Phải dừng nếu ảnh hưởng đến quốc phòng
Bộ Quốc phòng vừa đề nghị tám tỉnh và bộ, ngành liên quan giám sát chặt, thu hồi giấy phép dự án trồng rừng của doanh nghiệp nước ngoài làm ảnh hưởng tới môi trường và quốc phòng, an ninh Việt Nam.
Trước năm 2010, Công ty InnovGreen đã mở đường vào dự án trồng rừng tại xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong, Nghệ An.
Bộ Quốc phòng vừa có văn bản đề nghị tám tỉnh Bình Phước, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum và bộ, ngành liên quan có biện pháp giám sát chặt chẽ các dự án trồng rừng của các doanh nghiệp nước ngoài tại VN.
Văn bản này lưu ý nếu dự án nào làm sai, ảnh hưởng tới môi trường và quốc phòng, an ninh thì phải thu hồi giấy phép. Các dự án được tiếp tục thực hiện phải đảm bảo lợi ích và cuộc sống người dân trên địa bàn và không sử dụng lao động phổ thông là người nước ngoài.
Quảng Ninh nói “không có ảnh hưởng lớn”
Ông Đặng Huy Hậu, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết đã nhận được văn bản của Bộ Quốc phòng về việc yêu cầu địa phương giám sát chặt chẽ các dự án trồng rừng của doanh nghiệp nước ngoài. UBND tỉnh Quảng Ninh đang triển khai nội dung văn bản này đến các sở ngành, UBND các TP, các huyện.
Ông Hậu cho biết tại Quảng Ninh chỉ có một đối tác nước ngoài được làm dự án trồng rừng là Tập đoàn InnovGreen (Hong Kong – Trung Quốc), thuê hơn 3.300ha ở địa bàn các huyện Hải Hà, Tiên Yên, Hoành Bồ và TP Móng Cái để trồng bạch đàn. Từ sau năm 2010 Quảng Ninh chưa cấp phép thêm cho doanh nghiệp nước ngoài nào trồng rừng.
Cũng theo ông Hậu, các sở ban ngành của tỉnh vẫn thường xuyên kiểm tra rà soát để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trồng rừng. Cuối năm 2013, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có quyết định thu hồi khoảng 1.600ha diện tích rừng tự nhiên nằm xen kẽ giao cho InnovGreen quản lý và một số diện tích mà đơn vị này chưa khai thác.
“Hiện InnovGreen chỉ còn đầu tư trồng rừng tại Quảng Ninh khoảng 1.700ha. Chúng tôi vẫn thường xuyên rà soát và đối tác thực hiện khá tốt các quy định, không có ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc phòng cũng như môi trường. Tất cả lao động được sử dụng của dự án cũng là lao động người Việt” – ông Hậu nói.
Video đang HOT
Ông Dương Minh Tuấn, chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh, cho biết diện tích rừng cho phía InnovGreen thuê trước đây là đồi trọc, người dân không đầu tư đã trả lại cho địa phương. UBND các huyện, TP có diện tích rừng cho thuê chịu trách nhiệm quản lý chung, hoạt động khai thác, vận chuyển do phía kiểm lâm của tỉnh kiểm soát và xác nhận.
“Diện tích rừng cho InnovGreen thuê là diện tích đất rừng để sản xuất chứ không phải rừng phòng hộ. Hoạt động đầu tư, kinh doanh của họ cũng phải theo Luật doanh nghiệp của ta. Chúng tôi vẫn rà soát thường xuyên, nếu họ không thực hiện nghiêm sẽ đề nghị UBND tỉnh thu hồi theo quy định” – ông Tuấn nói.
Dự án trồng rừng của InnovGreen tại biên giới Việt Nam – Trung Quốc ở xã Tân Minh (Tràng Định, Lạng Sơn).
Dư luận không đồng tình, nhiều dự án dừng lại
Trao đổi với phóng viên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết về các dự án trồng rừng liên quan đến nước ngoài, trước đây InnovGreen thuê đất trồng rừng tại Quảng Nam, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nghệ An… Sau này có nhiều phản ảnh công ty thuê đất rừng với giá quá rẻ (có địa phương cho công ty này thuê đất rừng trong 50 năm, đến năm 2057 với phí 500 đồng/m2/năm – PV), chi phí thuê nhân công trồng rừng cũng rất rẻ, vùng rừng trồng sát biên giới Việt – Trung hoặc Việt – Lào.
