Phải làm gì khi bạn không thích gia đình của người ấy?
Không phải ai cũng may mắn có mối quan hệ tốt với gia đình của nửa kia vì nhiều lý do.
Nếu bạn là một trong số những người đang cảm thấy việc quen biết và tạo dựng một mối quan hệ tốt với các thành viên trong gia đình của người ấy là nỗi sợ hãi thì đừng bỏ qua những bí quyết hữu ích chỉ ra những điều cần phải làm khi bạn không hòa hợp gia đình của người ấy.
1. Nói với nửa kia về việc này
Đây là một trong những điều quan trọng nhất cần làm khi bạn không thích gia đình của người ấy. Hãy nói với nửa kia về điều khiến bạn không thích họ. Đó có thể là do gia đình người ấy có thói quen phớt lờ bạn hoặc bởi vì họ cảm thấy bạn không hợp với người ấy.
Bất kể đó là lý do gì, hãy cho nửa kia của bạn biết về điều bạn không thích gia đình họ sẽ giúp loại bỏ được những nguy cơ hiểu lầm và cảm giác đau khổ.
2. Cố gắng dành được cảm tình của gia đình người ấy
Dành thời gian quý giá với ai đó bạn không thích có thể là việc khó khăn. Nhưng nếu sẵn lòng muốn phát triển một mối quan hệ tốt đẹp với gia đình nửa kia, bạn có thể lên kế hoạch một vài ý tưởng để lôi kéo bạn thân vào các hoạt động này.
Bạn có thể tổ chức đi dã ngoại hoặc đi xem biểu diễn xiếc. Bạn cũng có thể đến thăm gia đình nửa kia một hoặc hai lần mỗi tháng. Để bản thân thấy thoải mái, bạn có thể rủ nửa kia tham gia vào những việc bạn làm. Bằng cách này, bạn sẽ có khoảng thời gian tuyệt vời bên họ.
3. Thiết lập ranh giới thích hợp
Thiết lập một số ranh giới hợp lý luôn luôn là một điều nên làm. Chẳng hạn, nếu mẹ của nửa kia luôn luôn kiểm soát mối quan hệ và áp đặt lòng tin và quan điểm lên bạn, hãy nghĩ đến việc lập ra một số ranh giới.
Video đang HOT
Để cho gia đình của người ấy biết những ranh giới này khi bạn muốn tìm kiếm sự giúp đỡ của họ. Hơn nữa, nếu họ đang gây phiền phức cho chuyện tình cảm giữa bạn và nửa kia, bạn có thể trao đổi về ranh giới đã thiết lập.
4.Tử tế và lịch sự với gia đình nửa kia
Cần hiểu rằng bạn không bao giờ có thể lấy được lòng gia đình của người ấy bằng sự tức giận và lòng thù hận. Cách tốt nhất để giành được tình cảm của họ và có mối quan hệ thân mật với gia đình người ấy là cần tử tế và lịch sự.
Hãy cố gắng cư xử với thái độ nhẹ nhàng ngay cả khi bạn không thích họ chút nào. Cách cư xử lịch sự và tử tế sẽ giúp bạn tạo dựng được lòng tin khiến gia đình của nửa kia xem bạn là người tốt.
5. Cố gắng làm quen với văn hóa và truyền thống gia đình của nửa kia
Một trong những lý do tại sao bạn và gia đình nửa kia không có mối quan hệ tốt có thể là do bạn không quan tâm đến thói quen và truyền thống của họ. Hãy cố gắng thể hiện sự quan tâm thành thật đến văn hóa gia đình của họ. Bạn có thể cố gắng học ngôn ngữ của họ hoặc tìm hiểu sở thích nấu ăn của gia đình người ấy…
Cách này không chỉ giúp bạn gây ấn tượng mà còn giúp loại bỏ sự tiêu cực giữa bạn và gia đình nửa kia.
6. Ca ngợi nỗ lực của các thành viên
Đây là một điều khác bạn có thể làm để có được mối quan hệ tốt với các thành viên trong gia đình của người ấy. Dù có thể không cảm thấy họ đang làm điều tốt cho bạn nhưng ca ngợi sự nỗ lực trong công việc và thành quả của họ là điều tốt.
Hãy để các thành viên trong gia đình nửa kia cảm thấy bạn là người tích cực. Cách này giúp bạn gây ấn tượng với những thành viên quan trọng và gia đình của người ấy.
