Phải mất 6 tháng tốn kém để phát triển vắc-xin ngừa vi-rút Corona
Theo ông Sergej Kraevoj, thứ trưởng y tế Nga, phải mất ít nhất 6 tháng và nhiều tiền để phát triển vắc xin ngừa chủng mới của vi rút Corona đang lan rộng ở Trung Quốc và lây sang các nước khác.
Một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi bùng phát dịch – Ảnh: Reuters
Theo Ivzestija, chủng mới của vi rút Corona gây bệnh viêm phổi ở Trung Quốc đã nhiễm cho 571 trường hợp, trong đó, số người chết đã tăng gần gấp đôi, từ 9 người ngày 22.1 lên 17 người ngày 23.1 và có tin vi rút đã xâm nhập vào Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.
Trong khi Tổ chức Y tế Thế giới đang triệu tập một cuộc họp khẩn cấp thì ngay lập tức,Trung tâm hoạch định chiến lược của Bộ y tế Nga tuyên bố phải mất 6 tháng và nhiều tiền để phát triển vắc xin ngừa chủng mới của vi rút Corona. Đây phải là một trong những mục tiêu ưu tiên của ngành y tế Nga, bởi vì hành vi tiếp theo của vi rút là không thể đoán trước được. Ông Sergej Kraevoj, thứ trưởng y tế Nga cho biết các đồng nghiệp ở Trung Quốc đang hỗ trợ để có được vật liệu sinh học.
Vị quan chức này tin rằng sự phát triển của một loại thuốc sẽ mất tới 3 tháng, tuy nhiên, toàn bộ chu trình tạo ra vắc xin, bao gồm tất cả các nghiên cứu, có thể mất ít nhất 6 tháng. Ông Sergej Kraevoj tin rằng cần các khoản tiền đầu tư ” đáng kể” và ” đầu tư tiền” là cần thiết.
Các chuyên gia vi rútTrung Quốc bày tỏ lo ngại về sự khởi đầu của đợt lây lan thứ ba của vi rút, do thực tế là nhiễm trùng được phát hiện ở những người thân của một trong những bệnh nhân đã chết và ở những nhân viên bệnh viện đã tiếp xúc với nạn nhân.
Video đang HOT
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Chủ động chống dịch nCoV từ bệnh viện
Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi do vi rút Corona mới (nCoV) có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai đã chủ động sẵn sàng mọi kế hoạch phòng chống dịch bệnh, triển khai quy trình sàng lọc, cách ly và điều trị cho người nhiễm. Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch, yêu cầu tất cả các đơn vị tăng cường khâu giám sát, phát hiện sớm.
Bệnh viện Bạch Mai tiến hành sàng lọc bệnh nhân kỹ lưỡng ngay từ khi tiếp nhận tại Khoa Cấp cứu A9.
GS, TS Ngô Quý Châu, Phó giám đốc Phụ trách điều hành Bệnh viện cho biết, ngày 21-1, Ban chỉ đạo chiến dịch đã họp lần thứ hai để rà soát lại toàn bộ công việc và quy trình theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế. "Với phác đồ được Bộ Y tế ban hành, bệnh viện yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện sớm. Bệnh nhân viêm phổi nặng được thăm hỏi kỹ càng các yếu tố dịch tễ, cách ly, điều trị kịp thời. Chúng tôi chuẩn bị phương tiện bảo hộ và phòng cách ly. Khi phát hiện tại đơn vị sẽ cách ly tại chỗ, hội chẩn và chuyển bệnh nhân tới đơn vị chuyên về chăm sóc điều trị bệnh nhân này", GS Châu cho biết.
Ban Giám đốc bệnh viện cũng đã chỉ đạo các khoa giám sát tình hình dịch bệnh và cập nhật thường xuyên, đề nghị các bác sĩ quan tâm yếu tố dịch tễ khi tiếp nhận người bệnh. Tại Khoa Hồi sức tích cực - nơi tiếp nhận điều trị cho các bệnh nhân viêm phổi nặng, thở máy đã chuẩn bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị, phòng cách ly để tiếp đón bệnh nhân.
PGS, TS Nguyễn Văn Chi, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, người dân không nên lo lắng và quá căng thẳng vì Việt Nam chủ động đẩy lùi được dịch. "Tại khoa Cấp cứu A9 chúng tôi có chương trình kiểm soát bệnh dịch, trong đó bệnh nCoV. Những bệnh nhân sốt sẽ đưa vào phòng cách ly, sàng lọc và đưa vào Trung tâm truyền nhiễm. Bệnh nhân trong nhóm nghi ngờ được chăm sóc, cách ly, kiểm soát tốt nhất, tránh ảnh hưởng tới bệnh nhân khác. Chúng tôi cũng chuẩn bị rất kỹ lưỡng, với nhóm bệnh dịch được chăm sóc thế nào và nhóm không bệnh dịch được chăm sóc như thế nào để người bệnh yên tâm điều trị", PGS Chi chia sẻ.
