Phải đổi quy trình và huy động hiền tài làm luật
Phải chú trọng chất lượng lấy ý kiến và tiếp thu góp ý cho dự thảo luật, cá nhân hóa trách nhiệm thẩm tra và đổi mới quy trình thông qua dự án luật.
Sự kiện Quốc hội (QH) phải ra nghị quyết tạm dừng hiệu lực của BLHS 2015 do phát hiện hơn 90 lỗi khiến chúng ta phải nhìn lại quy trình lập pháp hiện nay. Theo PGS-TS Đỗ Văn Đại, Trường ĐH Luật TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học pháp lý Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, PGS-TS Đỗ Văn Đại, trước đây từng có nhiều quy định trong một số luật không phù hợp với thực tế đời sống, thậm chí là vô nghĩa, khó hiểu. Sự cố đối với BLHS 2015 lần này một lần nữa cho thấy việc làm luật của chúng ta đang có vấn đề.
“Ở góc độ so sánh, quy trình lập pháp của chúng ta giống nhiều nước nhưng làm từng giai đoạn lại có vấn đề: Từ soạn thảo, lấy ý kiến, thẩm định, thảo luận tại nghị trường đến bấm nút thông qua” – TS Đại nói.
Cài cắm lợi ích nhóm
. Phóng viên: Nhiều người cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do QH thường giao cho các bộ, ngành chủ trì soạn thảo những dự án luật liên quan, hậu quả là họ sẽ gắn “cái tôi” trong đó; ít thời gian chăm chút cho dự thảo; bỏ ngoài tai những ý kiến góp ý… dẫn đến nhiều sai sót. Ông có nghĩ như vậy?
PGS-TS Đỗ Văn Đại: Theo quy định hiện hành, các đại biểu (ĐB) QH có quyền trực tiếp soạn thảo và trình dự án luật cho QH. Chúng ta chưa làm được bởi nhiều lý do khác nhau. Hơn nữa luật do QH thông qua nên việc cơ quan này giao cho các ban ngành soạn thảo dự án luật là chuyện bình thường. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo trình QH xem xét, thông qua nên tiếng nói cuối cùng và quyết định thuộc về các ĐBQH. Nếu các ĐB toàn tâm toàn ý với dự thảo thì chất lượng luật vẫn đảm bảo. Thực tế cho thấy đôi khi họ khá hời hợt nên mới có chuyện phát hiện đến 90 lỗi trong một bộ luật.
Đúng là có sự cài cắm những quy định có lợi cho cơ quan soạn thảo hay đối tượng thuộc sự quản lý của cơ quan soạn thảo. Đây có thể là một dạng lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật, rất nguy hiểm cho lợi ích chung.
Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật. Ảnh: Q.H
Lấy ý kiến: Còn vội vàng, hình thức
. Còn khâu lấy ý kiến góp ý cho dự thảo luật và việc tiếp thu ý kiến đó của cơ quan soạn thảo trước khi trình QH có thực chất và đảm bảo khách quan không, thưa ông?
Video đang HOT
Hầu hết các dự thảo luật đều phải lấy ý kiến chuyên môn để cơ quan soạn thảo tiến hành xem xét, tiếp thu. Tuy nhiên, công đoạn này còn nhiều điểm cần bàn.
Thứ nhất, khâu này khá vội vàng và mang tính hình thức nên những người có chuyên môn cao không có điều kiện thể hiện ý kiến chuyên sâu và đầy đủ. Hậu quả là điều luật bị những lỗi cơ bản như trùng lắp các khoản, điểm…
Thứ hai, đôi khi ý kiến chuyên môn được đưa ra lại mang tính lý thuyết, học thuật quá cao, xa vời thực tế. Nếu những ý kiến này đưa vào luật thì lại phải sửa đổi ngay.
Thứ ba, có khi ý kiến của người làm thực tế hay nhưng không phù hợp với ý chí chủ quan của người chấp bút dự thảo nên không được tiếp thu. Có tình trạng cơ quan soạn thảo và thẩm định ngại lắng nghe những phản biện chuyên môn. Điều này làm cho người có tâm huyết, chuyên môn tự ái. Hậu quả là ý kiến tiếp thu thì bất cập, trong khi ý kiến bị loại thì lại phù hợp.
Mặt khác, có một thực trạng buồn là việc “lobby” nhà chuyên môn. Chẳng hạn, để có sự đồng thuận của họ, cơ quan soạn thảo tổ chức những chuyến “ du lịch chuyên môn” ở trong nước hay nước ngoài. Mục đích là mong có thêm tiếng nói ủng hộ, thậm chí là có được sự im lặng của giới chuyên môn để báo cáo là đa số ủng hộ dự thảo. Lúc này dự thảo luật đã bị tác động bởi những thứ không chuyên môn và yếu tố đa số ủng hộ có vấn đề.
