“Phải giảm biên chế, không thể hoãn tăng lương”
Nhiều Đại biểu Quốc Hội cho rằng, không thể trì hoãn thêm việc tăng lương hết năm nay qua năm khác. Nếu không làm cho người lao động có đời sống bảo đảm để tái sản xuất sức lao động thì không thể thành công.
Thảo luận tại chiều 21/10, các ĐBQH cho rằng, không thể trì hoãn thêm việc tăng lương hết năm nay qua năm khác. Mức lương tối thiểu của cán bộ công chức không phải 3 triệu đồng/tháng mà phải là 10 triệu đồng/tháng mới đảm bảo cuộc sống.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên có cuộc trao đổi bên hành lang Quốc hội với đại biểu Bùi Sỹ Lợi (đoàn Thanh Hóa), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Thưa đại biểu, theo báo cáo của Chính phủ, do dự trữ ngân sách nước ta hiện rất thấp, không có nguồn để chi cho việc điều chỉnh tăng lương năm 2015. Vậy quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Tiền lương là một trong những nhân tố làm tăng năng suất lao động.Trong lúc năng suất lao động của nước ta đang ở mức thấp, đầu tư cho tiền lương cũng chính là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển.
Nhìn lại giai đoạn 10 năm qua, Việt Nam đã 7 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu nhưng bản chất lương tối thiểu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động như mục tiêu đề ra.
Ở khu vực doanh nghiệp, mức lương tối thiểu vùng hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Lộ trình cải cách tiền lương đã có. Tôi cho rằng Chính phủ, Quốc hội cần phải nghiên cứu, tính toán để tìm ra cơ chế hoặc cách nào đó, tạo nguồn dành nâng lương cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động, làm sao tiền lương đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Video đang HOT
Khó khăn đến mấy cũng phải cố gắng cải thiện đời sống người lao động. Hơn nữa, giải quyết được vấn đề này còn góp phần giải quyết được nhiều vấn đề xã hội khác. Tăng lương sẽ hạn chế tham nhũng tiêu cực của một bộ phận cán bộ, viên chức hành chính.
Thưa đại biểu, theo lý giải của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do ngân sách nhà nước hiện rất khó khăn, không bố trí được ngân sách cải cách tiền lương. Với tư cách là một đại biểu Quốc hội ông nghĩ sao về lý do mà lãnh đạo Bộ Tài Chính đưa ra?
Nói lý do không thể cân đối thu chi, ngân sách khó khăn nên không tăng lương, theo tôi chưa thuyết phục.
Đúng là hiện nay ngân sách của ta rất là thấp, đồng thời rất nhiều công trình cần phải đầu tư xây dựng cơ bản để đảm bảo quốc kế dân sinh, rồi vấn đề xóa đói giảm nghèo để phát triển bền vững…, chiếc bánh ngân sách có hạn nhưng khoản phải chi ra thì rất nhiều.
Dù vậy, chi cho việc điều chỉnh lương cũng cần phải được xem là khoản chi ưu tiên. Tái cơ cấu nền kinh tế mà không tái cơ cấu nhân lực, không bù đắp đủ chi phí cho con người, không làm cho con người có đời sống bảo đảm để tái sản xuất sức lao động thì không thể thành công được.
Theo đại biểu, giải pháp nào giúp tăng lương cho người lao động?
Về giải pháp, theo tôi, nếu ngân sách quá khó khăn, không thể tăng lương dàn trải được có thể tính toán tăng lương cho một số nhóm lao động khó khăn.
Điều quan trọng hơn, muốn có nguồn để chi tăng lương phải cải cách bộ máy hành chính, giảm nhẹ biên chế, phân định rõ khu vực công chức nhà nước, khu vực hành chính sự nghiệp… trong đó, tập trung cải cách tiền lương cho nhóm hành chính công, còn các đơn vị sự nghiệp hành chính phải theo tinh thần tự chủ, tự cải cách lương.
Xin cảm ơn đại biểu!
Theo Khampha
Cần giảm biên chế, chứ không thể hoãn tăng lương
Một số đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương theo lộ trình cho cán bộ công chức, hưu trí và người có công để bảo đảm đời sống.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển, đối với việc tăng lương tối thiểu, một số ý kiến đề nghị cần bố trí kinh phí để tăng lương tối thiểu theo lộ trình để bảo đảm đời sống cho một bộ phận người nghỉ hưu và cán bộ công nhân có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, trong bối cảnh ngân sách Nhà nước còn khó khăn, bộ máy hành chính còn cồng kềnh, năng suất lao động còn thấp, do đó đề nghị cân nhắc để phù hợp với khả năng cân đối ngân sách.
Đa số ý kiến đồng ý với phương án của Chính phủ trong việc sử dụng số dư nguồn cải cách tiền lương 14 nghìn tỷ đồng nhưng đề nghị Chính phủ hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng Luật ngân sách Nhà nước, chỉ dùng để trả nợ và chi cho đầu tư phát triển.
