Phải qua bao nhiêu lời hứa ta mới đủ niềm tin yêu?
Có những thứ qua thời gian sẽ chẳng thể nào giữ được dáng vẻ ban đầu của mình, hoặc là dòng đời xô bồ cứ vội vã cuốn đi một điều gì đó nhưng lại để sót lại những giá trị căn nguyên của nó. Phải chăng guồng quay của cuộc sống quá nhanh, khiến đôi khi ta quên trân trọng những điều nhỏ nhặt nhất, quên trau chuốt từng lời ta nói, cẩn thận từng điều ta làm, và quên đi giá trị đích thực của từng lời ta hứa?
Có bao nhiêu người hứa để rồi quên? Và bao nhiêu sự hứa hẹn được tạo ra nhưng rồi người hứa lại tìm mọi kẽ hở để lách qua? Lẽ nào “ lời hứa không có giá trị mãi mãi- giá trị duy nhất của nó là làm yên lòng người nghe vào lúc được thốt ra”?
Lời hứa- nó luôn có những giá trị rất thiêng liêng của riêng mình, nhưng không phải ai cũng ý thức được điều đó, và càng không phải ai cũng hiểu được rằng mình cần làm gì khi những lời hứa đã được nói ra. Cuộc đời quá vội, bởi thế mà những lời hứa trao nhau cũng trở nên thật vội vã.
Có đôi khi suy nghĩ không theo kịp những lời đã nói, để rồi ta không kịp nhận ra mình đã hứa gì. Và lời hứa cứ thế trở thành gánh nặng cho nhau. Lời hứa đôi khi như một chiếc xích dây vô hình. Cho dù ta dùng chiếc dây lời hứa để giữ những hi vọng vào một người nào đó hay để cột chặt lấy mình thì điều đó cũng thật ngột ngạt, bức bối. Và ta lại đứng giữa hai bờ hứa và quên, lại ép mình hi vọng, chờ đợi về một điều nào đó, từ một người nào đó.
Trong cuộc sống thường nhật, người ta không lấy pháp luật làm quy chuẩn, mà hay lấy lời hứa làm thước đo. Vậy phải chăng lời hứa cũng là một dạng luật pháp, để khi một ai đó bội hứa, ta lại lấy những lời đã nói ra để làm chứng cứ, để oán trách, thở than?
Nhưng tại sao lại cần đến một lời hứa?
Có những lời hứa thật ngọt ngào, trở thành một thứ gia vị mới của cuộc sống. Thế nhưng suy cho cùng, dù là lời hứa vô tình thốt ra, hay lời hứa với tràn đầy sự chân thành, thì đó vẫn là một sự cam kết thực hiện đến cùng. Mà nếu là vậy, thì đâu có sự cam kết nào không là ràng buộc, là trách nhiệm? Phải dùng đến lời hứa để ràng buộc nhau, lẽ nào niềm tin ta trao nhau là chưa đủ?
Thường thì, những người trao lời hứa sẽ quên đi, còn người nghe sẽ giữ lời hứa đó lại để mà hi vọng. Có lẽ hứa ra sao, thực hiện lời hứa đó như thế nào lại là một trong những bài học căn bản nhất để trưởng thành. Một người dù đã 18, 25 hay 50 tuổi, nếu như vẫn quên đi những lời đã hứa, thì cũng vẫn chỉ như một đứa trẻ lên 5 đang học cách làm quen với cuộc sống.
Tôi nhớ từng đọc ở đâu đó một câu chuyện rằng, một cô bé 11 tuổi vẫn đòi mẹ mua một con búp bê, dù cho cô bé không còn thích món đồ chơi đó nữa. Nhưng đó là món quà mà mẹ cô hứa sẽ trao tặng khi cô vào lớp một. Cứ tưởng chừng thật là vụn vặt, nhưng câu chuyện đó lại khiến tôi bất giác giật mình. Lời hứa từ khi 6 tuổi, giờ đã qua bảy năm, nhưng niềm hi vọng về lời hứa đó vẫn lớn lên theo cô bé từng ngày, và cô vẫn luôn mong chờ một ngày điều đó thành hiện thực.
Video đang HOT
Có thể với cô gái nhỏ đó, giá trị không nằm ở con búp bê, mà giá trị nằm ở lời người mẹ hứa. Lẽ nào sức mạnh của lời hứa lại lớn đến vậy, khiến người ta luôn ghi sâu, rồi mong đợi dù điều đó không còn giá trị? Có lẽ vậy, chỉ nên hứa khi đã trả về cho nó những giá trị ban đầu. Bởi những khi như thế, ta mới có thể trưởng thành, và những tin yêu mới thực sự ý nghĩa.
