Phải giải quyết dứt điểm 58 điểm ngập
UBND TP yêu cầu Viện nghiên cứu phát triển thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo quốc tế “Thực trạng và giải pháp chống ngập nước tại TPHCM” ngay trong tháng 12/2014, nhằm giải quyết dứt điểm 58 điểm ngập, trong đó có 31 điểm ở vùng trung tâm.
Đường Hòa Bình (đoạn trước Đầm Sen, quận 11) là điểm ngập ám ảnh người dân thành phố bao năm nay
Theo UBND TP, mục tiêu của thành phố là giải quyết 58 điểm ngập, trong đó có 31 điểm ngập ở vùng trung tâm. Tính đến cuối năm 2013, thành phố đã xóa được 47/58 điểm ngập. Tuy nhiên, trong thời gian qua, thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và thủy văn có diễn biến phức tạp, cho nên đến mùa mưa 2014 đã xuất hiện tái ngập 33 điểm (20 điểm ngập ở vùng trung tâm và 13 điểm ngập ở vùng ngoại vi) và 29 điểm ngập mới do ảnh hưởng thi công và do mưa vượt tần suất.
Video đang HOT
Để tìm ra giải pháp chống ngập, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín có văn bản yêu cầu Viện nghiên cứu và phát triển thành phố chủ trì, phối hợp với sở, ngành và đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề: “Thực trạng và giải pháp chống ngập nước tại TPHCM”, để lấy ý kiến của chuyên gia, kinh nghiệm của các nhà quản lý trong và ngoài nước, ý kiến của nhân dân; báo cáo thành phố trong tháng 12/2014.
Bên cạnh đó, UBND TP yêu cầu Sở GTVT chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan hoàn chỉnh dự thảo về tình hình và giải pháp xóa, giảm ngập nước trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015, trình UBND TP trước ngày 10/12. Trong đó, đề xuất giải pháp và tiến độ thực hiện đến cuối năm 2015 phải cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra. Sở GTVT phải đưa ra giải pháp, kế hoạch triển khai cụ thể cho từng điểm ngập (Giải pháp gì? Thời gian thực hiện? Ai thực hiện và chịu trách nhiệm,…).
Quốc Anh
Theo Dantri
Mặt thảm đường vừa thi công đã phải cắt bỏ: Lỗi do lớp bê tông nhựa?
Sở GTVT tỉnh Hà Tĩnh cho hay, để đảm bảo chất lượng thi công QL 1A đúng thiết kế, chủ đầu tư đã buộc các nhà thầu cắt bỏ, thi công lại hơn 1380m2 thảm bê tông nhựa do không đạt về cường độ.
Trao đổi với PV Dân trí sau bài viết "Mở rộng QL1A: Mặt thảm vừa thi công đã phải cắt bỏ", ông Trần Văn Tùng - Giám đốc Ban Quản lý và Điều hành dự án Sở GTVT, đại diện chủ đầu tư dự án mở rộng QL1A tuyến nam Hà Tĩnh - cho biết, nguyên nhân khiến nhiều vị trí trên tuyến đang thi công bị hằn lún, nứt chân chim không phải lỗi từ nền móng mà là do ảnh hưởng của tình trạng xe quá tải, phần khác là do lớp thảm bê tông nhựa hạt trung chưa đủ kết cấu, còn thiếu một lớp bê tông nhựa 6cm ở trên.
"Có tổng cộng 1.380/748.000m2 (chiếm khoảng 0,19%) của tổng dự án do Sở GTVT Hà Tĩnh làm chủ đầu tư bị hằn lún, đã buộc phải cắt bỏ" - ông Tùng cho hay.
Công nhân công ty CP 482 cắt bỏ những đoạn thảm bị hằn lún tại địa phận xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên (ảnh: Văn Dũng)
Theo ông Tùng, trước hiện tượng nêu trên chủ đầu tư đã yêu cầu các nhà thầu, trong đó có có Công ty CP DVTM 66, Công ty CP 482 cắt sửa lớp bê tông nhựa hạt trung lớp dưới ở những vị trí hằn lún nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. "Hiện các nhà thầu đã xử lý xong. Kiểm tra, đo lại E (cường độ), kiểm tra lại K (độ đầm chặt) thì lớp dưới đã ổn định" - ông Tùng nói.
Cũng theo ông Tùng, do đang trong thời gian thi công nên đương nhiên các nhà thầu phải chịu hoàn toàn mọi chi phí thi công lại những đoạn thảm bị hư hỏng phải cắt bỏ. Riêng phần thảm lớp trên do mọi chỉ tiêu của nhựa polime (vừa được Bộ GTVT phê duyệt cho thay thế bê tông nhựa trước đó-PV) gấp đôi nhựa thường, nên các nhà thầu phải tự bỏ chi phí từ 3-5 tỷ/đơn vị để thi công.
Ông Tùng cho biết, dù các nhà thầu mất thời gian thi công lại số diện tích mặt thảm nêu trên, nhưng tiến độ dự án sẽ không bị ảnh hưởng. Hiện các nhà thầu đang huy động nhân lực máy móc đẩy nhanh thảm lớp trên nhằm đảm bảo kịp tiến độ hoàn tuyến vào ngày 31/12 như Bộ trưởng Bộ GTVT giao.
Văn Dũng
Theo Dantri
Mở rộng QL1A: Mặt thảm vừa thi công đã phải cắt bỏ Vừa được thảm nhựa, chưa kịp đưa vào bàn giao khai thác, mặt thảm tại nhiều gói thầu mở rộng QL1A trên lý trình từ huyện Cẩm Xuyên đi huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã hằn lún, nứt chân chim, buộc nhà thầu phải cào bóc, vứt bỏ. Theo ghi nhận của PV Dân trí, thực trạng chất lượng thi công đáng lo...