Phải làm gì khi bỗng dưng bị vay tiền trên facebook?
Đang dùng mạng xã hội (facebook), nhiều người ngỡ ngàng khi nhận được những tin nhắn hỏi vay tiền, đề nghị chuyển tiền từ những nick của người thân, người quen biết với thái độ gấp gáp. Nhiều người cả tin đã thực hiện ngay và đã trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội.
Ngày 21.5, thông tin từ công an tỉnh Thái Bình cho biết, cơ quan này đã khởi tố bị can đối với một trường hợp về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các nạn nhân trên địa bàn tỉnh này.
Cụ thể, ngày 14.5, cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) công an tỉnh Thái Bình ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Quang Luật (1998, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Luật được xác định đã có hành vi đánh cắp mật khẩu mạng xã hội facebook của người khác, sau đó ra tay lừa đảo chiếm đoạt hàng chục triệu đồng.
Về diễn biến vụ việc, theo công an tỉnh Thái Bình, từ tháng 3.2018 đến nay, Phòng Cảnh sát hình sự công an tỉnh này liên tiếp nhận được đơn của công dân trình báo về việc bị một số đối tượng chiếm đoạt quyền sử dụng facebook của bạn bè, người thân và thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Lê Thị Ngần (Vũ Vinh, huyện Vũ Thư, Thái Bình) là một nạn nhân của chiêu trò tinh vi này.
Theo trình báo của chị Ngần, khoảng 8 giờ 30 ngày 7.3.2018, chị nhận được tin nhắn qua “messenger” từ nick facebook “Thanh Xuân” của con gái là Trần Thị Xuân đang du học tại Nhật Bản đến nick facebook “Thuỷ Ngần” của mình.
Tin nhắn được gửi tới chị với nội dung cần chuyển 54 triệu đồng vào tài khoản Nguyễn Văn Linh tại ngân hàng ViettinBank, chi nhánh Vĩnh Phúc để thanh toán tiền mua 30 Man Yên Nhật.
Rất nhiều người đã bị lấy cắp mật khẩu tài khoản mạng xã hội (facebook) và sử dụng vào nhiều mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. (Ảnh: Dân sinh)
Video đang HOT
Sau khi nhận được tin nhắn, chị Ngần đã chạy vạy lo đủ 54 triệu và chuyển vào tài khoản trên, đồng thời chụp lại ảnh và gửi vào nick facebook của con gái thì nhận được yêu cầu chuyển tiếp 54 triệu.
Nghi ngờ việc bất thường, chị Ngần đã liên lạc lại nhưng không được. Đến khoảng 13 giờ cùng ngày con gái chị Ngần gọi video lại qua nick facebook trên, qua trao đổi thì được biết nick facebook đã bị người khác chiếm quyền sử dụng nhắn tin để lừa đảo chiếm đoạt 54 triệu đồng.
Biết mình đã là nạn nhân của một vụ lừa đảo, chị Ngần nhanh chóng ra ngân hàng rút lại số tiền đã chuyển thì được thông báo toàn bộ tiền đã bị rút.
Ngay sau khi nhận được trình báo, công an tỉnh Thái Bình đã lập kế hoạch điều tra xác minh làm rõ. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an đã phát hiện và triệu tập Bùi Quang Luật để điều tra làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại cơ quan CSĐT, Luật khai nhận do cần tiền tiêu xài, nên đã nảy sinh ý đồ chiếm đoạt tài sản này.
Theo đó, khoảng cuối tháng 2.2018, Luật vào trang facebook cộng đồng người Việt Nam lao động, học tập ở nước ngoài, dò tìm ngẫu nhiên các mật khẩu và thực hiện hành vi chiếm đoạt quyền sử dụng các nick facebook để lừa đảo.
Đối tượng Luật và số tiền chiếm đoạt được của chị Ngần. (Ảnh: CA Thái Bình)
Bằng phương thức trên, Luật đã chiếm đoạt được nick facebook “Đức Tiến” hiện đang làm việc ở Nhật Bản. Sau đó, Luật đóng vai “Đức Tiến” nhắn tin với nick facebook “Nguyễn Văn Linh” nhờ “Linh” mở một tài khoản ngân hàng, đăng ký dịch vụ Internet Banking (dịch vụ điều khiển các hoạt động giao dịch của tài khoản ngân hàng thông qua số điện thoại), mục đích để chuyển tiền về cho gia đình ở Việt Nam.
Có được tài khoản mang tên Nguyễn Văn Linh, Luật tiếp tục dò tìm và thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt 54 triệu đồng của chị Ngần.
Luật đã bị cơ quan CSĐT công an tỉnh Thái Bình khởi tố điều tra ngay sau đó.
Cũng theo khuyến cáo từ công an tỉnh Thái Bình, để tránh trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo qua mạng xã hội, tin nhắn… người dân cần đề cao cảnh giác và hãy bỏ qua những tin nhắn rác, tin nhận quà…
Đặc biệt, không nên tiết lộ địa chỉ, số điện thoại, ngày sinh và tên tuổi thật của mình trên các trang mạng xã hội; không bấm vào các đường link lạ, những trang không rõ nguồn gốc.
