Phải lòng nước Nga
Nếu một lần đặt chân tới nước Nga, đừng bỏ qua cơ hội trải nghiệm những hành trình dài trên tàu đi qua những cánh rừng đầy hoa dại.
Con sông Volga mênh mông đôi bờ sóng vỗ hay những buổi chiều yên bình bên dòng Neva ngắm thuyền bè qua lại.
Một cửa hàng búp bê Matrioska
“Hai nghìn”-gã thanh niên giơ 2 ngón tay ra dấu cho tôi về số tiền phải trả. Tiền được thanh toán trước và khách sau đó được dẫn lên một căn áp mái chỉ chừng 12m2. Một “ông Tây” to đùng đang ngủ ngon lành mặc kệ vị khách mới đến. Vẫn còn một chiếc ghế sofa nhỏ nhưng vừa đủ nằm. Chủ nhà cung cấp thêm cho khách một chiếc gối và chăn mỏng. Tôi đã trải qua đêm đầu tiên ở Kaliningrad như vậy, với chiếc balo đè dưới đầu, chân đạp lên chiếc va-li quần áo, passport và ví cất trong người sau 2 lớp áo và 1 vòng chăn quấn.
Hai nghìn rúp là số tiền khá đắt cho một “căn phòng” có tiện nghi như thế ở Nga dù dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ đang khá đắt vì rơi vào thời điểm World Cup. Tôi đã ở trong những chiếc “dorm” có giá chỉ khoảng 500 nghìn đồng ở Moscow hay Saint Petersburg. Graffiti L Hostel, chiếc “dorm” tôi được một cô bán hàng quần áo đặt giúp ở Saint Petersburg khá lịch sự và rộng rãi, cách trạm tàu điện ngầm và đại lộ Nevsky Prospekt hoa lệ chỉ dăm bước chân.
Du khách nước ngoài ở St Petersburg
Ở Saint Petersburg, giá phòng nghỉ, khách sạn bình dân đã tăng lên hơn gấp đôi gần trước thời điểm diễn ra trận đấu giữa Anh và Bỉ tại vòng bảng (ngày 28/6/2018) nhưng cũng rớt xuống tầm đấy chỉ 1 ngày sau khi trận đấu kết thúc, khoảng độ 200 nghìn đồng. Khi các CĐV rút đi, có thể cảm nhận được cảnh thanh bình trở lại trên những con phố Kaliningrad như vốn dĩ nó vẫn thế.
Tôi phải chịu mức giá đắt hơn bình thường bởi thời điểm tìm ra căn hộ trên đã tầm 3h sáng, sau khi lái xe taxi đã lòng vòng nhiều lần và tìm sai địa chỉ một lần. Sự tự tin khi đã trải qua hơn một tuần đầy thú vị từ Moscow tới Kazan rồi Saint Petersburg rất an toàn khiến tôi có phần chủ quan không đặt khách sạn trước khi lên đường và cũng quên mất một chi tiết, khi chuyển từ Saint Petersburg tới Kaliningrad, thời gian đã lệch thêm 1 múi giờ. Nước Nga rộng lớn luôn biết cách làm du khách đi hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.
Đó không phải trải nghiệm đáng nhớ duy nhất của tôi trong hành trình hơn nửa tháng tại Nga ở World Cup 2018 với 10 ngày chuẩn bị cho mọi thứ và khoản “ngân sách” khá eo hẹp trong ví.
Kaliningrad đã “chiêu đãi” cho vị khách phương xa những món quà thực sự hào phóng: không khí lễ hội sôi động trên sân vận động nơi diễn ra trận đấu Anh-Bỉ, những CĐV cuồng nhiệt của hai đội bóng, cảnh quan tươi đẹp ở khu làng chài bên đảo Kant, những quả đào dẹt ngon nhất trên biển Svetlogorsk. Tôi đã không lỡ dịp thử cái lạnh biển Baltic và cầm về một gói nhỏ hổ phách vụn làm quà của một nhân viên bảo vệ tại đây kèm lời chúc may mắn.
Video đang HOT
Kaliningrad có vị trí đặc biệt khi tách khỏi lãnh thổ đất liền của Nga, nằm lọt trong châu Âu, ngăn cách với Nga bởi các nước vùng Baltic. Văn hóa, kiến trúc nơi đây là sự giao thoa của châu Âu với nước Nga truyền thống, tạo nên những giá trị rất riêng biệt.