Do dư luận quá ầm ĩ liên quan đến hoạt động trồng rừng và an ninh khu vực biên giới, một số dự án trồng rừng của đối tác nước ngoài đã bị dừng, trong đó có những dự án của InnovGreen. Một trong số đó là dự án của công ty này tại Nghệ An.
Năm 2007, Công ty InnovGreen được UBND tỉnh Nghệ An cấp phép đầu tư trồng rừng với quy mô 60.000ha. Tuy nhiên, sau khi xem xét các khu vực ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, năm 2008 UBND tỉnh Nghệ An chỉ phê duyệt quy hoạch chi tiết vùng nguyên liệu cho dự án của công ty với quy mô 16.848ha trên địa bàn các huyện Quế Phong, Quỳ Hợp, Con Cuông và Kỳ Sơn.
Theo chỉ đạo của tỉnh, trước mắt mới giao 5.000ha để làm mô hình trình diễn trồng rừng cao sản, sản xuất giống, chuyển giao kỹ thuật. Diện tích còn lại sẽ thực hiện theo hình thức liên doanh liên kết với các chủ rừng. Đến nay, diện tích công ty mới được UBND tỉnh quyết định cho thuê là 978ha đất lâm nghiệp để trồng rừng tại xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong. Thời hạn sử dụng đất đến hết năm 2057.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong quá trình Công ty InnovGreen xin đầu tư triển khai dự án đã vấp phải những phản ứng của chính quyền và nhân dân huyện Quế Phong.
Trước đó, Ban chỉ huy quân sự huyện Quế Phong cũng đã có công văn 204 ngày 25-4-2008 quan ngại về dự án này. “Đây là một trong những vấn đề ảnh hưởng rất lớn cho việc xây dựng thế trận quốc phòng – an ninh trong khu vực phòng thủ huyện Quế Phong nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung”. Công văn số 380 ngày 16-3-2009 kiến nghị:
“Không nên cho Công ty InnovGreen thuê đất trồng rừng tại huyện Quế Phong vì trong khi huyện đang tìm nơi tái định cư cho 1.238 hộ (số liệu tháng 2-2009) thuộc hai xã Đồng Văn và Thông Thụ. Dân không có đất trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ và đất sản xuất mình lại cho người nước ngoài thuê là không hợp lý. Hơn nữa hai xã Quang Phong, Cắm Muộn nơi dự án thuê đất dài hạn đúng vào khu vực mỏ vàng”.
Ông Nguyễn Tiến Lâm, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An, cho biết khi Công ty InnovGreen được giao đất rừng tại xã Cắm Muộn thì đến trước năm 2010 họ chỉ mới trồng được vài hecta rừng keo. Đến năm 2010, thực hiện công văn 405/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát lại các dự án cho nước ngoài thuê đất trồng rừng nên tỉnh Nghệ An đã không cho InnovGreen tiếp tục triển khai việc trồng rừng cho đến nay. “Hiện Công ty InnovGreen đã dọn đi không còn người ở tại khu đất cho thuê, vài hecta rừng keo cũng bị trâu bò phá hết” – ông Lâm cho hay.
Nhiều nơi đã làm sai chỉ đạo
Ngoài yêu cầu giám sát, văn bản của Bộ Quốc phòng cũng yêu cầu UBND các tỉnh không cấp giấy phép cho người nước ngoài thực hiện dự án trồng rừng trên những địa bàn nhạy cảm về quốc phòng, an ninh, trên tuyến biên giới đất liền, tuyến đảo, những khu vực địa hình có giá trị quan trọng ưu tiên sử dụng cho nhiệm vụ quốc phòng. Đối với các dự án đã được cấp phép trên những địa bàn này, nếu vi phạm phải thu hồi giấy phép.
Theo Bộ Quốc phòng, thời gian qua tám tỉnh trên đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho tám dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài. Các dự án trồng rừng này có quy mô sử dụng đất rất lớn (khoảng 275.500ha) thuộc địa bàn 38 huyện của tám tỉnh. Quá trình triển khai các địa phương chưa chấp hành ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị (tại công văn số 322-BBk/BCT ngày 1-2-1996) về kết hợp kinh tế với quốc phòng trong quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư chưa lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng (một số địa phương khi rà soát lại mới lấy ý kiến của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ tư lệnh quân khu).
Mặt khác, việc cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất thực hiện dự án trồng rừng với diện tích lớn, có cả xã biên giới, huyện biên giới, xen kẽ với địa hình quan trọng cho nhiệm vụ quốc phòng; một số vị trí nằm trong quy hoạch căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương các cấp thuộc khu vực nhạy cảm về quốc phòng, làm ảnh hưởng đến xây dựng thế trận khu vực phòng thủ.
