đang chạy đua thành tích, đạt điểm cao, kết quả tốt, được dạy học là để sau này kiếm được nhiều tiền, rạng danh gia tộc, bố mẹ nở mày, nở mặt”, ông Thuyền chia sẻ.
Ông Nguyễn Bá Thuyền kể, ông đã được nghe và biết rất nhiều câu chuyện không “thật” về giáo dục. Kể cả có những câu chuyện giáo viên nước ngoài nhận xét về học sinh Việt Nam ngay trong quá trình học tập và thi cử. Có người còn tham gia một buổi kiểm tra tại một trường đại học nổi tiếng ở Hà Nội. Tại đó, các sinh viên còn rất trẻ, người nào cũng lanh lợi, thế nhưng khi làm bài kiểm tra thì vi phạm nhiều về quy chế thi cử. Không được kể những điều này, đặc biệt là từ người nước ngoài khiến ông không khỏi buồn.
Điều đó cho thấy, ngay trong lĩnh vực giáo dục, cái nôi để hình thành và phát triển nhân cách con người chúng ta đã có những biểu hiện của sự dối trá, vụ lợi.
“Những con người mà ngay cả gốc giáo dục nhân phẩm, ứng xử không ‘thật’ thì không thể trở thành nhân sự tốt trong đội ngũ cán bộ nhà nước, không thể là những người đáng để nhân dân có thể tin tưởng gửi gắm, giao phó trách nhiệm và phát triển đất nước.
Nhân sự yếu, không cố gắng học hỏi, nhân phẩm kém, đạo đức tồi khi đảm nhiệm vị trí nào đó sẽ trở thành quan tham, chạy chức chạy quyền, dùng tiền để có địa vị sau đó lại tận lực vơ vét của cải của nhân dân để ‘bù lỗ’.
Chúng ta đã nhìn thấy rất nhiều trường hợp phải ‘cố’ bằng được mọi giá để nhồi nhét con em, người nhà vào các vị trí cán bộ không phải để lo cho người dân mà để kiếm thật nhiều tiền, để làm rạng danh dòng họ.
Trước đây, giáo dục con người luôn lấy kim chỉ nam là cái thiện để ứng xử trong văn hóa cộng đồng. Thế nhưng, ngày nay, mọi người luôn nghĩ đến bản thân trước khi nghĩ đến đại cục. Như vậy, nếu muốn có một đội ngũ cán bộ tốt, cống hiến hết mình vì sự nghiệp phát triển đất nước thì chữ ‘thật’ phải ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là giáo dục con người”, ông Thuyền cho hay.
Xóa bỏ chữ “chạy” thì sẽ có nhân tài
Theo ông Nguyễn Bá Thuyền, công tác tuyển chọn và đào tạo, sử dụng cán bộ đều có quy trình rất đầy đủ, nhưng phải nói thẳng rằng vẫn có lỗ hổng, cần được truy xét và bịt kín. Chỉ khi nào coi trọng thực tài mà không dựa vào bằng cấp thì khi ấy sẽ tuyển chọn được những người có năng lực thực sự, những người có thực tài sẽ xuất hiện.
Nếu chọn cán bộ mà không coi trọng thực lực, chỉ vì bè cánh, rồi xem trọng lợi ích để chạy cho lọt vào chức vụ thì người giỏi sẽ bị cô lập, thậm chí bị vùi dập và chuyện chảy máu chất xám sẽ còn tiếp tục xảy ra. Đây cũng là vấn đề mà Thủ tướng Phạm Minh Chính từng đề cập gần đây.
Ông Thuyền cho rằng: “Chúng ta phải ‘thật’ từ những người thầy, những người lãnh đạo. Như vậy mới có thể làm gương cho học trò, cho cấp dưới của mình noi theo. Khi tất cả mọi việc đều ‘thật’, đều công khai, minh bạch, rõ ràng thì sự giả dối muốn len lỏi vào xã hội cũng rất khó”.
