‘Phải tìm biện pháp để đánh thức lương tâm, danh dự của mỗi người trong Đảng’
GS Hoàng Chí Bảo: Nhân dân còn không hài lòng ở cán bộ đảng viên, nhất là những người mắc vào tiêu cực là đạo đức giả.
“Không có trách nhiệm nào lớn hơn là trách nhiệm với cuộc sống của nhân dân. Lấy thước đo phục vụ nhân dân làm chuẩn…”, GS.TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị Hồ Chí Minh nêu quan điểm khi trò chuyện với phóng viên về 50 năm thực hiện di chúc của Bác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trước quần chúng không phải cứ viết lên trán chữ cộng sản là được quần chúng yêu mến, quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, có đạo đức”. (Ảnh tư liệu)
- Vấn đề đạo đức cách mạng luôn là nội dung cốt lõi được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, điều này được thể hiện thế nào trong suốt cuộc đời của Bác, đặc biệt trong cuốn Đạo đức cách mạng ra đời năm 1958, thưa Giáo sư?
Nét nổi bật trong đạo đức cách mạng, Bác chỉ quy vào mấy chuẩn mực là Cần – Kiệm, và 2 nguyên tắc ứng xử là Liêm chính và Chí công vô tư.
Có lẽ trong chủ đề về đạo đức không có một cuốn sách nào Bác viết công phu với dung lượng lớn như cuốn Đạo đức cách mạng của Bác, giờ là cẩm nang, là sách gối đầu giường cho tất cả chúng ta, nhất là trong điều kiện Đảng ta đang nhấn mạnh xây dựng Đảng về đạo đức. Điều chúng ta cần lưu ý là đạo đức cách mạng đối lập với chủ nghĩa cá nhân, chống chủ nghĩa cá nhân suốt đời.
Bác còn nói rõ đạo đức cách mạng là hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, nhiều khi sự nghiệp cách mạng đòi hỏi phải hy sinh quyền lợi cá nhân, đặt lợi ích của Đảng, đất nước, nhân dân lên cao nhất. Từ cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và chúng ta coi đây là một tài sản vô giá để chúng ta, trước hết là đảng viên học tập và noi theo.
- Theo GS, hiện nay đội ngũ cán bộ đảng viên đã thực sự nói và làm như yêu cầu và mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa?
Có thể nói rằng, đa số cán bộ đảng viên chúng ta là tốt, nếu không thì không có được sự nghiệp cách mạng thắng lợi như những năm vừa qua, đặc biệt trong 30 năm đổi mới. Tư tưởng thực hành đạo đức cách mạng vẫn là dòng chủ đạo trong đời sống của Đảng, nhân dân ta những năm qua.
Video đang HOT
Dĩ nhiên mặt tiêu cực cũng rất đáng lo ngại. Một bộ phận không nhỏ đảng viên hư hỏng, suy thoái như Đảng đã thừa nhận công khai, mà cốt lõi là lòng tham, không vượt qua được chủ nghĩa cá nhân, không vượt qua cám dỗ về danh, lợi, gây chia rẽ nội bộ, lợi ích nhóm, bất minh, bất chính nhất là dùng vật chất để tìm kiếm danh vọng bổng lộc. Đấy là điều dằn vặt chúng ta lắm, nếu Bác còn sống sẽ rất đau lòng.
Chúng ta khẳng định cái tốt nhưng không né tránh sự thật, nhìn vào cái xấu đang lộng hành trong xã hội, đó là điều Đảng phải quyết tâm làm trong sạch đội ngũ để lấy lòng tin trong dân.
- Với số lượng không nhỏ đảng viên bị kỷ luật thời gian qua nói lên điều gì về đạo đức của đảng viên, thưa giáo sư?
Nó nói lên sự suy thoái về đạo đức cũng như tư tưởng chính trị, lối sống, những biểu hiện diễn biến, tự chuyển hóa của một bộ phận đảng viên. Nó cho thấy trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu nhưng cũng là trách nhiệm của mỗi đảng viên. Chúng ta làm theo Bác chưa được bao nhiêu, nhất là chưa có sự gương mẫu, thúc đẩy của những người có trọng trách.
Bác từng căn dặn làm sao phải cho dân phục, dân tin, dân yêu, dân bảo vệ thì chế độ mới trường tồn. Trong ảnh: Người dân thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh. (Ảnh: Báo TNVN)
- Qua soi rọi vào cuộc sống hiện nay, theo Giáo sư, còn điều gì người dân chưa hài lòng?
Tôi cho rằng nóng bỏng nhất là tham nhũng. Bác nói tham nhũng là tội ác đối với nhân dân. Nhân dân không hài lòng vì thấy tội ác càng ngày càng trầm trọng. Nhân dân cũng thấy một điều là Đảng đã quyết tâm xử lý tham nhũng, đó là điều tốt, nhưng nhân dân còn đòi hỏi không chỉ xử lý tham nhũng mà còn phải thu hồi được tài sản tham nhũng.
