Phải nắm chắc tình hình, tâm tư của nhân dân
Ngày 14-10, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương phối hợp với Học việnChính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học 70 năm tác phẩm Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: TTXVN
Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tham dự hội thảo còn có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao…
Ngày 15-10-1949, tác phẩm Dân vận của Bác đã đăng trên báo Sự Thật với bút danh XYZ. Thời điểm đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đất nước ta đã trải qua 4 năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp và đang chuẩn bị bước vào giai đoạn quan trọng của cuộc kháng chiến. Việc nhấn mạnh, coi trọng quan hệ giữa Đảng với nhân dân, huy động sức mạnh của nhân dân cho cuộc kháng chiến là nhiệm vụ quan trọng của Đảng trong giai đoạn này. Tác phẩm Dân vận của Bác có 4 nội dung lớn: Nước ta là nước dân chủ. Dân vận là gì? Ai phụ trách dân vận? Dân vận phải thế nào? Có thể nói, tác phẩm Dân vận là “Cương lĩnh Dân vận” của Đảng, thể hiện tư tưởng tin dân, trọng dân, coi trọng sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, tiếp nối truyền thống của cha ông ta về vai trò của nhân dân “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Trương Thị Mai cho biết, thực tiễn 70 năm qua cho thấy, để có được niềm tin của nhân dân, mọi quyết định của Đảng phải xuất phát từ cuộc sống của nhân dân, đặt lợi ích hợp pháp, chính đáng, đời sống của người dân là mối quan tâm hàng đầu. Các chính sách được ban hành không chỉ hợp lòng dân mà còn phải vận động, tuyên truyền để tạo đồng thuận, phát huy vai trò làm chủ, động viên nhân dân tham gia, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. “Công tác vận động các tầng lớp nhân dân không thể tách rời công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác cán bộ và nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu; đồng thời, quan tâm hoàn thiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát” phù hợp thực tiễn”, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh.
Để tiếp tục phát huy giá trị lý luận, thực tiễn tác phẩm Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác dân vận thời gian tới, đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức công tác dân vận theo hướng thiết thực, lấy cuộc sống và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân là trọng tâm. Bên cạnh đó, phải triệt để đổi mới công tác tuyên truyền, giải thích, thuyết phục bằng nhiều hình thức để nhân dân hiểu về tình hình đất nước, tin vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thấy rõ lợi ích các dự án, công trình kinh tế – xã hội đem lại cho dân, cho nước, không để các thế lực thù địch gây nhiễu loạn tư tưởng nhân dân, chống phá, tạo bất ổn xã hội. “Phải nắm chắc tình hình, tâm tư của nhân dân một cách khoa học, công khai, minh bạch, lý giải rõ ràng, thấu tình, đạt lý trước khi triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, xây dựng các dự án, công trình kinh tế – xã hội trên địa bàn. Cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu trong cuộc sống và mọi hoạt động của mình. “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, phải trọng dân, chân thành với dân, gần dân, sát dân, vui buồn cùng dân, có trách nhiệm với dân, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên hết, không chủ nghĩa cá nhân”, đồng chí Trần Quốc Vượng nhấn mạnh.
Để tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng, đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị tập trung khắc phục, giải quyết dứt điểm, triệt để những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm; cần quy định rõ trách nhiệm thực hiện công tác dân vận của các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, cán bộ, đảng viên; hàng năm tiến hành kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác dân vận của tập thể cấp ủy, đảng viên; tiếp tục nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dân vận…
Tại đầu cầu TPHCM, tham dự có các đồng chí: Đỗ Văn Phớn, Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương; Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Hữu Hiệp, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy TPHCM; Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch UBMTTQ TPHCM; đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, quận huyện ủy và Đảng ủy cấp trên cơ sở.
Video đang HOT
Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM và Chủ tịch UBMTTQ TPHCM Tô Thị Bích Châu gửi đến ban tổ chức hội thảo tham luận về giá trị tác phẩm Dân vận của Bác Hồ gắn với công tác dân vận của chính quyền TPHCM và vận dụng tư tưởng về công tác dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài báo Dân vận trong nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo hiện nay trên địa bàn TPHCM.
Sau khi Ban tổ chức hội thảo công bố quyết định công nhận và trao giải thưởng tác phẩm được chọn vào chung khảo Giải báo chí viết về tấm gương “Dân vận khéo” (giai đoạn 2017-2020) năm 2019, đồng chí Đỗ Văn Phớn và Võ Thị Dung trao giải thưởng cho tác giả Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin TPHCM, với tác phẩm Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, tấm lòng nhân hậu vì nạn nhân chất độc da cam, đăng trên Tạp chí Da Cam Việt Nam và nhóm tác giả Đức Mạnh, Thái Hiền, Ngọc Bảo, Quốc Thắng của Đài Truyền hình TPHCM với tác phẩm Hiến đất mở hẻm.
TRẦN LƯU – HOÀI NAM
Theo SGGP
Học Bác, chọn cán bộ tránh cục bộ, dễ dãi
Phải tránh xa, loại trừ những biểu hiện "tư duy nhiệm kỳ", "cục bộ", "thân quen", "nể nang, dễ dãi" khi lựa chọn nhân sự cấp ủy cho nhiệm kỳ mới.
