Phải nâng cao số lượng doanh nghiệp lên gấp 3-4 lần hiện tại
Chiều 15/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đã tiếp bà Anabel Gonzales, Giám đốc cao cấp Khối Cạnh tranh và Thương mại, Ngân hàng Thế giới (WB) và Giám đốc WB tại Việt Nam bà V. Kwakwa.
Tại buổi làm việc, ông Vương Đình Huệ đã gửi lời cảm ơn chân thành tới WB và cá nhân bà V.Kwakwa đã thực hiện nhiều hỗ trợ cho Việt Nam, cùng tham gia và tài trợ các hoạt động tại Việt Nam.
Ông Huệ cho hay, Đại hội Đảng mới đây của Việt Nam đã thông qua nhiều mục tiêu và các nhiệm vụ tổng quát. Trong đó có 6 nhiệm vụ trung tâm: chú trọng đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu đồng bộ, tổng thể nền kinh tế, hết sức coi trọng các lĩnh vực như nông nghiệp, đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng; xử lý và đảm bảo an toàn nợ công…
Việt Nam cũng sẽ đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả của nền kinh tế.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ tiếp bà Anabel Gonzales, Giám đốc cao cấp Khối Cạnh tranh và Thương mại, Ngân hàng Thế giới.
“Mục tiêu của chúng tôi là phát triển nhanh, bền vững. Việt Nam cũng khẳng định tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. và sẽ chú trọng hơn vào việc đổi mới, sáng tạo. Có chính sách, giải pháp tạo ra làn sóng đầu tư mới” – ông Huệ cho hay.
Coi nguồn lực trong nước là nội lực đồng thời khai thác tối đa hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, ông Huệ đề nghị đề nghị WB và các đối tác tiếp tục dành cho Việt Nam tiếp tục hỗ trợ đầu tư nguồn vốn ODA trong thời gian tới, giúp khai thông các loại thị trường đặc biệt là thị trường vốn.
“Chúng tôi cũng cần vốn đối ứng trong giải phóng mặt bằng các dự án. Rõ ràng trong thời gian tới, Việt Nam vẫn cần nguồn lực tài chính rất lớn để phát triển, tận dụng tối đa cả nguồn ngân sách và xã hội để phân bổ sao cho hiệu quả nhất”- ông Huệ chia sẻ.
Video đang HOT
Ngoài ra, theo ông Huệ, các doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực đầu tư của họ là rủi ro và không thể dựa vào ngân hàng mà dựa vào các quỹ đầu tư mạo hiểm. Việt Nam mong muốn trong thời gian ngắn sẽ tăng gấp 3-4 lần số lượng doanh nghiệp hiện tại với khoảng 2 triệu doanh nghiệp và nhiều hơn nữa.
Ủy viên Bộ Chính trị Vương Đình Huệ: Phải nâng cao số lượng doanh nghiệp lên gấp 3-4 lần hiện tại.
“Đây sẽ tạo thành làn sóng đầu tư mới ở Việt Nam, trên cơ sở dựa vào hiệu ứng của việc ký kết các hiệp định thương mại mới đây và các luật hiện hành đã sửa đổi. Chúng tôi mong được WB hỗ trợ, tư vấn về vấn đề này” – ông Huệ cho biết.
Ngoài ra, một lĩnh vực nữa mà ông Huệ mong mỏi sự hỗ trợ của WB đó là việc chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý, quản trị của các doanh nghiệp FDI với khu vực kinh tế trong nước, để khắc phục sự lệch pha giữa hai khối này….
Tại buổi làm việc, bà Gonzales cho hay, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra đường lối phù hợp và những điểm mà Trưởng ban Kinh tế Trung ương nêu ra là những vấn đề vô cùng mấu chốt. “Việt Nam đã là điểm đến an toàn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài và việc này sẽ góp phần lan tỏa, tác động sâu hơn với khối doanh nghiệp trong nước. Chúng tôi sẽ bàn sâu hơn và tư vấn cho Chính phủ Việt Nam đồng thời sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm tại các quốc gia khác” – Bà Gonzales cho biết.
Trước khi kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam vào tháng 6 tới, tại cuộc họp bà V.Kwakwa cũng cho hay, dù ở cương vị nào, bà cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho Việt Nam với sự hỗ trợ, hợp tác cao nhất.
Theo Tổ Quốc
Giám sát vật tư nông nghiệp: Triển khai quyết liệt, tránh ôm đồm
"Để chương trình phối hợp giám sát vật tư nông nghiệp đạt hiệu quả cao, thời gian tới Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) và các bộ ngành cần phối hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ và bài bản hơn nữa. Cần chọn những việc mang tính đột phá, triển khai làm quyết liệt, tránh ôm đồm nhiều việc một lúc để rồi thực hiện không hiệu quả".
Ngày 9.3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị sơ kết Chương trình phối hợp giám sát thực hiện pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp (VTNN) năm 2015. Ông Nguyễn Thiện Nhân- Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN); ông Lại Xuân Môn- Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực BCH T.Ư Hội NDVN cùng dự và chủ trì hội nghị.
