Phải vạch trần sự giả trá của Trung Quốc
Trung Quốc dùng chiêu bài “dân sự hóa quân sự” để đánh lừa cả dư luận trong nước lẫn quốc tế nhằm thực hiện mưu đồ biên vùng biển chủ quyền của Việt Nam thành của mình.
Trước chiêu bài đầy nguy hiểm “dân sự hóa quân sự” mà Trung Quốc (TQ) đang sử dụng để xâm chiếm chủ quyền của Việt Nam trong vụ giàn khoan trái phép Hải Dương 981, nhiều ý kiến cho rằng phải hết sức thận trọng nhưng cũng cần cứng rắn để ngăn chặn sự lấn tới đầy ngang ngược này của TQ.
“Muốn dối trên lừa dưới” ư?
Đại tá Hồ Minh Giáp, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam, chỉ thẳng: TQ đang áp dụng chiêu bài “dân sự hóa” trên biển rất triệt để, với vỏ bọc dân sự nhưng thực chất là có vũ trang. “Với cách này, TQ muốn hợp thức hóa vùng biển chủ quyền của nước khác thành của mình, sẵn sàng tạo ra các va chạm để lu loa lên rằng đây chỉ là tranh chấp dân sự, sự cố “không” mong muốn trên biển như xưa nay họ vẫn tạo dựng”. ông Giáp nói thê và nhìn nhận với luận điệu như vậy họ đánh lừa cả nhân dân của họ và dư luận quốc tế để mặc nhiên hợp lý hóa về mặt pháp lý quốc tế hoạt động dân sự ấy như là việc lam hợp pháp của mình.
Tàu cá TQ không những xâm lấn vùng biển chủ quyền của Việt Nam mà còn hung hăng đâm vào tàu cá Việt Nam. Ảnh: INTERNET
Nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam cho hay chiêu bài dân sự hóa như xâm nhập sâu vào vùng biển Việt Nam đánh bắt, thăm dò, buôn bán hàng lậu… đã bị lực lượng cảnh sát biển lật tẩy và xử lý từ nhiều năm qua. Và nay với cơ hội này, nó lại trỗi dậy khiêu khích hơn, do có lực lượng tàu vũ trang hậu thuẫn. “Trước đây với thiện chí và giáo dục là chính nên các vụ việc này thường lập biên bản rồi thả cho họ về nước. Nhưng lần này họ lại đem ra sử dụng với nhiều mưu mẹo và chiêu bài khác nhau để thực hiện mưu đồ thâm hiểm hơn nên cần phải bình tĩnh nghiên cứu để có phương án xử lý kịp thời, không rơi vào bẫy khiêu khích” – Đại tá Giáp lưu ý.
Từ kinh nghiệm thực tiễn, Đại tá Giáp cho biết: Thời gian tới, tình hình gió mùa trên biển sẽ rất khắc nghiệt, với những tàu thuyền nhỏ dưới 400 tấn khó chịu đựng được sóng to gió lớn ở vùng biển Hoàng Sa. Theo đó, từ bây giờ cần phải có phương án chuẩn bị tàu thuyền 400 tấn trở lên để bịt lối lấn sâu của các tàu cá và các hoạt động thăm dò, khai thác của TQ đang ùa theo chiêu bài này.
Video đang HOT
“Nếu chùn chân, TQ sẽ lấn tới”
Thiếu tướng Phan Khắc Hy, nguyên Phó Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, nhìn nhận: Việc TQ dùng chiêu bài “dân sự hóa quân sự” ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam cho thấy họ đã “bạo phổi” hơn. Nếu không ngăn cản thì TQ sẽ lấn tới nữa. “Chiêu bài dùng các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên, tàu cá tràn vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam ngang nhiên khai thác với sự hậu thuẫn của các lực lượng tàu thuyền lớn có vũ trang cho thấy TQ đang thách thức quốc tế với mưu đồ hợp thức hóa vùng biển chủ quyền của Việt Nam thanh cua minh. Và điều này sẽ khó dừng lại một khi cán cân quân sự thế giới chưa đủ sức lấn át để họ khuất phục” – tướng Hy nói.
Theo tướng Hy, để đối phó với những thủ đoạn kiểu này, ta cần phải tuyên truyền cho ngư dân thấy rõ hành động xâm lấn của TQ để họ ý thức trong việc đấu tranh bảo vệ tuyến đầu vùng biển chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Cả nước cần dồn sức ủng hộ, động viên ngư dân kiên trì bám biển, bám ngư trường truyền thống. “Xác định đây là mặt trận bảo vệ chủ quyền lâu dài nên cần định hướng phát triển số lượng tàu thuyền của ngư dân đủ lớn, thay nhau vươn khơi đánh bắt” – tướng Hy góp ý.