Trong giáo dục thì chữ “thật” phải được đặt lên làm đầu. Bởi đây là quốc sách, sản phẩm là trí tuệ, là con người. Nếu con người không “thật” thì không thể xây dựng, phát triển được cái gì “thật” và bền vững.
“Ngay cả việc kê khai tài sản của cán bộ hiện nay chúng ta cũng chưa có kiểm chứng, liệu kê khai đó đúng hay không? Vì thế, không chỉ quan mà cả dân, toàn bộ xã hội nên chi tiêu bằng tài khoản, phải có những quy định tài khoản có bao nhiêu tiền thì phải chứng minh ở đâu mà có. Nếu không chứng minh được thì xung công quỹ nhà nước.
Trên thực tế, nhiều người làm quan chuyển tiền cho bố mẹ, con cái thành niên, người thân quản lý tài sản. Do đó, việc quản lý toàn xã hội là điều vô cùng cần thiết.
Không chỉ cán bộ nhà nước mà những doanh nghiệp tư nhân cũng phải chứng minh. Chứ không có câu chuyện doanh nghiệp kinh doanh thì toàn báo lỗ mà ông chủ thì tiền vẫn tăng. Vậy tiền đó ở đâu ra? Là kinh doanh trái ngành, trốn thuế, buôn lậu…?
Chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ thông qua tài khoản toàn xã hội thì mới không thất thoát tiền của của nhân dân, của đất nước vào những việc làm sai trái, vi phạm”, ông Thuyền bày tỏ.
Theo ông Thuyền, một trong những giải pháp để giảm tham nhũng, thì thu nhập của cán bộ công chức, viên chức cũng phải đủ trang trải cho cuộc sống. Họ phải nuôi được con cái, bố mẹ, đảm bảo cuộc sống tối thiểu, thậm chí nhỉnh hơn so với xã hội thì họ mới yên tâm với công việc, cống hiến và phụng sự nhân dân. Khi đã được đảm bảo cuộc sống thì cán bộ không dám tham nhũng, không cần tham nhũng.
“Chúng ta phải xây dựng được lòng tin của nhân dân. Đây mới là nền tảng để phát triển được đất nước. Khi mất niềm tin thì người dân đi đâu cũng phải ‘chạy’ và dần dần hình thành văn hóa ứng xử ‘chạy’ trong đời sống xã hội.
Chúng ta vào trường ‘chạy’ trường, vào lớp ‘chạy’ lớp, ra trường ‘chạy’ việc, làm việc ‘chạy’ chức, vào tù ‘chạy’ tội, có tội ‘chạy’ thành không… Bởi vì mất niềm tin vào sự công bằng, vào chữ ‘thật’ trong mọi vấn đề nên mới tồn tại chữ ‘chạy’ trong xã hội. Mà cái này phải bỏ đi, phải bỏ bằng được thì mới có thể xây dựng được lòng tin ở người dân, xã hội tốt và như thế đất nước mới phát triển”.
Nhà giáo mà dùng bằng giả thì còn ra thể thống gì nữa!
Theo tôi, phải công bố danh tính những người sử dụng bằng giả để tăng tính răn đe vì họ là công chức, viên chức.
Vừa qua, Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh Đắk Lắk) cho biết đã tổ chức kiểm tra, phát hiện 20 trường hợp sử dụng bằng giả và bằng không hợp lệ tại một số trường học, cơ quan ở huyện Cư Kuin. Qua đấu tranh bước đầu, những người liên quan thừa nhận sử dụng bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông giả để nhập học, lấy bằng cao đẳng, đại học, những người vi phạm chủ yếu là giáo viên đang dạy học tại các trường trên địa bàn huyện.
Theo bà Thu: "Hiện tượng sử dụng bằng cấp giả đang gây nhiều bức xúc trong xã hội, đây cũng là một biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống được nêu trong Nghị quyết TW4 (khóa XII). Ảnh: Tùng Dương.