Nước Nga đã nỗ lực tối đa để tổ chức tốt Word Cup 2018 như sự đáp trả cho những ý kiến chê bai của truyền thông phương Tây. Tại 12 thành phố đăng cai các trận đấu, rất dễ để nhận được sự hỗ trợ của các tình nguyện viên, có khả năng nói tiếng Anh khá tốt.
Từ trung tâm Kaliningrad, bắt tàu với giá vé 2 chiều chỉ khoảng 70 nghìn, du khách có thể tận hưởng cái lạnh của biển Baltic giữa mùa hè, cát mịn và những con đường nhỏ xinh, sạch đẹp ở Svetlogorsk. Thay vì tập trung vào các trận đấu, tôi khai thác nhiều hơn các khía cạnh văn hóa, đời sống riêng của nước Nga.
Ở Saint Petersburg, nhân viên một cửa hàng lưu niệm trên đại lộ Nevsky Prospekt đã dành khoảng nửa tiếng để chia sẻ với tôi lịch sử gắn liền với con búp bê Matrioska, món quà có trong hành lý bất kỳ du khách hay CĐV nào đến Nga.
Những bà cụ ở Kazan
Một con búp bê Matrioska đắt giá thường được làm từ bàn tay nghệ nhân thực thụ, với màu sắc, nước sơn, hình vẽ đẹp tới từng chi tiết nhỏ. Chỉ riêng gỗ để chế tác nên một con búp bê như vậy có thể phải làm trong thời gian 2 năm, đảm bảo sản phẩm không chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi nóng, lạnh của thời tiết.
Nghệ nhân sẽ ký tên để khẳng định sản phẩm của mình. Một con búp bê như vậy có thể lên tới vài triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng thay vì chỉ vài trăm nghìn đồng như ở các khu chợ trời Moscow hoặc bến xe, trung tâm mua sắm vốn phần nhiều vật liệu được chuyển từ Trung Quốc sang.
Có một nước Nga hồn hậu
Tôi giật mình tỉnh dậy khi anh bạn người Nga cùng khoang tàu gõ nhẹ vào chân, chỉ ra phía cửa sổ. Bên ngoài, con sông Volga trải dải mênh mông. Con tàu chở tôi từ Moscow đã gần tới Kazan, thành phố vạc sôi bên bờ Volga. Tôi chợt nhớ tới những tác phẩm văn học Nga từng đọc đi đọc lại nhiều lần thời sinh viên: Người con gái viên đại úy, Đêm trước, Cha và con, Đất vỡ hoang, Chiến tranh và Hòa bình… Đó là những Mikhail Solokhov, Lev Tonstol, hay Ivan Turgenev và Puskin. Nước Nga vĩ đại tạo nên những con người vĩ đại.
Tôi đã phải trả 500 rúp tiền taxi cho một quãng đường chỉ vài chục rúp nếu đi bằng xe buýt dọc theo đại lộ Nevsky Prospekt (Saint Petersburg) vì muốn trải nghiệm loại phương tiện này ở Nga.
Có thể đọc được trên internet những cảnh báo về tình trạng chặt chém của tài xế taxi ở những thành phố lớn như Moscow hay Saint Petersburg. Trên thực tế, tàu điện ngầm, xe buýt hay tàu điện là những phương tiện hữu ích ở Nga. Khách có thể sử dụng Yandex, một phần mềm tương tự grab để đảm bảo an toàn hơn.
Nhưng đấy cũng là trải nghiệm tiêu cực duy nhất trong những ngày của tôi tại nước Nga. Trong cả dặm dài còn lại, nước Nga thực sự khiến một vị khách phương xa như tôi phải lòng. Ngày đầu tiên tới Saint Petersburg, tôi đã được một cô gái trong cửa hàng quần áo ở Nevsky Prospekt đặt hộ khách sạn, và chỉ dẫn tới tận nơi.
Trên con tàu từ Kazan đi Saint Petersburg, tôi được hai nhân viên phục vụ nhà hàng ăn trên tàu tặng một bữa sáng miễn phí thịnh soạn khi đã “đóng vai” nhân viên phục vụ, rửa thìa, dĩa cho nhà hàng buổi tối trước đó. Đấy có lẽ là bữa ăn ngon nhất, khiến cho cả hành trình gần 10 ngày còn lại trở nên vô cùng hứng khởi, vui vẻ.
Chị Vân, một người quen của tôi tại Việt Nam đã ở Nga hơn 30 năm và có nhà ở ngoại ô Moscow cho biết, các nhóm cực đoan, “đầu trọc” ở Nga từng là nỗi lo lắng của người Việt. Nhưng đa phần người Nga đều hồn hậu và với tình hình chính trị-kinh tế dần ổn định sau những năm 90, nước Nga trở nên an toàn hơn.
