Phải xin lỗi vì bán bánh mì sai… kích thước
Chuỗi nhà hàng bánh mì Subway của Mỹ phải lên tiếng xin lỗi khách hàng khắp thế giới sau khi bị phát hiện một loại bánh mì không đúng với kích thước quảng cáo.
Người đàn ông ở thành phố Perth (Úc), vốn là khách hàng thân thuộc của Subway, đã dùng thước đo các loại bánh mì foot-long, được quảng cáo dài 30,48 cm nhưng lại bị thiếu một vài cm, rồi chụp ảnh và đăng lên trang Facebook của Subway, theo tin tức từ tờ Daily Mail ngày 26.1.
Sau đó, người đàn ông này lập đơn kiện Subway làm giảm chiều dài bánh mì foot-long, lừa đảo khách hàng.
Trước đó, hai người đàn ông ở bang New Jersey (Mỹ) cũng đã kiện Subway gian lận kích thước, cắt giảm 2,54 cm đối với các ổ bánh mì foot-long và đòi bồi thường thiệt hại.
Đối mặt trước các đơn kiện, Subway đưa ra một thông cáo cho rằng kích thước bánh mì có một chút khác biệt do chuỗi nhà hàng này được nhượng quyền khắp thế giới.
Subway bị kiện bán bánh mì không đúng kích thước như quảng cáo. Thay vì dài 12 inch (30,48 cm), khách hàng đo bánh mì foot-long chỉ dài khoảng 11 inch, tức giảm khoảng 2,54 cm – Ảnh: Facebook của Subway
Video đang HOT
Subway đã lên tiếng xin lỗi và cho biết chuỗi nhà hàng nhượng quyền này sẽ áp dụng mọi biện pháp để đảm bảo tất cả sản phẩm bánh mì đúng kích thước như quảng cáo tại tất cả các nhà hàng trên khắp thế giới.
Luật sư Stephen DeNittis ở thành phố Philadelphia (Mỹ) cho biết cách lý giải của Subway là không chấp nhận được, đồng thời đang chuẩn bị đơn kiện chuỗi nhà hàng để trình lên tòa án bang Pennsylvania (Mỹ).
Ông DeNittis đã mua bánh mì foot-long tại 17 nhà hàng nhượng quyền của Subway ở Mỹ để làm chứng cứ bánh mì “ngắn” hơn quảng cáo.
Subway có 38.000 cửa hàng trên toàn thế giới, với trên phân nửa số này là nhượng quyền, và bánh mì foot-long giá 5 USD của Subway luôn được quảng cáo dài 30,48 cm trong suốt năm năm qua.
Theo TNO
Phi vụ làm ăn thất bại của Singapore Airlines
Singapore Airlines sắp sửa trút bỏ "gánh nặng" đeo đẳng hơn chục năm qua, đó là khoản cổ phần khủng tại hãng hàng không giá rẻ của Anh Quốc.
Khi tỷ phú hàng không Anh Quốc Richard Branson bán 49% cổ phần tại Virgin Atlantic Airways cho Singapore Airlines năm 1999, Branson tuyên bố đây là "mối lương duyên đến từ thiên đường". Hai bên kỳ vọng sự hợp tác này sẽ giúp họ hút thêm khách hàng, đem lại cho khách nhiều lựa chọn.
Tuy nhiên, mối quan hệ trên chưa bao giờ "đơm hoa kết trái" như kỳ vọng, trái lại nó sẽ sớm kết thúc trong thời gian tới sau 13 năm tồn tại. Hôm qua, Singapore Airlines tuyên bố họ sẽ bán toàn bộ khoản đầu tư tại Virgin Atlantic. Động thái này sẽ giúp Singapore Airlines trút bỏ thương vụ làm ăn đáng thất vọng nhất của hãng hàng không hàng đầu châu Á.
Singapore Airlines vừa công bố bán 49% cổ phần tại Virgin Atlantic. Ảnh:imagetours.com
Singapore Airlines từng bị chê là đã trả "hớ" (961,1 triệu USD) để mua số cổ phần tại Virgin Atlantic, vốn đang gặp khó khăn thời kỳ đó. Sở hữu khối cổ phần khổng lồ tại hãng hàng không Anh, Singapore Airlines cũng khiến nhiều người thắc mắc vì không làm gì nhiều với nó.
Giới phân tích từng đặt câu hỏi về việc điều gì ngăn cản sự hợp tác sâu rộng hơn giữa Singapore Airlines và Virgin Atlantic. Một số cho rằng do sự khác biệt về thị trường là nguyên nhân chủ yếu. Trong khi Virgin Atlantic chuyên về các chuyến bay vượt Đại Tây Dương, thì Singapore Airlines mạnh về bay đường dài và các chuyến bay trong vùng xuất phát từ Singapore.
Những doanh nhân đã làm thay đổi thế giới (22/09) Tỷ phú Branson lỡ cơ hội làm tiếp viên hàng không (15/01) Màn quảng cáo khỏa thân giá triệu đô (19/08) Người mẫu khỏa thân quảng cáo cho tỷ phú (18/06) Richard Branson - tỷ phú bình dân (01/06)
Singapore Airlines từng hy vọng khoản đầu tư vào Virgin sẽ giúp họ được bay trên chặng huyết mạch London - New York. Tuy nhiên, kế hoạch trên chưa bao giờ thành hiện thực.
Chưa hết, kết quả kinh doanh Virgin Atlantic cũng làm nản lòng nhà đầu tư. Trong 5 năm vừa rồi, Virgin có hai năm lỗ và đều lỗ vượt xa so với doanh thu.
Còn Singapore Airlines cũng không nằm ngoài khó khăn chung của thị trường hàng không thế giới. Giá nhiên liệu tăng cao, lượng khách đi hạng thương gia và hạng nhất sụt giảm khiến lợi nhuận ròng quý vừa rồi của hãng giảm 54%. Họ cũng gặp nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ giá rẻ trong vùng.
Để cắt giảm chi phí, Singapore Airlines vừa lên kế hoạch ngừng tuyến bay tới Los Angeles và thành phố Newark, bang New Jersey vào cuối năm sau, đặt dấu chấm hết cho hai đường bay thương mại dài nhất thế giới.
Hiện có một số hãng hàng không như Delta Air Lines tỏ ra quan tâm đến khoản cổ phần trên. Tuy nhiên, khả năng bán giá cao không nhiều vì thị trường hàng không thế giới vẫn chưa phục hồi sau khủng hoảng tài chính.
Theo đánh giá của giới phân tích, số tiền thu được từ việc bán cổ phần sẽ giúp Singapore Airlines tái đầu tư vào nhiều kế hoạch khác. Hồi tháng 10, hãng đã đặt thêm 25 máy bay Airbus mới, với tổng trị giá 7,5 tỷ USD. Singapore Airlines cũng đang chờ Boeing giao 20 chiếc 787 Dreamliner để phục vụ phân khúc giá rẻ mang tên Scoot của hãng.
Theo VNE
Trúng số 100.000 USD khi làm việc thiện Một người đàn ông trở về quê ở bang New Jersey, Mỹ, để hỗ trợ thiệt hại của cơn bão Sandy và thắng 100.000 USD khi mua xổ số cào ở đây. John Turner, người vừa thắng xổ số 100.000 USD sau khi trở về New Jersey để khắc phục hậu quả do bão Sandy. Ảnh: ABC7 John Turner, 38 tuổi, đi từ...