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với nhà giáo Nguyễn Thu Thu - cựu giáo chức tại Hà Nội về vấn đề này. Theo bà Thu: "Hiện tượng sử dụng bằng cấp giả đang gây nhiều bức xúc trong xã hội, đây cũng là một biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống được nêu trong Nghị quyết TW4 (khóa XII).
Đây không phải chuyện mới, nhưng tình trạng này diễn ra càng ngày càng nhiều, cần phải xử lý nghiêm minh nhằm bảo đảm sự công bằng và góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Ngành nào cũng vậy, nhưng đặc biệt là ngành Giáo dục thì càng tối kị với sự gian dối, sự vi phạm đạo đức, bởi thầy cô hơn ai hết là người giáo dục các thế hệ trẻ trở thành những công dân mẫu mực, có tư cách đạo đức tốt.
Người thầy trước hết phải có lương tâm, làm gương cho mọi người nhưng tại sao lại mắc lỗi như vậy, điều đó không thể chấp nhận được. Là người thầy, xã hội có thể cho phép anh nhầm lẫn do chủ quan, nhưng lỗi dối trá thì không thể được. Với những người dùng bằng cấp giả để hợp thức hóa vào học đại học, học trung cấp... vậy vấn đề ở đây là các trường đại học và trung cấp đó quản lý chất lượng sinh viên ra sao?
Theo tôi, đây là "bệnh" mang tính hệ thống, là gian dối, tham nhũng. Dùng bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông giả để vào đại học, trung cấp, như thế là kiến thức phổ thông anh chưa hoàn thành, vậy thì làm sao có thể tiếp nhận trình độ cao hơn. Thực sự về trình độ, nhận thức, tư cách anh không ở cái tầm đó, mà bây giờ anh lại đứng trên bục giảng để dạy học trò, rõ ràng là không được.
Kiến thức của những thầy cô đó là "rởm", dẫn tới đưa ra những kiến thức không hoàn chỉnh, ví dụ: Một giáo viên dạy toán nhưng chưa học hết Trung học phổ thông, mà nay lại dạy những kiến thức đó thì làm sao mà dạy được. Bản thân những thầy cô đó đã giả dối và chấp nhận giả dối, có lỗ hổng về nhân cách thì làm sao đủ tư cách để dạy học trò, làm sao dám mạnh dạn dạy học trò về lòng trung thực. Sản phẩm của những thầy cô này đào tạo ra sẽ là những sản phẩm "rởm", lâu dài sẽ có hại cho đất nước.
Tình trạng sử dụng bằng giả này không phải là những trường hợp đầu tiên mà ngày càng "lan rộng" gây nguy hiểm cho xã hội. Đặc biệt, nguy hại hơn khi vấn nạn này tồn tại trong ngành giáo dục, để cho các giáo viên "dởm" đứng lớp sẽ để lại những hậu quả nặng nề".
Bà Thu nói: "Nguyên nhân có tình trạng dùng bằng giả là do từ hai phía. Một là từ người dùng bằng giả để nộp vào hồ sơ đi làm, đi học. Thứ hai là nơi tiếp nhận những người kia cũng không làm hết trách nhiệm. Đáng buồn là đối tượng sử dụng bằng giả chủ yếu là cán bộ với động cơ vụ lợi, số này càng nhiều thì họ càng gây nguy hiểm cho xã hội.
Một thực trạng đáng buồn khác là tâm lý xã hội hiện "nặng" về chạy theo bằng cấp hơn là để thu nạp kiến thức. Đạo đức xã hội bị ảnh hưởng bởi thương mại hóa. Tình trạng mua bán bằng cấp, sử dụng bằng giả đã khiến đạo đức của nhiều cán bộ xuống cấp.