Thiên nhiên hùng vĩ, nền kiến trúc, văn học, lịch sử… đồ sộ của nước Nga luôn có sức quyến rũ với bất kỳ du khách nào. Tôi cũng hiểu vì sao nhiều người quen của mình từng học tập hoặc lao động ở Nga nhiều năm đều luôn kể về Nga với những hoài niệm đẹp, lưu giữ hình ảnh nước Nga trong tim dù bao năm đã qua.
Xem loạt ảnh của nhà báo Mỹ mới hiểu tại sao người nước ngoài 'phải lòng' Việt Nam
Nhà báo Mỹ Kat Kruise đã dùng chính máy ảnh của mình để ghi lại những bức ảnh về đất nước hình chữ S với một vẻ đẹp chân thực, gần gũi thậm chí có chút bí ẩn.
Kat kay Kat Kruise, tên đầy đủ là Kat Kruise McMillin, là nhiếp ảnh gia, nhà báo người Mỹ, hiện đang làm trong lĩnh vực sức khỏe, thực phẩm chức năng và nghiên cứu phát triển bền vững thị trường. Cô sở hữu tài khoản instagram với hơn 18,3 ngàn lượt theo dõi, đã chụp và đăng tải thật nhiều những tấm ảnh về Châu Á, nhất là Việt Nam - đất nước mà cô đã phải lòng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Chân dung của Kat Kruise- Ảnh: katkruise.com
Sinh ra và lớn lên ở Chicago, Mỹ nhưng Kat lại có hơn 4 năm sinh sống tại Châu Á. Vốn có sở thích đi khám phá đó đây, Kat luôn muốn tận dụng mọi thứ để có được những trải nghiệm cuộc sống tuyệt vời nhất. Cùng với chiếc máy ảnh trong tay, cô đã đi đến nhiều nơi trên thế giới, ghi lại thật nhiều những khung cảnh tại nơi cô ghé thăm, như một cách để ghi nhớ kỉ niệm cho chính mình, và Việt Nam là một trong những điểm đến đó.
Một góc Ninh Bình- Ảnh: @kat.km
Điều bất ngờ là Kat không chỉ tạm dừng tại nơi đây như những địa danh khác mà cô đã phải lòng nơi này. Những nhộn nhịp nơi đường phố, những thú vị trong nếp sống suy nghĩ của người dân địa phương, vô vàn những khác biệt trong cuộc sống so với nước Mỹ phồn hoa nơi sinh ra cô, và Kat biết cô muốn dừng chân tại Việt Nam lâu hơn chút nữa, để tìm hiểu về đất nước và con người nơi đây, và để củng cố thêm tình yêu của mình với dải đất hình chữ S này.
Dạo một vòng quanh instagram(kat.km_) hay blog cá nhân của Kat, không khó để nhận ra cô gái này đang dành cho Việt Nam một tình cảm sâu đậm thế nào. Thế nhưng những bức ảnh của Kat lại luôn có sự khác biệt. Bằng những tone màu trầm tối, những bức ảnh chụp nụ cười của một cụ già, một hành động ngẫu nhiên tại một cây xăng bất kì, hay khung cảnh chợ nổi miền Tây vào buổi sớm,... khiến chúng ta, cho dù có là người Việt hay không, cũng đều phải trầm trồ trước một Việt Nam khác lạ, đời thường và bình dị đến như vậy.
Chợ nổi miền Tây qua máy ảnh của Kat- Ảnh: @kat.km
Còn bây giờ, hãy thử ngắm nhìn thêm nhiều những bức ảnh khác mà Kat đã chụp về Việt Nam:
Nụ cười của những em bé tại Phú Quốc- Ảnh: @kat.km
Biển Phú Quốc- Ảnh: @kat.km
Chiều mưa ở Việt Nam- Ảnh: @kat.km
Một bức ảnh ngẫu nhiên mà Kat chụp một đôi vợ chồng ngày Tết - Ảnh: @kat.km
Một sớm trên chợ nổi Cái Răng Lênh đênh trên vùng sông nước mênh mông, lắng nghe thanh âm náo nhiệt ở các thuyền ghe, xì xụp tô hủ tiếu nóng hổi là những trải nghiệm khó quên ở chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ). Trời sáng rồi, ta đi chợ nổi thôi 5h30 sáng, khi mặt trời rót những tia nắng nhẹ xuống làn nước mênh mang, tôi bắt...