Bên cạnh đó, theo Đại tá Giáp, các lực lượng thực thi pháp luật trên biển cua Việt Nam cũng cần cương quyết xử lý các tàu cá của TQ cố tình xâm nhập sâu vào vùng biển chủ quyền Việt Nam. “Cảnh sát biển phải cương quyết bắt giữ, lập biên bản và tuyên truyền, giác ngộ cho ngư dân họ thấy đây chính là chủ quyền của Việt Nam, họ không có quyền xâm phạm. Chúng ta có chính nghĩa, có đủ lý lẽ, cơ sở để bảo vệ chủ quyền của mình tất yếu sẽ đẩy lùi sự hung hăng, bá quyền của TQ” – Đại tá Giáp nói.
Tướng Phan Khắc Hy cho rằng: “Một khi Việt Nam tỏ rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền của mình, dám đánh đổi hy sinh, khao khát hòa bình thì sẽ làm lay động lương tri của những người yêu chuộng hòa bình thế giới và họ sẽ đồng lòng ủng hộ ta. Nếu chùn một bước chân, mưu đồ bá quyền của TQ càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn, đó là điều xưa nay cha ông ta đã cảnh giác và nhận diện rõ ràng”.
Theo Phong Điền (Pháp Luật TPHCM)
Tình hình biển Đông sáng 12/6: Trung Quốc xây đảo nhân tạo để kiểm soát Biển Đông
Trung Quốc đang có kế hoạch xây các đảo nhân tạo theo kiểu Dubai, với mục tiêu là kiểm soát hoàn toàn vùng biển này.
Tình hình biển Đông sáng 12/06: Tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534 của TQ ở đông đông bắc giàn khoan 18-20 hải lý
Trung Quốc hiện đang chuyên chở vật liệu xây dựng đến vùng Trường Sa để xây lên những đảo mới ở khu vực này.
Ngay từ giữa tháng Năm 2014, ngư dân Philippines đánh bắt cá trong vùng đã báo động về việc Trung Quốc vận chuyển gỗ, xi măng và thép đến đảo Gạc Ma giống như là để xây nhà trên đó.
Ông Eugenio Nito-onon, thị trưởng đảo Kalayaan của Philippines, ngày 28/05/2014 vừa qua cho biết là các đảo này được xây dựng một cách ồ ạt và liên tục.
Theo ông, điều đó có thể dẫn đến việc Trung Quốc kiểm soát toàn bộ Biển Đông.
Các hòn đảo nhân tạo sẽ giúp Trung Quốc khẳng định chủ quyền của họ trên Biển Đông và có thể được phát triển thành các căn cứ quân sự để kiểm soát vùng biển này.
Vào tháng Hai vừa qua, một cổng thông tin của Trung Quốc loan tin là Bắc Kinh đã lên kế hoạch xây một căn cứ quân sự trên đảo Chữ Thập.
Hãng tin Bloomberg trích lời giáo sư khoa học chính trị Richard Javad Heydarian, thuộc Đại học Anteneo de Manila (Philippines), nhận định rằng : "Mục tiêu tối hậu của Trung Quốc là kiểm soát trên thực tế các vùng biển lân cận, biển Tây Thái Bình Dương. Câu hỏi duy nhất là họ làm cách nào để đạt mục tiêu đó và có đạt được hay không".
Xây các đảo nhân tạo mà trên đó sẽ có các phi đạo cũng có thể là tiền đề để Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, giống như họ đã tuyên bố thiết lập trên vùng biển Hoa Đông.
Trung Quốc có thể sẽ sử dụng phi cơ bay trên khu vực này để yểm trợ cho các hạm đội bảo vệ giàn khoan HD-981 ở khu vực Hoàng Sa.
Sau khi báo chí Philippines loan tin về kế hoạch xây đảo nhân tạo trên Biển Đông, ngày 06/06 vừa qua, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã tuyên bố Trung Quôc co chu quyên "không thê tranh cai" đôi vơi quân đao Nam Sa (Trường Sa) va cac vung biên xung quanh, và những gì Trung Quôc làm trên bât cư hon đao va bai biên nao thuộc chủ quyền của Trung Quốc đêu "không liên can gi tơi Philippines".
Nhưng đối với Manila, việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo và các căn cứ quân sự là trái với tinh thần bản Tuyên bố ứng xử giữa các bên trên Biển Đông 2002 ( DOC ), vì tuyên bố này có quy định là bên tranh chấp không được biến các đảo không người ở thành nơi có người ở.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel hôm 11/6 cũng cho rằng những thông tin về các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Biển Đông là "đi quá xa so với việc duy trì nguyên trạng".
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhắc lại rằng mọi hành động cưỡng ép và đe dọa dùng vũ lực đều "không thể chấp nhận được".
Theo Xahoi
Tình hình biển Đông: 18 giờ kinh hoàng trên biển Trên hành trình từ đảo Lý Sơn ra vùng biển Hoàng Sa đánh bắt, tàu QNg 96084 đã gặp nạn. 16 thuyền viên đã đùm bọc nhau để sống sót sau 18 giờ lênh đênh trên biển cả. Tàu QNg 96084 bị cháy được kéo vào bờ sáng 11/6 Đến khi được tàu hải quân HP17 cứu và đưa về cảng Lý Sơn,...