Ngoài ra, Uỷ ban Tài chính Ngân sách cũng đề nghị, năm 2015, Chính phủ cần tăng cường quản lý không để xảy ra tình trạng phụ thu, lạm bổ vốn đã xảy ra ở một số địa phương. Đồng thời, tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi không cần thiết, trong đó không bố trí kinh phí cho mua sắm trang thiết bị đắt tiền; giảm mạnh chi cho khánh tiết, hội nghị, hội thảo, chi cho khởi công, khánh thành các công trình.
Tiến độ tăng lương không bắt kịp trượt giá.
Bày tỏ trước Quốc hội, đại biểu Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam băn khoăn khi năm 2015 có thể chưa điều chỉnh lương từ ngân sách. Theo ông Hải, cần giảm cán bộ công chức để tăng tiền lương; quan trọng là khắc phục tham nhũng và giảm đội ngũ công chức có tiền lương cao nhưng làm việc kém hiệu quả.
Lý giải một trong những nguyên nhân không thể tăng lương, đại biểu Nguyễn Văn Minh (đoàn TPHCM) cho biết do tinh giản biên chế chậm.
"Năm 2015 nói không tăng lương thì ai bảo đảm đến năm 2016 có chắc tăng không? Phải tinh giản biên chế, bố trí đúng người, đúng việc chứ nay quá cồng kềnh, thậm chí còn đòi tăng biên chế", đại biểu Minh nói.
Theo ông Minh, cần thiết phải tăng lương tối thiểu theo lộ trình để đảm bảo đời sống của cán bộ công chức, muốn vậy thì phải tiết kiệm chi tiêu.
Đại biểu Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Quốc hội TPHCM lại nhấn mạnh đến mức độ của việc tăng lương. Bởi nếu chỉ tăng lương thêm 100.000 đồng thì không giải quyết được gì, không chống được tham nhũng, không tuyển được người giỏi.
Ông Lịch cho rằng, nếu cứ duy trì bộ máy chính quyền địa phương 3 cấp với tất cả ban bệ, hệ thống như hiện nay thì "vô phương tăng lương, không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy". Không giải quyết được vấn đề này thì đừng nghĩ đến việc tăng lương, nâng cao phúc lợi với dân. Và theo đó, nếu không tăng lương thì đừng bao giờ hy vọng thu hút được một lực lượng cán bộ viên chức là thành phần tinh hoa.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm bày tỏ, nếu chỉ nhìn vào con số tăng GDP 5,8% hay 6,2% thì không phản ánh được chất lượng phát triển kinh tế.
Theo bà Tâm, giữa báo cáo và thực tiễn hiện còn có khoảng cách, cần phải lý giải và tìm biện pháp khắc phục. Bà Tâm nói: "Quốc hội ngồi họp rất tốn thời gian và tốn ngân sách. Vậy cuối cùng làm được cái gì? Tôi rất lo niềm tin của người dân, nếu người dân nhìn vào cách mình nói, cách mình làm".
Bởi theo bà, ta cứ nói tăng trưởng trở lại, nhưng cân đối ngân sách năm 2015 cực kỳ khó khăn. Điều này phản ánh một phần qua việc không đủ tiền thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, với khoảng 40 nghìn tỷ đồng.
Trước đó, báo cáo trước Ủy ban Thường vụ sáng 9/10 về tình hình thực hiện thu chi Ngân sách Nhà nước và tình hình kinh tế, xã năm 2014 và năm 2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay: Do ngân sách năm 2015 còn nhiều khó khăn, bội chi lớn, chi trả nợ tăng cao, chưa bố trí được nguồn để điều chỉnh tiền lương cơ sở.
Bày tỏ ý kiến tại phiên thảo luận, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: "Năm 2014 đã hoãn tăng tiền lương cơ sở rồi, năm 2015 cũng không thể bố trí ngân sách để tăng lương. Như vậy, dư luận băn khoăn về vấn đề này? Và nếu tăng lương thì tiền ở đâu?".
Chia sẻ về quan điểm ngân sách không có tiền để tăng lương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, Bộ Tài chính không nên nói "cứng" là không tăng lương mà cần phải tính toán thêm cách nào đó hay không? Xem thu và chi của chúng ta hiện nay có cân đối hay không?
"Không tăng lương đối với cán bộ công chức thì có thể hiểu được vì họ đã có thu nhập, còn không tăng lương đối với những người được hưởng lương hưu, đối tượng trợ cấp xã hội thì các đồng chí phải xem xét lại", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Nguyễn Hiền
Theo Dantri
Kinh tế chưa thể tăng trưởng cao, khó tăng lương trong 1-2 năm tới Kỳ họp trước, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình "ướm" trước với Quốc hội về những khó khăn có thể ảnh hưởng đến lộ trình tăng lương tối thiểu. Báo cáo lại vấn đề tại kỳ họp thứ 8 này, ông Bình thừa nhận, chưa thể bố trí đủ nguồn cải cách tiền lương trong 1-2 năm tới. Nhận định này thể...