Nhưng dẫu vậy, hãy chỉ tin vào những lời đã hứa để ta biết hi vọng, biết tin yêu, chứ đừng vin vào đó để làm cái cớ buộc tội người khác. Bởi những điều họ mất nếu quên đi lời đã hứa sẽ còn nhiều hơn ta: ta mất đi một lời hứa, nhưng họ lại mất đi một cơ hội để trưởng thành. Lời hứa chỉ có giá trị thực sự khi cả hai cùng muốn nhớ, và dấu chấm chưa được đặt sau bất cứ mối quan hệ nào.
Có lẽ cũng có một chút tàn nhẫn, nhưng vẫn phải thừa nhận rằng, dù là lời hứa mãi mãi, cũng chẳng bao giờ đi được đến điểm tận cùng. Có bao nhiêu người vẫn chờ đợi một lời hứa dù người còn lại đã quên? Bao nhiêu người mòn mỏi trách móc vì vẫn nhớ những lời hứa đã không còn giá trị? Và có bao nhiêu người đi gieo những hi vọng không thành?
Phải đi qua hết nỗi đau, phải tự cảm nhận sự giằng xé khi lời hứa xưa cũ nay không còn, phải một lần trở thành một kẻ bội tín ta mới biết được rằng, đằng sau những lời đã hứa, dù to tát hay bé nhỏ, dù được trao nhau như thế nào, dù còn nhớ hay đã quên thì vẫn cứ luôn là một trách nhiệm nặng nề. Đâu ai biết trước được rằng sau những lời hứa, những gì ta để lại cho một ai đó là một kỷ niệm ngọt ngào hay những vết sẹo trong tim?
Có lẽ không chỉ riêng tôi, mà còn nhiều người nữa cũng muốn hỏi: hứa để làm gì? Để cho ta an lòng, cho những hoài nghi trong lòng người tan biến, hay lời hứa đã trở thành thói quen, trở thành một câu đùa cửa miệng? Không phải điểm kết thúc nào của lời hứa cũng là sự phản bội hay lãng quên của một người. Thế nhưng, tại sao ta phải cần đến một lời hứa mới có thể tin? Hay là vì trong lòng ta vẫn còn nhiều nghi ngại? Nếu thực sự cảm thấy yên lòng, sao lại cần hứa hẹn, để rồi ta lại hi vọng về nó, rồi lại đau khổ nếu lỡ một ngày, người đó quay lưng bỏ đi? Có phải ta đã sống quá gấp gáp không, khi phải cần đến ngôn ngữ mới có thể khiến ta chậm lại, để ta vững lại niềm tin?
Qua biết bao lâu rồi cái thời chỉ cần nhìn vào mắt nhau ta hiểu đó chính là một lời hứa? Và đã bao lâu rồi ta có thể cảm nhận sự cam kết của một người qua từng hành động? Là vì ta lười cảm giác, hay là vì ta chưa đủ hiểu nhau? Phải làm sao để quay về ngày đó, khi ta hứa và cảm nhận lời hứa bằng chính con tim?
Hãy cứ hứa đi, vì dù thế nào lời hứa vẫn luôn có những giá trị của nó. Nhưng hãy chỉ nên hứa khi hiểu ta đã hứa gì và sẽ có thể chắc rằng sẽ không bao giờ bỏ đi khi lời hứa chưa thành hiện thực. Và cũng hãy cứ tin vào những lời ai đó hứa, nếu như ta biết dùng lời hứa đó để nuôi lớn bản thân, chứ không dùng nó để quy trách nhiệm. Và dù lời hứa có đến từ ai, thì cũng đừng giữ lời hứa đó bằng sự cả tin của con tim, mà còn phải biết tin bằng sự tỉnh táo của lý trí. Nhưng nếu bạn không thể hoàn thành, thì cũng xin đừng cố ở lại và thực hiện lời hứa, vì điều đó càng khiến lòng người đau hơn.
Đừng cố ở bên một ai đó chỉ vì một lời đã hứa. Bởi cao hơn lời hứa, thứ người ta cần là sự yêu thương. Chỉ có sự sánh đôi giữa thương yêu và trách nhiệm mới có đủ tư cách để đền đáp lại những tin yêu và hi vọng.