Không trao đổi thông tin quan trọng như mật khẩu email, thông tin tài khoản ngân hàng … qua tin nhắn trên các trang mạng xã hội và điện thoại…
Đáng chú ý, với những trao đổi mua bán, chuyển tiền cần phải trực tiếp và cần có những xác thực thông tin cụ thể, rõ ràng. Khi có số điện thoại lạ gọi đến yêu cầu chuyển tiền, hoặc giao dịch không rõ ràng…thì thông báo ngay cho công an để xác minh làm rõ.
Theo Danviet
Một phụ nữ bị lừa gần 2 tỷ đồng vì mắc bẫy "lính Mỹ" qua Facebook
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hưng Yên đã tiếp nhận đơn và khẩn trương tổ chức điều tra, xác minh trình báo của một bị hại về việc bị lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 1,9 tỷ đồng.
Nguyên đơn trong vụ việc này là chị Minh (trú ở TP.Hưng Yên). Theo tường trình, chị Minh thông qua Facebook đã kết bạn với một người bạn nước ngoài, với tài khoản là "Samuel Darko", tự xưng là lính Mỹ đang tham chiến tại chiến trường Trung Đông.
Đối tượng đã sử dụng Facebook này để lừa chiếm hơn 1,9 tỷ đồng của chị Minh.
Sau thời gian tâm sự, chuyện trò, chị Minh được Darko bày tỏ tình cảm, thổ lộ sẽ đến Việt Nam để kết hôn và sẽ đầu tư tiền cho chị. Để tạo lòng tin, Darko nói đã gửi về cho chị Minh quà và số tiền 2,5 triệu USD để chị giữ, đầu tư kinh doanh.
Chừng 10 ngày sau đó, có hai phụ nữ người Việt Nam gọi điện thoại cho chị Minh, tự xưng là nhân viên hải quan sân bay Tây Sơn Nhất, thông báo có kiện hàng từ nước ngoài gửi về với nhiều đồ vật có giá trị và lượng ngoại tệ lớn. Tuy nhiên, chị Minh muốn nhận quà và tiền sẽ phải nộp chi phí vận chuyển và thuế hải quan. Không chút nghi ngờ, trong vòng 20 ngày, chị Minh đã đi vay mượn rồi 5 lần chuyển tổng số hơn 1,9 tỷ đồng qua nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau do hai "nhân viên hải quan" cung cấp.
Nhưng chờ đợi nhiều ngày sau đó, cô gái nhẹ dạ không thấy quà và tiền của bạn gửi về, và kể từ đó cũng không liên lạc được với Darko.
Theo Cơ quan điều tra, trường hợp mắc bẫy lừa như chị Minh không hề hiếm. Có rất nhiều phương thức, thủ đoạn mà đối tượng lừa đảo thực hiện. Trong đó, nhiều nạn nhân chúng nhắm đến là những người có người thân ruột thịt đang lao động ở nước ngoài.
Lợi dụng hình thức liên lạc qua Facebook, các đối tượng đã "hack nick" của những người đang lao động ở nước ngoài, nghiên cứu cách nói chuyện của họ rồi nhắn tin vào tài khoản của người nhà rằng đang cần gấp một số tiền, từ đó nhờ người nhà chuyển tiền vào một tài khoản do đối tượng cung cấp.
Tinh vi hơn, các đối tượng tiếp tục "hack Facebook" của một người khác để nhờ bạn bè, người thân mở hộ một tài khoản ngân hàng nhưng đăng ký giao dịch theo số điện thoại do đối tượng cung cấp.
Sau khi có tài khoản, các đối tượng sẽ yêu cầu người nhà của người đang lao động ở nước ngoài chuyển tiền vào tài khoản đó rồi sử dụng các dịch vụ Internet Banking hoặc Mobile Banking để rút tiền. Số tiền các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt chỉ dao động vào khoảng từ 25 đến 30 triệu đồng cho phù hợp với các lý do các đối tượng đưa ra như mua hàng gửi về, gia hạn visa...
Điều đặc biệt là các đối tượng đã nghiên cứu rất kỹ cách nói chuyện trên Facebook giữa nạn nhân với người nhà nên đã bắt chước cách nói chuyện, khiến người nhà không hề nghi ngờ.
Theo T.M (ANTĐ)
Suýt "bay" hàng chục triệu đồng vì cú lừa qua Facebook Công an huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức bàn giao số tiền 28,8 triệu đồng cho chị Lý (SN 1989, trú tại thị trấn Tiên Yên) - nạn nhân mắc bẫy lừa của tội phạm lợi dụng Facebook. Thông tin cho biết, ngày 20.11.2017, khi sử dụng bằng điện thoại, chị Lý đã trò chuyện với một người đàn bà...