Ông Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị sơ kết Chương trình phối hợp giám sát về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp năm 2015. Ảnh: Thu Hà
Phát hiện, xử lý gần 900 vụ vi phạm
Trình bày dự thảo báo cáo, ông Lều Vũ Điều- Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình phối hợp cho biết: Đến nay đã có 58 tỉnh, thành phố đã ký chương trình phối hợp. Năm 2015, Ban chỉ đạo đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.
Thông qua các hoạt động phối hợp tuyên truyền, tập huấn; tổ chức các đoàn giám sát, bước đầu tạo sự chuyển biến về nhận thức của người dân, nhất là đối với ND và sự quan tâm của các cấp, các ngành, dư luận xã hội về hoạt động giám sát của MTTQ và Hội NDVN. Năm 2015, nhiều vụ việc vi phạm pháp luật về lĩnh vực VTNN đã được phát hiện và các cơ quan chức năng xem xét, xử lý. Lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 3.091 vụ, phát hiện, xử lý 878 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 10,6 tỷ đồng; thu giữ hơn 276 tấn VTNN các loại, trị giá tang vật tịch thu ước tính gần 39,7 tỷ đồng. Qua kiểm tra, giám sát nhận thức của các cơ sở, hộ kinh doanh VTNN, và người sử dụng cơ bản đã được nâng lên.
"Có được kết quả trên là do có sự tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước về VTNN. Đồng thời, nhờ sự tham gia giám sát, phát hiện của quần chúng nhân dân, nhất là người sử dụng VTNN đã phản ánh, tố giác, cung cấp thông tin về các hành vi, dấu hiệu vi phạm để các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc xem xét, xử lý" - ông Điều khẳng định.
Nâng cao năng lực giám sát cho nông dân
Theo Phó Chủ tịch Lều Vũ Điều, ND là lực lượng giám sát chủ yếu, là chủ thể giám sát, đồng thời cũng là đối tượng giám sát việc sử dụng VTNN. Cần phải tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn để nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ cơ sở và hội viên ND để họ giám sát, phát hiện các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn cho rằng, phối hợp trong giám sát VTNN là nhiệm vụ mới và khó khăn nhưng trong năm qua Hội ND các cấp đã tích cực thực hiện chương trình này và coi đây là việc quan trọng, cần quyết liệt thực hiện. "Để chương trình phối hợp giám sát đạt hiệu quả cao, thời gian tới Hội ND và các bộ ngành cần phối hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ hơn nữa và cần chọn những việc mang tính đột phá, triển khai làm quyết liệt, tránh ôm đồm nhiều việc một lúc để rồi thực hiện không hiệu quả"- ông LạiXuân Môn nói.
Chủ tịch MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, năm 2016 các bộ ngành cần tiếp tục phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, hội viên ND và người dân về giám sát việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực VTNN. Hội ND cần vận động và giám sát ND sản xuất an toàn. "Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề khá nhức nhối hiện nay. Năm 2016, các bộ ngành cần tập trung phối hợp kiểm tra, giám sát sản xuất đầu vào gắn với an toàn thực phẩm"- ông Nhân chỉ đạo.
Hội Nông dân phối hợp với Sở NNPTNT các tỉnh, thành phố tổ chức 216 lớp tập huấn về giám sát việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp cho cán bộ hội ở các cấp. Hội Nông dân các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức 186 cuộc giám sát tại địa bàn một số huyện, xã về việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh VTNN.
Cần quy rõ trách nhiệm từng bộ ngành
Để việc kiểm tra giám sát có hiệu quả cần giám sát độc lập, tránh chồng chéo. Tôi đề nghị nhà nước ban hành các văn bản pháp luật quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, UBND các cấp phối hợp với Hội ND, Mặt trận Tổ quốc giám sát việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực VTNN và sản xuất nông sản an toàn vệ sinh thực phẩm. Thời gian tới, Bộ NNPTNT chọn 2 loại vật tư liên quan đến an toàn thực phẩm là thuốc bảo vệ thực vật và chất kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để chú trọng giám sát. Ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NNPTNT
Gặp khó trong lấy mẫu kiểm tra
Năm 2015, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra được 3.091 vụ, tăng hơn 3% so với năm 2014, phát hiện, xử lý 878 vụ vi phạm, tăng hơn 11 % so với năm 2014. Tuy nhiên, lực lượng quản lý thị trường gặp khó khăn về kinh phí lấy mẫu kiểm định chất lượng vật tư. Đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành Thông tư hướng dẫn về kinh phí cho hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Ông Nguyễn Tiến Đạt - Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương
Đức Thịnh (ghi)
Theo Danviet
Truy tặng, phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Dưới sự chủ trì của Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, hôm qua 9-3, tại Hà Nội, Bộ Công an đã trang trọng tổ chức lễ tuyên dương danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" (AHLLVTND) cho 6 cá nhân thuộc lực lượng CAND đã có thành tích đặc biệt xuất...