Cảm nhận đi, cả những lời hứa mãi không là sự thực, cả những lời hứa xuất phát từ trái tim để hiểu hết những điều kỳ diệu của nó- để biết tin, biết yêu, biết hi vọng, biết sống có trách nhiệm một cách trọn vẹn hơn. Và hãy học cả cách bao dung cho những lời hứa không thành. Để mang lời hứa trả về đúng với những giá trị thiêng liêng ban đầu của nó. Để biết tin và biết hứa bằng chính lòng thành. Để khi đó ta không còn phải loay hoay tự hỏi mình rằng: phải qua bao nhiêu lời hứa, ta mới đủ tin yêu?
Theo Guu
Cám ơn đã hầu hạ chồng chị trên giường đây là lương trả em
Cô ả tái mặt vội vã mặc lại váy rồi bỏ đi. Tôi quay lại nhìn chồng và gào lên: "Tôi trả tiền rồi, anh mau mặc quần áo rồi về, chờ đơn ly hôn từ tôi".
Năm nay tôi đã 29 tuổi và có một bé gái 5 tuổi. Tôi là nhân viên bán hàng của một cửa hàng thời trang thủ công. Còn chồng tôi làm trưởng phòng của một công ty chuyên về đồ nội thất, anh đẹp trai, nụ cười lúm đồng tiền dễ thương, dáng vẻ cao ráo lịch sự. Vì thế mà đi đâu anh cũng được phái nữ để mắt tới.
Chúng tôi kết hôn sau 6 tháng yêu nhau, bởi tình yêu lúc đó quá nồng nhiệt. Sau khi kết hôn, hai vợ chồng sống riêng trong một căn hộ. Cuộc sống không có nhiều lo toan chuyện cơm áo gạo tiền. Nhưng dường như anh không như những gì tôi từng biết. Anh chẳng mặn mà với cuộc sống gia đình cũng không quan tâm tôi như ngày trước. Tôi tự an ủi có lẽ giờ đã là vợ chồng nên anh ngại thể hiện hay do công việc quá áp lực. Tôi hi vọng khi có con anh sẽ khác, anh sẽ là một người chồng chung thủy, một người cha mẫu mực.
Vậy mà tính phong lưu bay bướm của anh không thể bỏ được. Hồi tháng 7, anh và cô kế toán trong công ty giở trò "mèo mả gà đồng". Thật ra tôi cũng không hề biết nếu không nhờ người anh họ cùng làm công ty gọi điện nói chuyện. Anh họ nói với tôi là cứ trưa nào chồng tôi và cô H (tên cô kế toán) cũng đi đâu đến mấy tiếng đồng hồ. Lúc đầu, tôi mạnh miệng bênh vực vì thật ra tôi rất tin chồng mình. Nhưng sau đó anh họ lại nói không phải một lần mà việc cứ liên tục diễn ra.
Nửa tin nửa ngờ tôi nhờ anh họ đi theo quan sát thử. Anh thấy chồng tôi và cô H vào nhà nghỉ. Tôi nghe mà ruột gan nóng bừng. Tôi muốn bắt tại trận rồi cho cả hai người ê mặt. Nhưng nghĩ lại nếu làm to chuyện thì chồng mình còn mặt mũi nào gặp các đối tác, rồi còn uy tín đâu mà quản lí nhân viên.
(Ảnh minh họa)
"Chị cảm ơn em, lương kế toán của em chắc chồng chị đã trả. Còn đây là lương em hầu hạ chồng chị trên giường, 500 ngàn có đủ không?".
Trưa hôm sau, tôi đi cùng anh họ, tôi nhờ người chụp ảnh của hai người sau đó tôi hẹn gặp riêng cô H vào ngày hôm sau. Mới đầu cô ta chối quanh, nhưng khi tôi ném xấp hình ra thì cô ta không còn gì để nói. Tôi đưa cô ta 500 ngàn đồng và nói: "Chị cảm ơn em, lương kế toán của em chắc chồng chị đã trả. Còn đây là lương chị trả em đã hầu hạ chồng chị trên giường, 500 ngàn có đủ không?". Cô ta xấu hổ không nói gì, cũng không dám ngước mắt lên nhìn tôi. Tôi dúi tiền vào tay cô ta rồi bảo: "Em cũng nên giữ lại chút lòng tự trọng đi". Tôi bỏ đi trước, còn cô ta vẫn ngồi bần thần ở đó.