PGS, TS Nguyễn Văn Chi, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ thông tin.
Tại Bệnh viện Phổi Trung ương, theo Phó Giám đốc Vũ Xuân Phú, hiện mọi công tác chuẩn bị ứng phó với dịch bệnh đã được bệnh viện triển khai sẵn sàng. Những trường hợp sốt, có vấn đề về hô hấp sẽ được các bác sĩ khai thác yếu tố dịch tễ để sàng lọc các triệu chứng của người bệnh, đưa vào cách ly nếu có yếu tố nghi ngờ.
Ngày 22-1, trước tình hình bệnh viêm phổi cấp đang diễn biến ngày càng phức tạp tại Trung Quốc, Bộ Y tế Việt Nam đã ra chỉ thị yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona (nCoV) mới.
Bộ Y tế yêu cầu Cục Y tế Dự phòng thường xuyên cập nhật thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, mạng lưới văn phòng đáp ứng khẩn cấp khu vực ASEAN. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị y tế tăng cường giám sát dịch bệnh tại cửa khẩu, cơ sở y tế, cộng đồng; tổ chức giám sát chặt chẽ bằng máy đo thân nhiệt từ xa, quan sát tình trạng sức khỏe đối với các hành khách nhập cảnh từ thành phố Vũ Hán và vùng có dịch; phát hiện sớm, cách ly và xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, không để bệnh lây lan ra cộng đồng; triển khai kế hoạch đáp ứng phòng, chống bệnh viêm phổi cấp với ba tình huống diễn biến dịch bệnh tại các địa phương, đơn vị y tế.
Bộ Y tế yêu cầu Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chỉ đạo, đôn đốc tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trong hệ thống điều trị từ Trung ương đến địa phương tăng cường giám sát để cách ly ngay các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Cùng với đó, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur cần đẩy mạnh các hoạt động chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn cho các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tăng cường giám sát, điều tra dịch tễ, lẫy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm bảo đảm an toàn sinh học, chất lượng mẫu bệnh phẩm, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm mắc tại các cửa khẩu, cộng đồng và tại các cơ sở khám, chữa bệnh để thực hiện cách ly, xử lý sớm.
Theo Bộ Y tế, các bệnh viện phải chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng khu vực cách ly, phân khu điều trị, thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân. Từ đó, thực hiện nghiêm kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế khi thăm khám sàng lọc, chăm sóc, điều trị các trường hợp nghi ngờ hoặc mắc bệnh do chủng nCoV mới.
Các bệnh viện được tăng cường phòng chống dịch nCoV.
Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch đáp ứng với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng nCoV mới, sẵn sàng triển khai các hoạt động theo ba tình huống trong kế hoạch của Bộ Y tế, tăng cường cường truyền thông trong các cơ sở khám, chữa bệnh; đẩy mạnh thực hiện giám sát viêm phổi nặng do virus, giám sát dựa vào các sự kiện tại các cơ sở khám, chữa bệnh, cộng đồng để phát hiện sớm các chùm trường hợp mắc viêm phổi, các trường hợp mắc viêm phổi nặng, lấy mẫu xét nghiệm xác định các tác nhân gây bệnh nhằm đáp ứng nhanh khi dịch bệnh bùng phát.
Liên quan đến tình hình dịch bệnh mới nổi, hiện nay, dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona ở Trung Quốc diễn biến vô cùng phức tạp. Đến hết ngày 22-1, Trung Quốc ghi nhận 541 trường hợp mắc, trong đó có 15 nhân viên y tế bị lây nhiễm, 17 trường hợp tử vong. Không chỉ Trung Quốc, nhiều quốc gia cũng đã phát hiện ca bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của Corona.
Theo Nhân dân
Dịch viêm phổi lạ ở Trung Quốc có thể liên quan tới loại virus mới WHO khẳng định cần thêm những thông tin toàn diện hơn để xác định chính xác loại mầm bệnh gây ra dịch bệnh, và cho rằng một biến thể mới của virus corona có thể là nguyên nhân. Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images) Dịch viêm phổi lạ bùng phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc thời gian gần đây có thể...