Phái viên tư vấn cho Thủ tướng làm gì?
Phái viên tư vấn cho Thủ tướng có thể là người được Thủ tướng “linh động” sử dụng khi đã đến tuổi nghỉ hưu. Những người này vẫn được hưởng lương như đang đương chức.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định nghỉ hưu đối với một số cán bộ nguyên là Bộ trưởng, Thứ trưởng các bộ, ngành, hiện là những chuyên gia, phái viên tư vấn…
Cụ thể, tại Quyết định số 188, ký ngày 13.2.2017, Thủ tướng quyết định ông Hoàng Văn Phong, nguyên ủy viên TƯ Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, chuyên gia cao cấp Ban Tuyên giáo Trung ương, phái viên tư vấn cho Thủ tướng về lĩnh vực khoa học và công nghệ, kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1.2.2017.
Ông Hoàng Văn Phong
Về chức danh chuyên gia cao cấp rất quen thuộc, được quy định trong nhiều văn bản của Nhà nước. Thế nhưng, Phái viên tư vấn cho Thủ tướng là chức danh gì, có nhiệm vụ ra sao quả thực không phải ai cũng biết. Khi Dân Việt đưa tin Phái viên tư vấn cho Thủ tướng Hoàng Văn Phong nghỉ hưu, nhiều bạn đọc cũng rất thắc mắc.
Đi tìm câu hỏi này, phóng viên Dân Việt đã trao đổi với ông Thang Văn Phúc – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, chuyên gia về lĩnh vực nội vụ, công chức… Ông Phúc cho biết, theo cách hiểu nôm na thì Phái viên tư vấn là người được Thủ tướng cử đi làm một nhiệm vụ gì đó, ở đây là cử làm tư vấn trong lĩnh vực khoa học- công nghệ.
Khi đã là Phái viên tư vấn cho một lĩnh vực, một dự án nào đó thì không cần phải làm giấy tờ, công văn cử đến làm nhiệm vụ, cứ theo chức danh đó để làm việc. “Dù gì thì đây quả thực vẫn là chức danh mới, ít gặp từ trước đến nay”- ông Thang Văn Phúc nói.
Video đang HOT
Ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng khi chia sẻ với Dân Việt cũng cho biết, rất ít khi nghe nói đến chức danh này. Thời ông công tác trong Chính phủ, từ Bộ trưởng, lên làm Phó Thủ tướng rồi đến bây giờ mới được nghe chức danh Phái viên tư vấn cho Thủ tướng.
Theo ông Khoan, chức danh Phái viên tư vấn không được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Công chức, trong Hiến pháp càng không có… Nếu có thì chỉ có chức danh Đặc phái viên của Thủ tướng. Đây là người giúp Thủ tướng xử lý công việc ở những lĩnh vực cụ thể, như ông Hà Quang Dự là đặc phái viên của Thủ tướng về vấn đề thể dục, thể thao; ông Đồng Sỹ Nguyên là đặc phái viên về đường Hồ Chí Minh; ông Đỗ Trung Tá là đặc phái viên về vấn đề bưu chính viễn thông…
Trở lại chức danh Phái viên tư vấn cho Thủ tướng, ông Vũ Khoan cho rằng, đó có thể là người được Thủ tướng “linh động”sử dụng khi đã đến tuổi nghỉ hưu. Những người này vẫn được hưởng lương như đang đương chức. Ví dụ, với ông Hoàng Văn Phong khi được bổ nhiệm làm Phái viên tư vấn cho Thủ tướng về lĩnh vực khoa học công nghệ vẫn sẽ được hưởng nguyên lương là Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ…
“Mặc dù được sử dụng linh hoạt, nhưng theo tôi nên hạn chế sử dụng chức danh này. Nếu cần có chức danh Phái viên tư vấn cần nghiên cứu, đưa vào luật. Còn quan điểm của tôi là khi đã đến tuối nghỉ hưu thì ra quyết định cho nghỉ hưu. Còn nếu muốn sử dụng như một người tư vấn cho Thủ tướng thì ta thuê họ và trả thù lao cho từng dự án cụ thể”- ông Vũ Khoan nói.
Trước đó, ngày 26.10.2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quyết định ông Hoàng Văn Phong, Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX và khóa X, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, tiếp tục công tác, làm Phái viên Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Ông Hoàng Văn Phong sinh năm 1948, ở Từ Liêm, Hà Nội. Ông xuất thân là một phó giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành vật lý lý thuyết, ông từng giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (5.1997 đến tháng 11.2002). Sau đó ông trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX (2001) và khoá X (2006).
Tháng 8.2002, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Phan Văn Khải về việc thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ trên cơ sở Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, và bổ nhiệm ông vào chức vụ Bộ trưởng. Kể từ ngày 17.9.2010, ông kiêm nhiệm Chủ tịch Ủy ban Vũ trụ Việt Nam theo quyết định số 1720/QĐ -TTg của thủ tướng chính phủ Việt Nam.