Sau đó vài hôm thì cô H nghỉ việc. Việc này tôi im lặng không nói, nhưng có lẽ chồng tôi cũng biết chuyện. Anh có vẻ ăn năn, quan tâm vợ con nhiều hơn. Lòng tôi cứ nghĩ rằng anh sẽ không bao giờ phản bội tôi nữa.
Vậy mà chỉ ba tháng sau, anh lại ngoại tình, phản bội lòng tin và tình yêu của tôi. Chiều đó tôi vào một khách sạn để giao đồ cho hai vị khách du lịch đã đặt mua, dự định giao xong đồ thì về đón con. Khi tôi đang đợi ở quầy cà phê, nằm bên trái sảnh của khách sạn, thì thấy anh và một cô gái trẻ khoác tay nhau cười nói thân mật đi từ quầy lễ tân vào thang máy.
Tôi lấy điện thoại gọi cho anh, tôi hỏi anh ở đâu, có thể về sớm để đón con không? Anh trả lời đang ở công ty giải quyết chuyện quan trọng không về được. Lòng tôi nóng như lửa đốt.
Tôi lại quầy lễ tân hỏi số phòng 2 vị khách vừa lên. Cô lễ tân nói đây là thông tin mật, khách sạn không được phép tiết lộ. Tôi liền gào lên rằng trong đó có một người là chồng của tôi, nếu cô không muốn to chuyện thì mau nói số phòng. Cô lễ tân thấy tôi điên cuồng quá nên đành trả lời. Rồi không đợi tháng máy đi xuống, tôi chạy thang bộ lên lầu. Đứng trước cửa phòng lòng tôi vô cùng tức giận nhưng cũng vô cùng hoang mang.
Chồng tôi trên người chỉ quấn mỗi chiếc khăn tắm, đang nằm trên giường.
Tôi gõ cửa và nói là lễ tân của khách sạn mang quà cho khách. Cửa vừa mở, tôi đẩy vào ngay. Chồng tôi trên người chỉ quấn mỗi chiếc khăn tắm, đang nằm trên giường. Còn cô gái với bộ áo ngủ mỏng tang đang đứng bối rối ngay cửa. Thấy tôi, anh có vẻ luống cuống, vội vã đứng lên tìm quần áo để mặc. Tôi quay lại tát ngay cô ả nhân tình một cái, rồi móc ví, ném một xấp tiền lẻ vào mặt cô ta. Tôi nói: "Tiền của cô đây, cút ngay cho tôi". Cô ả tái mặt vội vã mặc lại váy rồi bỏ đi. Tôi quay lại nhìn chồng và gào lên: "Tôi trả tiền rồi, anh mau mặc quần áo rồi về, chờ đơn ly hôn từ tôi".
Tôi bỏ mặc chồng ngẩn người ở đó mà chạy về, quên cả mấy bộ quần áo đem cho khách gửi ở quầy cà phê. Tôi khóc đến nghẹn cả lời, thất thểu bước vào nhà rồi xếp quần áo vào valy và quyết định rời khỏi căn nhà này. Tôi đến trường mầm non, đón con về nhà mẹ đẻ và tự hứa với lòng không được tha thứ hay nghe lời dỗ ngọt của anh lần nào nữa.
Tôi đã khóc suốt quãng đường trở về nhà mẹ đẻ. Sao chồng tôi có thể ngoại tình hết lần này tới lần khác như vậy? Con gái thấy mẹ buồn cũng không dám hỏi điều gì. Ly hôn có phải là lựa chọn tốt nhất của tôi hay không? Cuộc sống sau ly hôn sẽ như thế nào đây? Tôi chưa dám tưởng tượng đến nhưng tôi chỉ muốn thoát khỏi anh ngay lúc này mà thôi. Mong mọi người động viên và tư vấn cho tôi để tôi có thêm sức mạnh quyết định chuyện quan trọng này.
Theo Tapchiphunu
Chỉ 1 phút quay lưng, đã có thể lạc nhau mãi mãi... "Suy cho cùng, &'chân thành' cũng chỉ mang tính chất tương đối. Khoảnh khắc một ai đó yêu thương bạn rất thật lòng, có thể họ rất thành tâm. Nhưng thành tâm đó chỉ mãi mãi thuộc về giây phút đó. Nên bạn đừng hy vọng chân thành sẽ lặp lại hay tồn tại mãi mãi, cũng đừng thất vọng nếu chân thành...