Phải trách nhiệm hóa cá nhân cụ thể
. Được biết ông từng làm tiến sĩ luật học ở Pháp, từng giảng dạy luật ở đây năm năm. Ông có thể chia sẻ những điểm hay trong quy trình lập pháp của Pháp so với Việt Nam?
Để có được một đạo luật, Pháp và Việt Nam có quy trình lập pháp tương đối giống nhau nhưng chất lượng khác nhau.
Cả hai nước đều có khâu chuẩn bị dự án luật và ủy ban liên quan thẩm tra dự án luật (chẳng hạn BLHS 2015 do Ủy ban Tư pháp, BLDS 2015 do Ủy ban Pháp luật) trước khi trình thông qua. Nhưng các báo cáo thẩm tra được công bố ở Việt Nam cho thấy khá chung chung. Tại Pháp, ủy ban này sẽ giao cho một thành viên chuẩn bị báo cáo để ủy ban cho ý kiến. Báo cáo này rất chi tiết cho từng điều luật với những phân tích, lập luận, lý lẽ rất chuyên sâu. Đây có thể được coi là một công trình khoa học chất lượng. Chúng ta nên theo hướng này, cần phải trách nhiệm hóa một cá nhân cụ thể, có chính kiến riêng. Làm tốt được công đoạn này, chất lượng các dự án cao, nghĩa là luật thông qua cũng tốt.
Mặt khác, cả hai nước đều có quy trình thông qua dự án luật tại nghị trường. Nhưng ở Pháp, công đoạn này kỹ hơn vì nó sẽ được thông qua ở Thượng nghị viện rồi ở Hạ nghị viện hoặc ngược lại. Việc hai cơ quan này cùng đầu tư vào việc thông qua dự án luật sẽ làm tăng chất lượng các đạo luật. Đặc biệt các ĐB sẽ thông qua từng điều luật rồi mới thông qua toàn bộ dự án luật. Việc này buộc các ĐB phải xem xét từng điều luật để thấu hiểu, không bỏ sót các vấn đề mà dự thảo đề cập. Chúng ta quy định chỉ có QH thông qua một lần. Vì vậy nên chọn cách thông qua từng điểm, từng chương rồi thông qua toàn bộ dự án hoặc thông qua toàn bộ dự án sau khi nghe đọc toàn văn.
. Vậy chúng ta cần phải điều chỉnh, đổi mới quy trình lập pháp hiện nay để chất lượng các đạo luật được đảm bảo hơn?
Đúng vậy. Ngoài những việc cần cải thiện như đã nói ở trên, tôi nghĩ việc sử dụng hiền tài trong lập pháp là rất cần thiết, bởi quy trình hay nhưng con người dở thì kết quả không tốt. Bởi lẽ làm luật chính là xây dựng những quy định mang tính định hướng cho sự phát triển của xã hội, đất nước. Tôi nghĩ chuyên gia pháp lý không thiếu và họ cũng sẵn sàng tham gia nghiên cứu sâu nếu cơ quan được giao soạn thảo và các ủy ban của QH được giao thẩm định yêu cầu. Cần tạo điều kiện tối đa cho họ góp ý, phản biện các dự án luật trước khi trình QH thông qua.
Nói cách khác, chúng ta cần thay đổi cả quy trình làm luật lẫn việc sử dụng con người vào việc làm luật. Hai yếu tố này luôn cần thiết để có những đạo luật chất lượng, tránh việc vừa thông qua đã phải sửa đổi.
. Xin cám ơn ông.
Ít đại biểu chuyên trách nên nhiều ý kiến chung chung Có ý kiến cho rằng ĐB kiêm nhiệm hiện nay chiếm tỉ lệ đa số trong QH. Do áp lực về thời gian, chuyên môn, ĐB kiêm nhiệm không có thời gian nghiên cứu kỹ các dự thảo luật? Rất khó nói việc kiêm nhiệm của ĐBQH ảnh hưởng xấu tới chất lượng của luật được thông qua. Nhưng phải thừa nhận rằng chất lượng của luật phụ thuộc nhiều vào sự đầu tư của ĐBQH. Họ càng có chuyên môn cao, nghiên cứu kỹ và góp ý xác đáng thì luật càng chất lượng. Tôi đã có cơ hội tham gia vào việc chỉnh lý dự thảo tại QH trong thời gian dài và thấy ĐB đầu tư vào dự thảo luật không thật sự nhiều. Hơn nữa, do không là các ĐB chuyên trách và có chuyên môn cao nên nhiều ý kiến chung chung, chỉ nêu ra được vấn đề, không đưa ra được giải pháp. Vì vậy cần tăng các ĐB chuyên trách.