Theo Tuổi Trẻ
Còn khoảng 300 lao động Trung Quốc tại hai dự án bauxite
Tại dự án Tân Rai, thơi điêm ngày 4/2/2015 chi con 28 lao động Trung Quôc của nhà thầu EPC Chalieco, dự kiến cuối tháng 10/2015 sẽ rút hết về nước. Còn tại dự án Nhân Cơ, còn 280 lao động Trung Quốc trong tổng số 1.993 lao động.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn công tác của Chính phủ kiểm tra tình hình sản xuất, tiến độ triển khai thực hiện dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) - ảnh: Vinacomin
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có chuyến thị sát, kiểm tra tình hình sản xuất, tiến độ triển khai thực hiện dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Tân Rai - Lâm Đồng và Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ tại tỉnh Đắk Nông trong hai ngày 9-10/2.
Theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), từ tháng 10/2013, dự án Tân Rai đã hoàn thành đầu tư xây dựng, chạy thử và đi vào vận hành thương mại. Vinacomin đã giao Công ty Nhôm Lâm Đồng-Vinacomin quản lý vận hành toàn bộ dự án. Năm 2014, dự án sản xuất được 485.000 tấn alumin và kế hoạch cho năm 2015 là 540.000 tấn.
Phần lớn sản phẩm alumin của dự án được xuất khẩu. Hiện tại Vinacomin đã ký hợp đồng bán alumin với 11 khách hàng từ Thụy Sỹ, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông... Trong năm 2014, sản lượng alumin xuất khẩu đạt 490.000 tấn, thu về xấp xỉ 160 triệu USD. Sản phẩm alumin do Nhà máy sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, không có hàng tồn kho.
Bên cạnh đó, Vinacomin cũng đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm alumin và hydroxit nhôm (sản phẩm trung gian của nhà máy alumin) với gần 20 khách hàng trong nước để sử dụng cho các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và hoá chất.
Về dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ, đến nay dự án đã hoàn thành khoảng trên 90% khối lượng công việc và đang gấp rút hoàn thành công tác đầu tư xây dựng với tổng giá trị thực hiện lũy kế từ khi khởi công đến hết tháng 1/2015 ước khoảng 13.426,5 tỷ đồng, tương ứng với 79,8% tổng mức đầu tư của dự án (16.821,8 tỷ đồng).
Về lao động, tại dự án Tân Rai, thơi điêm ngày 4/2/2015 chi con 28 lao động Trung Quôc của nhà thầu EPC Chalieco lam viêc để thực hiện các công tác bảo hành nhà máy alumin, khắc phục một số tồn tại, nghiệm thu, thanh toán hợp đồng; lao động của nhà thầu Chalieco còn hướng dẫn chuyển giao công nghệ cho lao động của dự án Nhân Cơ (theo hợp đồng EPC với dự án Nhân Cơ).
Dự kiến đến cuối tháng 10/2015, nha thâu se hoan thanh công tac bao hanh công trinh va rut hêt lao động vê nươc. Tất cả các lao động nước ngoài tại dự án đều được cấp phép theo đúng quy định.
Tại dự án Nhân Cơ, tổng số lao động hiện nay là 1.993 người, trong đó gói thầu EPC nhà máy alumin có 815 lao động (với lao động Trung Quốc 280 người và lao động Việt Nam 535 người); gói thầu EPC nhà máy tuyển và các gói thầu khác có 790 lao động và Ban quản lý dự án có 388 lao động.
Ban quản lý dự án đã bố trí cho lao động Trung Quốc (của nhà thầu EPC Chalieco và các nhà thầu Trung Quốc khác là thầu phụ cho nhà thầu Chalieo) ở 2 khu vực tập trung gần khu vực nhà máy alumin để thuận tiện cho công tác quản lý. Tất cả các lao động người nước ngoài làm việc tại dự án đều thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam về sử dụng và quản lý lao động người nước ngoài.
Bích Diệp
Theo Dantri
Thử thách dự án Đường sắt Cát Linh 1 tháng, kèm 4 điều kiện Bộ Giao thông Vận tải đồng ý cho các nhà thầu thi công trở lại với thử thách một tháng và phải đáp ứng đủ 4 điều kiện: bảo đảm an toàn giao thông; đủ máy móc, thiết bị; bảo đảm tiến độ và có năng lực tài chính đối với một số hạng mục như: xây dựng trụ trung gian, khu Depot,...