7. Tặng quà để gây ngờ
Đây là một bí quyết khác cũng hữu ích bạn có thể áp dụng khi không thích gia đình nửa kia. Để nửa kia cảm thấy hạnh phúc khi thấy bạn có mối quan hệ tốt với gia đình của mình, bạn có thể tặng họ một vài món quà bất ngờ. Bạn có thể mua quà kỷ niệm ngày cưới của bố mẹ người ấy hoặc mua quà vào bất cứ dịp lễ nào đó.
8. Tránh nói xấu bất cứ thành viên nào
Ngay cả khi bạn không thể tạo được mối quan hệ tốt với gia đình nửa kia thì việc nói xấu người khác cũng không bao giờ là điều tốt đẹp. Nói xấu có thể gây phiền toái cho nửa kia của bạn, khiến người ấy nghĩ bạn là người xấu. Hơn nữa, điều này cũng tạo ra sự bất hòa ngày càng lớn giữa bạn và người ấy.
Thay vì nói sau lưng họ, bạn có thể nói trực tiếp với người yêu về việc bạn không hòa hợp với gia đình người ấy hoặc nói trực tiếp với các thành viên./.
Cần "cục sạc" năng lượng
Chính thời gian giãn cách đã khiến con người "lớn" hơn, biết suy ngẫm về cuộc sống, về đối nhân xử thế, biết nghĩ về tương lai.
Sau mùa "giãn cách xã hội", thành phố dần trở lại nhịp điệu cũ, người ta ra đường cảm giác tự tin hơn vì được sống, sinh hoạt trong một môi trường an toàn, đó còn là cảm giác của bao nhiêu ngày trói chân trong nhà, tự bảo vệ mình bằng những kiến thức về phòng dịch cũng là cách mỗi người chung tay vào công cuộc phòng chống dịch bệnh chung.
Nhiều người cho rằng, chính thời gian giãn cách đã khiến con người "lớn" hơn, biết suy ngẫm về cuộc sống, về đối nhân xử thế, biết nghĩ về tương lai. Từ bây giờ, trong những kế hoạch đời người, cần phải phòng bị những sự cố không mong muốn xảy ra như thiên tai, dịch bệnh... một khoản tiền phòng thân, phòng khi xui rủi con người mới nhận ra tự nạp năng lượng cho mình để không bị hẫng trong cuộc chạy đua cơm áo đường dài là điều thực sự cần thiết.
Thời công nghệ số, con người bị lệ thuộc bởi các thiết bị, từ một đứa trẻ biết nhận thức cho đến người già, ai cũng cần cục sạc bên mình. Không chỉ một, mà phải đến vài cục sạc, một vật mà cách đây khoảng hai mươi năm, không phải ai cũng biết đến nó.
Mất hay hỏng cục sạc là phải mua ngay. Đi du lịch quên mang cục sạc coi như bó tay. Trước khi trả phòng ra về, mọi người thường nhắc nhau: "Nhớ đừng quên cục sạc nhé!".
Điểm lại, một người bình thường có bao nhiêu cục sạc? Trừ điện thoại, hầu như ai cũng có máy ảnh, laptop, máy nghe nhạc, iPad, sạc pin dự phòng, đèn sạc để bàn, loa bluetooth... Con người lệ thuộc cục sạc như một nhu cầu ăn uống hàng ngày làm nên thói quen.
Một người chụp ảnh nghiệp dư có sở thích du lịch có bao nhiêu cục sạc? Điện thoại, máy ảnh (có thể) hai đến ba cái, tất nhiên là hai, ba cục sạc kèm theo, sạc pin dự phòng cho điện thoại, pin dự phòng cho máy ảnh, sạc laptop, sạc iPad... Tài xế xe du lịch giờ đây cũng hiểu ý khách hàng, trên xe nào cũng có nhiều đầu cắm tương thích các loại điện thoại, máy ảnh... để phục vụ khách cần sạc nhanh.
Từ đó, một tiêu chí quan trọng cho khách chọn lựa khi mua thiết bị điện tử là thời gian sử dụng pin. Trên các quảng cáo cũng ưu tiên tiêu chí này.
Ở các nơi công cộng, để thuận tiện cho khách, ngoài wifi còn có chỗ sạc điện thoại, và đó là một trong các tiêu chí thu hút khách hàng. Dịch vụ luôn đi theo nhu cầu của con người, phục vụ con người nhằm tạo sự thoải mái cho khách.