Thủ tướng chỉ đạo xử nghiêm việc dùng xe công đi lễ hội
Thủ tướng chỉ đạo giám sát chặt chẽ việc công chức đi lễ hội trong giờ hành chính, cán bộ sử dụng xe công đi lễ hội sau Tết...
"Bất cứ một cán bộ công chức nào mà trong giờ hành chính đi lễ hội; bất cứ cơ quan nào dùng xe công đi lễ hội đều phải xử lý nghiêm. Tôi đề nghị các đồng chí kiểm tra, giám sát; đề nghị báo chí giám sát mạnh mẽ việc này".
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp thường kỳ tháng 1/2017 của Chính phủ, ngày 3/2.
Tình trạng xe công được trưng dụng phục vụ cán bộ, công chức đi du xuân, lễ hội sau Tết khiến dư luận bức xúc.
Theo Thủ tướng, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 dài ngày đã kết thúc, do đó các bộ, ngành, địa phương phải bắt tay ngay vào công việc từ ngày đầu, tháng đầu của năm, không để tồn tại tinh thần "Tháng Giêng là tháng ăn chơi".
Trước đó, trong phần thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2017, các thành viên Chính phủ thống nhất cho rằng, ngay từ những ngày đầu năm 2017, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tập trung và triển khai giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017; ban hành chương trình hành động triển khai thực hiện kế hoạch.
Đồng thời, các cơ quan chức năng đã tăng cường các biện pháp điều hòa cung cầu, bình ổn thị trường, giá cả, chống hàng giả, hàng kém chất lượng đi đôi với việc kiểm tra an toàn thực phẩm, chuẩn bị cho nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh và tiết kiệm.
Chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến trong dịp Tết. Sản xuất nông nghiệp ổn định và không có dịch bệnh xảy ra. Du lịch tiếp tục đà tăng trưởng, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1 đạt trên 1 triệu lượt, dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong dịp Tết. Xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng so với cùng kỳ.
An sinh xã hội được bảo đảm; đã tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người nghèo, thăm hỏi, tặng quà cho người có công, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, người tàn tật,... trong dịp Tết Nguyên đán; công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng; an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 vừa qua nhân dân đón Tết an bình, đầm ấm, vui tươi, lành mạnh; an ninh; an toàn, trật tự xã hội được bảo đảm; hàng hóa phục vụ Tết đầy đủ, giá cả không biến động; các chương trình văn hóa trong dịp Tết phong phú, đa dạng, tạo ra các "món ăn" tinh thần tốt cho nhân dân; công tác chăm lo y tế cho nhân dân được bảo đảm.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra những tồn tại và hạn chế trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, trong đó nổi lên là vi phạm quy định an toàn giao thông còn diễn ra nhiều, số người chết vì tai nạn giao thông còn cao; nạn đua xe trái phép, đốt pháo, cờ bạc, lãng phí vẫn còn xảy ra ở một số địa phương... Các cơ quan cần phải rút kinh nghiệm, khắc phục để tập trung chỉ đạo trong các dịp lễ Tết tiếp theo, bảo đảm cho nhân dân đón Tết ấm cúng hơn, an toàn hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn.
Về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1/2017, Thủ tướng đánh giá, các mặt kinh tế-xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được các bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai, chỉ đạo thực hiện; thu ngân sách nhà nước tháng 1 đạt kết quả đáng mừng; trong 15 ngày đầu tháng 1/2017, thu NSNN ước đạt 18,41 nghìn tỷ đồng, bằng 1,5% dự toán năm;...
Thủ tướng cũng yêu cầu quán triệt, triển khai thực hiện tốt Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc và thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Đinh Dậu 2017. Phải chấn chỉnh ngay các hoạt động làm ảnh hưởng đến đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; những biểu hiện không lành mạnh trong lễ hội; tình trạng sử dụng xe công đi lễ hội, du xuân.
Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội; bảo đảm việc tổ chức lễ hội tiết kiệm, tránh phô trương, lãng phí; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và thực hiện nếp sống văn minh tại các khu du lịch, các lễ hội; kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi tiêu cực tại các lễ hội, các điểm du lịch.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy tăng trưởng; điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; bảo đảm chỉ đạo triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách, cân đối thu-chi, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh trên tất cả các ngành, lĩnh vực ngay từ đầu năm. Quan tâm thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo các điều kiện thuận lợi cho du khách đến Việt Nam, bảo đảm lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cao hơn năm 2016.
(Theo VNECONOMY)
Năm mới và niềm tin vào một Chính phủ hành động, liêm chính Xét về ngữ nghĩa, "liêm" tức là trong sạch, "chính" là thẳng thắn. Biểu hiện rõ ràng nhất của việc liêm chính, kiến tạo và hành động là không tham nhũng, tham ô, không quan liêu hay tham quyền cố vị... Năm cũ Bính Thân 2016 đã chính thức qua đi, để lại trong mỗi người dân nhiều cung bậc cảm xúc khác...