Phải làm gì khi nghi ngờ tác dụng phụ nghiêm trọng sau tiêm vắc xin Covid-19?
Khi tiêm vắc xin Covid-19, mọi người sẽ được yêu cầu ngồi chờ khoảng 30 phút, đặc biệt là người có tiền sử bị dị ứng nặng.
Trong một số ít trường hợp, tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xuất hiện nhiều giờ sau đó.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ lưu ý sau khi tiêm các mũi tăng cường vắc xin Covid-19, các tác dụng phụ có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài giờ, thậm chí vài ngày. Các tác dụng phụ này được xem là bình thường vì hệ miễn dịch đang phản ứng với vắc xin, theo chuyên trang về sức khỏe Healthline (Mỹ).
Khi thấy dấu hiệu của các tác dụng phụ nghiêm trọng, người tiêm vắc xin Covid-19 cần phải được điều trị y tế ngay lập tức. Ảnh SHUTTERSTOCK
Sau khi tiêm vắc xin, mọi người sẽ được yêu cầu ở lại điểm tiêm khoảng 30 phút. Khi cảm thấy có bất cứ dấu hiệu nào bất ổn nào với cơ thể, người được tiêm phải báo ngay cho bác sĩ tại điểm tiêm.
Điều mà các bác sĩ lâm sàng quan tâm nhất sau khi tiêm vắc xin là sốc phản vệ. Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính và có khả năng đe dọa tính mạng. Nguyên nhân gây sốc phản vệ thường là do thực phẩm, thuốc hoặc vết đốt côn trùng. Một số ít trường hợp hiếm hoi sốc phản vệ là do tiêm vắc xin.
Với vắc xin Covid-19, 71% sốc phản vệ xảy ra trong vòng 15 phút sau khi tiêm. Với một người không bị dị ứng với thuốc, chưa từng sốc phản vệ, đặc biệt là không bị phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin mũi đầu tiên thì nguy cơ bị sốc phản vệ ở những mũi tiếp theo là rất thấp.
Tiêm mũi 3 là vắc xin Pfizer, có tác dụng phụ gì?
Theo CDC Mỹ, có 4 tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin Covid-19 là sốc phản vệ, viêm cơ tim, hội chứng Guillain-Barré và huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).
Trong đó, hội chứng Guillain-Barré là tác dụng phụ hiếm gặp gây viêm tự miễn ở nhiều dây thần kinh. Triệu chứng đặc trưng là yếu cơ, đau nhói, cảm giác kiến bò, kim châm ở ngón tay, ngón chân, đi không vững, rối loạn bàng quang, đại tràng. Trong trường hợp bị huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu, người mắc sẽ hình thành cục máu đông ở một số nơi như mạch máu não, phổi và các cơ quan nội tạng khác. Triệu chứng thường gặp là nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, đau ngực, khó thở, xuất hiện các vết bầm tím màu da và chảy máu mũi, xuất huyết kết mạc.
Khi thấy các tác dụng phụ này, người mắc cần phải đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức. Các tác dụng phụ khác như sốt, mệt mỏi, đau cơ, buồn nôn, nhức đầu dù là nhẹ nhưng sau vài ngày vẫn không khỏi, thậm chí nặng hơn thì cũng cần gặp bác sĩ ngay, theo Healthline.
Việt Nam có tiêm vaccine Sinopharm cho trẻ nhỏ?
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay trên thế giới có 4 nước sử dụng vaccine bất hoạt Sinopharm để tiêm cho trẻ em.
Hiện ở Việt Nam, trẻ từ 12-17 tuổi đang được tiêm vaccine Pfizer.
Trong phiên chất vấn ngày 10/11, trước câu hỏi của đại biểu Quốc hội về cơ sở khoa học nào để Việt Nam tiến hành tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em? Liệu vắc xin có gây vô sinh, gây đột biến như thông tin đồn thổi, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trả lời: "Tôi khẳng định lại mọi vaccine Việt Nam sử dụng là an toàn. Chúng tôi cũng tham khảo WHO trước khi sử dụng vaccine cho trẻ em".
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho học sinh ở Đà Nẵng (Ảnh: Khánh Hồng).
Theo đó, trước khi quyết định tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi, Việt Nam đã trao đổi với WHO, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, CDC Hoa Kỳ, các nhà khoa học... cho phép tiêm vaccine phòng Covid-19 với công nghệ mRNA cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.
Bộ trưởng Y tế cho biết, hiện trẻ em 12-17 tuổi tại Việt Nam đang được tiêm vaccine Pfizer. "Cơ chế tác động của vaccine này, khi vào cơ thể không xâm nhập vào hệ gen, chỉ xâm nhập vào bào tương, kết hợp tạo ra kháng thể, không có sự xâm nhập trực tiếp của vaccine vào các ADN nên các ý kiến cho rằng việc tiêm gây đột biến, gây ảnh hưởng sinh sản WHO, FDA khẳng định không ảnh hưởng, nhưng chúng ta tiếp tục theo dõi", ông Long nói.
Việc tiêm vaccine này cho trẻ đã triển khai tại gần 40 nước, quốc gia, cách làm cũng tiêm từ lứa tuổi cao xuống thấp, ở nhóm có bệnh lý nền.
Về vaccine bất hoạt của Sinopharm hiện có 4 nước áp dụng tiêm cho trẻ nhỏ hơn, đánh giá an toàn cho trẻ. Nếu có sử dụng cho trẻ em, Việt Nam cũng sẽ tham vấn ý kiến của WHO trước khi sử dụng.
Về hiệu quả của vaccine phòng Covid-19, phát biểu tại Quốc hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết tiêm vaccine vẫn sẽ lây nhưng sẽ chậm đi, đặc biệt dù mới tiêm một mũi tỷ lệ nhiễm nặng sẽ thấp đi. "Hiện Bộ Y tế đang đánh giá, nhưng từ thực tế tại Bình Dương, Phú Thọ, tôi thấy dù tiêm một mũi vaccine, tỷ lệ bệnh nhiễm nặng rất thấp. Điều này cho phép chúng ta bình tĩnh hơn sau khi tiêm vaccine. Với trẻ nhỏ hơn 12 tuổi chỉ tiêm khi WHO khuyến nghị", Phó Thủ tướng nói.
Hơn 620.000 trẻ TP HCM đã tiêm vaccine Covid-19 629.604 trẻ 12-17 tuổi đã được tiêm vaccine Covid-19 Pfizer sau 8 ngày triển khai, trong đó 54 trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm đều được xử lý kịp thời và ổn định. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), ngày 5/11, trong số này có 246.478 trẻ 16-17 tuổi, 383.126 trẻ 12-15 tuổi. Ngày 4/11, thành phố triển...