Hơn nữa, việc xử lý những trường hợp như vậy không nghiêm, chưa mạnh tay với tình trạng giáo viên dùng bằng giả đã và đang tạo điều kiện "căn bệnh" này phát triển. Nhiều trường hợp vi phạm, nhưng bị xử lý nhưng không đủ sức răn đe, có không ít trường hợp chỉ dừng lại ở việc xử lý kỷ luật cảnh cáo, hoặc chuyển công tác cao hơn...Nhưng nói cho cùng, tâm lý trọng bằng cấp không có lỗi nếu được song hành với một cơ chế đánh giá chuẩn mực, phản ánh được năng lực mỗi cá nhân, phản ánh việc học thật, thi thật".
Bà Lê Thị Túy: "Là thầy cô giáo phải mẫu mực, nhưng lại không mẫu mực, vi phạm pháp luật như vậy thì đó là điều không thể chấp nhận". Ảnh: Tùng Dương.
Kiến thức thì không thể mua được
Cũng về vấn đề này, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Lê Thị Túy - Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên đã chia sẻ quan điểm. Theo bà Túy: "Bằng giả thì có thể mua được, nhưng làm sao mua được kiến thức. Thầy cô giáo hay bất cứ ai đi nữa mà mua hay sử dụng bằng giả đều là vi phạm pháp luật.
Là thầy cô giáo phải mẫu mực, nhưng lại không mẫu mực, vi phạm pháp luật như vậy thì đó là điều không thể chấp nhận, cần phải cho ra khỏi ngành và bị xử lý thật nghiêm khắc để làm gương cho những ai còn ý định mua và sử dụng bằng giả. Việc này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng bởi những kiến thức mà các thầy cô này dạy học sinh sẽ là những kiến thức không đầy đủ.
Hơn nữa, những trường đại học, trường trung cấp...nơi nhận những người dùng bằng giả vào học cũng gây nên sự mất công bằng trong tuyển sinh, gây thiệt thòi với những người có học, có phấn đấu thực sự.
Giáo dục là một ngành hết sức quan trọng, một quốc gia có trở nên hùng mạnh hay không là đều nhờ đến giáo dục, vậy mà giờ đây chúng ta lại có những thầy cô như vậy, những người dùng bằng giả, gian dối trong học tập thì thử hỏi còn học trò biết tin vào ai, những thầy cô như vậy còn dạy ai được nữa, đất nước này sẽ đi về đâu?
Hệ lụy xấu của việc này đã "gieo" vào suy nghĩ của lớp trẻ rằng không cần phấn đấu, không cần học tập, chỉ cần có tiền là có tất cả. Điều này thực sự rất nguy hiểm. Một thầy cô giáo mà bản thân không có trình độ phổ thông, nhưng sự giả dối lại "bao trùm" lên tất cả, vậy thì chất lượng con người, chất lượng giáo dục ở đâu?
Việc này không có thước đo nào có thể đo được tác hại đối với xã hội. Qua sự việc này cũng cho thấy, việc đào tạo con người chưa thực sự quan tâm đến chất lượng, trong đó có đạo đức. Theo tôi, phải công bố danh tính những người sử dụng bằng giả để tăng tính răn đe vì họ là công chức, viên chức.
Từ những vụ việc này, khi tuyển dụng, đánh giá năng lực công tác đội ngũ công chức, viên chức, tiêu chí vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở bằng cấp mà không đi liền với nâng cao chất lượng đào tạo, không đổi mới cơ chế tuyển dụng, đánh giá cán bộ, thì khi đó, vẫn sẽ còn tồn tại tình trạng bằng cấp giả".
Tăng cường kết nối Đoàn, Hội thanh niên sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước Chiều 13/3, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến với các tổ chức Hội Sinh viên, Hội Thanh niên sinh viên Việt Nam, Ban Cán sự Đoàn thanh niên ở nước ngoài. Anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam dự, chủ trì hội nghị....