Sáng 20-8, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức hội nghị toàn quốc sơ kết ba năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cho biết: Sau ba năm thực hiện Chỉ thị 05, các cấp ủy, tổ chức Đảng đã nghiêm túc chủ động, sáng tạo với nhiều cách làm phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị. Nhiều cấp ủy đã lựa chọn nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, từng bước cải cách hành chính, giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài, tạo sự tin tưởng, phấn khởi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt làm được, ông Trần Quốc Vượng cũng điểm lại những mặt tồn tại, hạn chế như một số cấp ủy, đơn vị chỉ đạo thiếu sâu sát, chưa thực sự chủ động trong việc lựa chọn nội dung trọng tâm để quyết liệt thực hiện. "Những vấn đề nổi cộm chưa được quan tâm đúng mức, còn lúng túng, thiếu quyết liệt trong tổ chức thực hiện. Triển khai việc thực hiện chuyên đề hằng năm ở một số địa phương, đơn vị còn hình thức, đơn điệu, chưa phù hợp, chưa hấp dẫn với các đối tượng, chưa tạo được phong trào hành động sâu rộng, thiết thực..." - ông Vượng nói.
Đặc biệt, ông Vượng cho rằng vẫn còn một bộ phận đảng viên có biểu hiện thiếu quyết tâm, chưa thực sự gương mẫu, tích cực trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ. "Việc cảnh báo phòng ngừa sai phạm thiếu kịp thời, chưa phát hiện sớm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh, dẫn đến vi phạm kỷ luật đảng, phải chịu hình thức xử lý của Đảng và pháp luật của Nhà nước" - ông Vượng nói.
Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: TTXVN
Loại trừ biểu hiện "thân quen", "cục bộ"
Trong thời gian tới, Thường trực Ban Bí thư đề nghị mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp cần xác định rõ trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị 05, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, các quy định của trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Để chuẩn bị tốt cho Đại hội lần thứ XIII của Đảng, ông Trần Quốc Vượng đề nghị cần chuẩn bị tốt công tác nhân sự. Các cấp ủy, tổ chức đảng đều phải thấm nhuần lời Bác đã căn dặn: "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém mà nên", ""Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"; phải tránh xa để loại trừ những biểu hiện "tư duy nhiệm kỳ", "cục bộ", "thân quen", "nể nang, dễ dãi" khi lựa chọn nhân sự cấp ủy cho nhiệm kỳ mới.
Ông Vượng đề nghị cần thực hiện thật tốt Kết luận số 55 của Ban Bí thư siết chặt kỷ luật, kỷ cương, thực hiện nghiêm các quy chế, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ. "Kiên quyết không đề xuất, quyết định những nhân sự vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; phẩm chất, năng lực hạn chế, sợ trách nhiệm, "dĩ hòa vi quý", thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, "cục bộ", "lợi ích nhóm", tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; có biểu hiện "chạy chọt", vận động, tranh thủ lẫn nhau" - ông Vượng nói.
Song song đó, cần tập trung khắc phục, giải quyết dứt điểm, triệt để những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm. Từng địa phương, cơ quan, đơn vị và mỗi cá nhân phải có chương trình, kế hoạch thật cụ thể, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phải tạo được phong trào chuyển biến thực sự theo gương Bác. Cần phải tiết kiệm từ việc nhỏ nhất như văn phòng phẩm, điện nước, xăng xe, đi máy bay, tiết kiệm các việc tiêu dùng cá nhân... theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước. "Những năm gần đây, theo chỉ thị của Tổng bí thư, khi tổ chức các chuyến đi của Tổng bí thư, Văn phòng Trung ương tổ chức đi xe chung cho các phó ban, chứ không có việc mỗi đồng chí một xe. Việc này hiện nay thực hiện tương đối tốt. Chúng ta tới một cơ sở mà đoàn xe dài dằng dặc rất là phản cảm. Chúng ta cần chú ý việc này" - ông Vượng nói.
TP.HCM luôn cùng cả nước, vì cả nước
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay trong thực hiện Chỉ thị 05. Ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, cho biết nhìn lại kết quả 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và chính quyền TP luôn cầu thị, phấn đấu vươn lên, khắc phục những sai sót, khuyết điểm.
Theo ông Quang, TP luôn quan tâm nâng cao chất lượng sống của người dân, càng khó khăn, vướng mắc càng phải lắng nghe dân, dựa vào dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bên cạnh đó là phát huy truyền thống năng động, sáng tạo của người dân TP, không ngừng phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức để trưởng thành. "TP.HCM tiếp tục cùng cả nước, vì cả nước. Đó chính là tình cảm, trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP trong việc thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh" - ông Quang nói.
Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực TP Hà Nội, cho biết cùng với việc chú trọng biểu dương các tấm gương điển hình tiên tiến từ địa phương, cơ sở, những việc làm nhỏ bình dị mà cao quý, có sức lan tỏa lớn, các đơn vị của TP đã kịp thời phê bình, uốn nắn những nhận thức sai trái, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức lối sống.
Theo bà Hằng, từ năm 2018, việc thực hiện Chỉ thị 05 của Đảng bộ TP Hà Nội đã gắn với nâng cao tinh thần trách nhiệm cán bộ, công chức, triển khai đồng bộ việc đánh giá cán bộ, công chức hằng tháng; lấy việc thực hiện Chỉ thị 05 là một trong những tiêu chí để đánh giá cán bộ.
Học Bác trở thành công việc thường xuyên, ý thức tự giác
Báo cáo sơ kết ba năm thực hiện Chỉ thị 05, ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cho biết thời gian qua toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, từng bước đưa việc học tập, làm theo Bác thành công việc thường xuyên, ý thức tự giác, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng địa phương, đơn vị.
Qua đó đã góp phần tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đấu tranh đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và những biểu hiện của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
TÁ LÂM
Theo PLO
Bồi dưỡng cán bộ quy hoạch cấp chiến lược của Đảng Ngày 6-8, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho 95 đồng chí cán bộ được quy hoạch vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước dự lễ khai giảng. Ảnh: TTXVN Lớp bồi dưỡng diễn ra trong thời gian...