THANH TÙNG thực hiện
Theo PLO
Xác minh thông tin tàu cá Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam tại Hoàng Sa
Ông Lê Hải Bình - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định như vậy tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 16/7.
Ông Lê Hải Bình nói: "Trong thời gian qua có một số thông tin về việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Ngay khi có những thông tin này, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tích cực xác minh cụ thể các tình tiết để có cơ sở đấu tranh về đối ngoại.
Chúng tôi khẳng định rằng Hoàng Sa và vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tái phán của Việt Nam, đồng thời là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi phản đối mạnh mẽ mọi hành động ngăn cản ngư dân Việt Nam hoạt động trên ngư trường truyền thống của mình".
Nhiều lần tàu cá Việt Nam bị tàu cá Trung Quốc rượt đuổi.
Trước đó thông tin trên nhiều tờ báo cho biết, tàu cá QNg 90559 TS của ngư dân Trương Văn Đức (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bị tàu Trung Quốc đâm chìm, khiến 11 ngư dân rơi xuống biển.
Ngay sau khi nhận được thông tin của ngư dân báo về, ông Phùng Đình Toàn - Phó Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Hội Nghề cá Quảng Ngãi đã có văn bản gửi Hội Nghề cá Việt Nam và các bộ ngành liên quan về việc tàu cá QNg 90559 TS của ngư dân Trương Văn Đức, ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa.
Đây không phải là lần đầu tiên tàu cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, đe dọa và đâm hỏng ngay trong chính vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Vào tháng 5/2012, Trung Quốc còn ra cả lệnh cấm đánh bắt trên biển Đông. Tại điểm đó, ông Lê Hải Bình cũng cho biết: "Chúng tôi kiên quyết phản đối quyết định vô giá trị này. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, phù hợp với các quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982".
Đối với vấn đề, Trung Quốc kêu gọi Philippines từ bỏ nỗ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông trước tòa án quốc tế để đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: "Lập trường của Việt Nam đối với những vấn đề liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982".
Campuchia không đáp ứng thiện chí của Việt Nam
Đối với vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia, ông Lê Hải Bình cho biết, trong các công hàm trao đổi với Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế, Cơ quan phụ trách về Biên giới Campuchia cũng như tại cuộc họp hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp Phân giới cắm mốc tại Phnom Penh từ ngày 6-9/7 vừa qua.
Việt Nam đều đã khẳng định rõ tất cả các công trình Việt Nam xây dựng ở khu vực biên giới trong thời gian qua đều được tiến hành trong phần đất hiện tại đang do phía Việt Nam quản lý. Điểm 8, Thông cáo Báo chí chung Việt Nam - Campuchia ngày 17/1/1995 quy định "Hai bên thỏa thuận, trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới, thì duy trì sự quản lý hiện nay; không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới; giáo dục, không để nhân dân xâm canh, xâm cư và cùng nhau hợp tác giữ gìn an ninh, trật tự biên giới".
"Việt Nam đã tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận giữa hai nước về việc quản lý biên giới trong quá trình phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia", ông Bình khẳng định.
Để tỏ thiện chí và nhằm tạo thuận lợi cho công tác phân giới, cắm mốc đang ở vào giai đoạn then chốt hiện nay, tại công hàm ngày 6/7/2015 gửi Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia và tại cuộc họp hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc.
Việt Nam đã chính thức đề nghị phía Campuchia cùng cam kết "không xây dựng công trình trong phạm vi 100m tính từ đường quản lý thực tế về mỗi bên tại các khu vực chưa phân giới, cắm mốc hoặc chưa hoàn thành hoán đổi theo Bản Ghi nhớ về việc điều chỉnh đường biên giới trên bộ đối với một số khu vực tồn đọng giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia ký ngày 23/4/2011 (MOU). Nhưng rất tiếc phía Campuchia không đáp ứng đề nghị thiện chí đó của phía Việt Nam.
Ngọc Quang
Theo giaoduc
Báo Nông Thôn Ngày Nay mang đến nhiều niềm vui Tôi là một cán bộ Hội ND thường xuyên tham gia viết tin, bài cho báo Nông Thôn Ngày Nay. Thông qua việc cộng tác với tờ báo "Sát cánh cùng nông dân Việt" đã mang đến cho tôi nhiều niềm vui. Quê tôi là địa phương miền trung du, nơi khởi phát phong trào ND Tây Sơn hồi thế kỷ XVIII. Ở...