Rất dễ dàng thấy sự khó chịu, bứt rứt của con người khi một trong các thiết bị số hết năng lượng. Đang nói chuyện điện thoại bàn công việc quan trọng, điện thoại bỗng "tút tút" báo sắp hết pin, chỉ nhiêu đó thôi mà ý tưởng vụt trôi qua mất vì đầu óc bị nhiễu. Những điều lo lắng nhỏ hay những bất tiện nhỏ làm hỏng việc lớn là vì thế.
Người ta nói vui, từ khi có điện thoại di động, số lần nói dối của con người tăng lên rất nhiều. Vợ sốt ruột vì khuya rồi mà chồng chưa về, gọi điện thoại thì ò í e không liên lạc được. Cha mẹ gọi con cái không được... Chồng, con cái không muốn nghe điện thoại, tắt di động để rồi sau đó với lý do chính đáng là điện thoại hết pin... Những việc tưởng nhỏ nhặt nhưng đôi khi gây chiến tranh lạnh giữa vợ chồng vì không tin nhau (điện thoại hết pin chẳng hạn).
Một cô vợ kể, chồng có tính hay ghen. Bởi yêu anh, cô chấp nhận lấy nhau; hiểu ý chồng nên cô ý tứ tránh xáo trộn gia đình. Một lần đi họp lớp, cô đã "xin" chồng từ cả tháng trước, chiều chuộng chồng để được việc mình. Bạn bè gặp nhau vui quá, ăn xong kéo đi karaoke. Hôm ấy, cô chụp hình đưa lên Facebook và online trả lời bình luận của bạn bè hơi nhiều nên điện thoại hết pin. Cô chủ quan đã xin phép chồng rồi nên chắc anh không gọi.
Tuy nhiên, rủi sao, con trai cô chơi nhà ngoại bị chảy máu cam, không cầm được. Mẹ gọi cho cô không được, hoảng quá mới gọi cho chồng cô. Tất nhiên với tính đa nghi, chồng cô đâu dễ tin điện thoại cô hết pin.
Có người còn mạnh miệng kết luận, gia đình nào cũng ít nhất một lần cãi nhau vì chuyện sạc pin điện thoại hay điện thoại hết pin.
Một điều dễ thấy là con người lệ thuộc vào cục sạc cho các thiết bị cá nhân như vậy. Điện thoại hết pin mà không có cục sạc là thấy ngày... vô nghĩa, thế nhưng hầu như ít ai chú ý việc sạc năng lượng cho bản thân, cho mối quan hệ gia đình.
Sáng đi sớm, tối mịt mới về, ăn vội qua quýt rồi ngủ để sáng hôm sau tiếp tục cuộc hành trình cơm áo. Cha mẹ nhiều khi bận bịu quá quên mất con cái cũng cần sạc năng lượng là những cuộc trò chuyện, tâm sự, chia sẻ. Vợ/chồng ai cũng có khoảng trời riêng với những trang mạng cá nhân, mải chăm chút vào đó mà quên mất người bên cạnh mỗi ngày nghĩ gì, cần gì, chờ đợi gì... Quên mất tình cảm cũng cần phải sạc năng lượng... Ngày tháng cứ thế trôi, đến khi giật mình nhìn lại, mọi thứ quá muộn để bắt đầu.
Qua mùa giãn cách, vợ giật mình hiểu ra điều này; chồng cũng nhận ra cần thay đổi nếu không muốn ranh giới ngăn cách vô hình trở thành có thật; cha mẹ bất chợt suy nghĩ về một câu góp ý thẳng thắn của con; con lâu nay trách cứ cha mẹ không hiểu mơ ước của con, bây giờ ngẫm lại mới thấy cha mẹ cũng có mơ ước về mình...
Qua mùa giãn cách, mọi người cảm thấy yêu thương nhau hơn, hiểu ra việc nạp năng lượng là cần thiết và luôn luôn phải có.
Lấy phải chồng vô dụng vì không tìm hiểu kỹ Tôi và anh quen nhau được hai năm thì cưới. Anh hơn tôi 10 tuổi. Mẹ giục quá nên cưới chứ tính tình anh này tôi không thích. Tôi cũng không hề muốn lập gia đình nên khi quen không tìm hiểu kỹ. Thêm nữa, lại nghĩ anh yêu tôi nhiều thì lấy vợ về sẽ thay đổi. Cưới được hơn ba năm...