Nhân dân còn không hài lòng ở cán bộ đảng viên, nhất là những người mắc vào tiêu cực là đạo đức giả. Lời nói thì đẹp mà hành vi không tương xứng. Bác nói đó là sự lừa dối. Bác nói nhân dân đóng thuế để chính phủ có tiền trả lương cho cán bộ mà cán bộ lười biếng, vô trách nhiệm không phục vụ nhân dân thì đó là sự lừa gạt nhân dân. Nói không đi đôi với làm khiến dân phẫn nộ, chán nản.
Nhân dân còn không hài lòng nữa là họ thấy ở chỗ này chỗ khác, lúc này lúc khác sự không gương mẫu của cán bộ đảng viên trong lối sống, Đảng còn nói về sự vô cảm, không chỉ trong xã hội mà cả vô cảm trong Đảng. Rõ ràng trong tình hình hiện nay càng phải đẩy mạnh học tập tấm gương đạo đức cách mạng của Bác.
- Theo ông, nguyên nhân sâu xa dẫn tới những hành vi đó là gì?
Thứ nhất, việc giáo dục nhận thức trong Đảng chưa tốt, nhiều khi mới thiên về yêu cầu chính trị mà chưa tính tới yêu cầu đảm bảo đạo đức cho chính trị. Nên việc giáo dục đạo đức trong Đảng chưa đúng tầm, đúng mức, nhất là giáo dục đạo đức cho từng cán bộ đảng viên, đặc biệt người đứng đầu.
Thứ hai là công tác kiểm tra xử lý của chúng ta chưa được thường xuyên, thậm chí chưa mạnh mẽ đúng mức cần thiết. Bao vụ tham nhũng, tiêu cực là do báo chí, dư luận phát hiện chứ đâu phải do nội bộ Đảng phát hiện.
Nhưng nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là con người, từng đảng viên. Luật pháp có đầy đủ thế nào đi nữa, nghị quyết của Đảng có mạnh mẽ thế nào đi nữa nhưng nếu từng người không thấm nhuần, vẫn là người ngoài cuộc thì vẫn không thể chuyển động được. Nên phải tìm biện pháp để đánh thức được lương tâm, danh dự của mỗi người trong Đảng.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản là được quần chúng yêu mến, quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, có đạo đức. Để việc rèn luyện đạo đức cách mạng theo quan điểm Hồ Chí Minh đạt được hiệu quả, thực chất, cần có giải pháp thế nào?
Đây là câu rất thấm thía, Bác muốn thức tỉnh chúng ta là: phải lấy hành động thực tế, lấy tấm gương thực tế để thuyết phục. Đặc biệt Bác căn dặn ta làm sao phải cho dân phục, dân tin, dân yêu, dân bảo vệ thì chế độ mới trường tồn.
Để thực hiện lời căn dặn của Bác hàng loạt giải pháp đặt ra nhưng phải đồng bộ. Đồng bộ giữa giáo dục nhận thức và tuyên truyền, đồng bộ giữa vấn đề sửa đổi chính sách và cơ chế, và nếu không thực sự dựa vào dân cũng không làm được. Phải huy động được sức mạnh của dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng, dựa vào dân để xây dựng chính quyền nhà nước, dựa vào dân xây dựng tổ chức đoàn thể, dựa vào dân để kiểm tra đường lối chính sách đúng hay sai và dựa vào dân để uốn nắn cán bộ.
Phải có sự kiểm soát quyền lực thường xuyên mạnh mẽ, gắn chặt giữa quyền và trách nhiệm, lợi ích với nghĩa vụ và bổn phận. Và không có trách nhiệm nào lớn hơn là trách nhiệm với cuộc sống của nhân dân, trở thành đầy tớ của nhân dân.
Năm 2019 Đảng đưa ra một chủ đề để học tập làm theo Bác: Học tập làm theo Bác về tinh thần phục vụ nhân dân, thái độ trách nhiệm với nhân dân, đề cao dân chủ. Với chủ đề sâu sắc thế, cán bộ đảng viên sẽ học tập Bác thiết thực nhất. Lấy thước đo phục vụ nhân dân, trách nhiệm với nhân dân, lợi ích của nhân dân làm chuẩn.
Xin cảm ơn Giáo sư!
Nguồn: VOV.VN
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Đức Bình từ trần
Trưa nay (31.1), trao đổi vơi Dân Việt, ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết, ông Nguyễn Đức Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị đã từ trần.
Ông Nguyễn Đức Bình (ảnh IT).
Theo Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Nguyễn Đức Bình, sinh năm 1927, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương, nguyên Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đồng chí đã từ trần vào hồi 00h 44 phút, ngày 31. 1.2019 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Ông Nguyễn Đức Bình được Nhà nước Việt Nam công nhận chức danh Giáo sư Triết học vào năm 1984.
Năm 1986, ông được bầu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI.
Năm 1991, là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII.
Tháng 6 năm 1996 ông được tái trúng cử vào Bộ Chính trị khóa VIII, giữ chức Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương kiêm Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Ông nghỉ hưu đầu năm 2008.
Theo Danviet
Làm cái gì cũng phải hiệu quả, "đúng vai, thuộc bài" Sáng 17-1, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tới dự hội nghị. Điểm lại tình hình chung của đất nước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá năm 2018 có nhiều biến động nhưng...